Tôi đi… đẻ: Bỡ ngỡ đẻ lần đầu
Sản phụ ngày nay ngoài việc quyết định sinh mổ hoặc sinh thường còn có thể chọn bác sĩ mát tay đỡ đẻ để mong cho con một tương lai hanh thông, êm đẹp.
Từ khoảng tháng thứ năm của thai kỳ, hầu hết thai phụ đều lo chọn bệnh viện hoặc đăng ký bác sĩ để việc sinh đẻ không bị động – Ảnh: Trung Du
Lúc đầu, tôi đi khám ở bệnh viện (BV) phổ thông như nhiều phụ nữ khác. Tuy nhiên, mỗi lần đi khám đợi rất mất thời gian, chưa kể nhiều người cảnh báo BV đông người nên nguy cơ nhiễm vi rút cúm rất cao, mẹ bầu lại không thể uống thuốc nên phải tuyệt đối giữ gìn. Vì thế, tôi đâm lo và chọn một phòng khám tư uy tín ở Q.10, TP.HCM để thăm khám, không phải chen chân chờ đợi.
Gần đến tuần thứ 30, tôi bắt đầu nghĩ đến việc tìm BV khi sinh. BV tư chi phí sinh đẻ khá cao, khi có biến chứng lại chuyển về các BV chuyên sản. BV Từ Dũ luôn trong tình trạng quá tải, phòng dù đăng ký sớm nhưng nếu vào những ngày cao điểm cũng không còn. Nhiều người khuyên tôi chọn BV Hùng Vương bởi ở đây dù đông nhưng nếu đăng ký sớm sẽ có phòng. Hơn nữa, bà bầu khi sinh ở BV Hùng Vương sẽ được ở cùng gia đình đến tận lúc sinh mà không phải “cách ly” ở phòng chờ sanh như BV Từ Dũ…
Tìm… bà đỡ, sinh thường hay mổ ?
Khi chỉ còn hơn một tháng là tới ngày dự sinh, tôi được người thân làm trong ngành y hướng dẫn tìm bà đỡ phù hợp cho con: “Thai con trai thì việc tìm người đỡ không quá kén vì lựa người tài, dù có đào hoa một chút cũng không sao. Tuy nhiên, nếu mang thai con gái rất nên chọn một bà đỡ mát tay, cho con gái cái đón tay đầu đời sẽ giúp con có được cuộc sống êm đềm và sự nghiệp hanh thông”.
Nghe tư vấn, tôi đề xuất vài vị bác sĩ nổi tiếng định bụng sẽ nhờ đỡ đẻ. Phân vân một hồi, người thân phân tích: “Bác sĩ C. từng học ở Pháp về, giỏi thì rất giỏi nhưng đường tình duyên lận đận. Bác sĩ H. dù tốt, thường đỡ cho người quen của cô nhưng cũng khá đào hoa…; con gái mà gặp phải đàn ông đào hoa như vậy thì có khi sẽ khổ…”, rồi cô gợi ý: “Bác sĩ Thảo nghiêm túc, điềm đạm, có cuộc sống rất êm đềm… Nếu được bác Thảo đỡ sẽ rất tốt”. Vậy là tôi chuyển hướng về BV Từ Dũ, nơi bà đỡ “mát tay” Trương Thị Thảo đang làm việc.
Thăm khám định kỳ giúp thai phụ hiểu rõ tình trạng thai nhi để quyết định sinh mổ hay sinh thường – Ảnh: Trung Du
Khi mang bầu, tôi muốn thuận theo tự nhiên để sinh thường. Tuy nhiên, suốt nhiều tháng thăm khám ở BV, phòng khám tư, chứng kiến những bất trắc có thể ập đến bất cứ lúc nào, tôi đâm hoang mang. Trong lần thăm khám ở tháng thứ 6, tôi bắt gặp một phụ nữ yếu ớt lết từng bước từ bãi giữ xe đến quầy lễ tân đăng ký khám thai. Vừa dừng lại chưa nói được tiếng nào thì chị với vội chiếc ghế vịn vừa kêu “đỡ tôi với” rồi ngất lịm. Nhìn chị yếu ớt một mình lê từng bước từ phòng siêu âm qua phòng khám tôi bỗng sợ. Đợi chị hồi tỉnh, tôi hỏi thăm thì được biết chị bị tiểu đường thai kỳ nên người thường mệt lả. Lúc đầu chị tính sinh thường, nhưng tới giai đoạn gần sinh, bác sĩ chỉ định chị sinh mổ. Chị bảo: “Chửa, cửa mả”, không nghĩ việc mang thai lại khó nhọc và nhiều nguy cơ đến thế.
Sau khi gặp chị ở phòng khám, tôi bắt đầu phân vân về việc sẽ sinh thường hay sinh mổ. Sinh mổ tôi có thể chủ động trong việc chọn thời điểm sinh, ca phẫu thuật chỉ khoảng 15 phút. Vết mổ thì có thể dùng keo sinh học dán lại để không phải thay băng và cũng không quá đau đớn… Tuy nhiên, sinh thường thì con khỏe mẹ cũng nhanh hồi phục…
Vì chẳng biết trước cuộc sinh đẻ của mình sẽ thế nào, tôi đành chọn kiểu nước đôi. Tới tuần dự sinh mà tôi chuyển dạ thì sẽ sinh thường. Bằng không, quá ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu, tôi sẽ xin được mổ.
Video đang HOT
Ngoài việc tìm bà đỡ, chọn hình thức sinh còn có hàng tá dịch vụ để chọn lựa. Nhiều người khuyên tôi: “Có con là chuyện chung của cả vợ và chồng nên đăng ký dịch vụ sinh gia đình để chồng có thể chứng kiến cuộc sinh nở kỳ công của vợ. Từ đó, sẽ cảm thông, thấu hiểu và thương vợ nhiều hơn”. Không chỉ nghe, tôi cũng từng may mắn được chứng kiến nhiều người đăng ký dịch vụ sinh gia đình.
Chị Trần Thị H. (27 tuổi) căng thẳng khi đo tim thai trong tuần cuối thai kỳ – Ảnh: Trung Du
Tôi nhớ như in hình ảnh anh Nguyễn Kỳ Quang (32 tuổi, Q.Gò Vấp, TP.HCM) rớt nước mắt trong phòng sinh. Ca sinh của vợ anh khó, kéo dài gần hai giờ đồng hồ. Lúc đầu, mẹ vợ và anh cùng vào phòng sinh. Tuy nhiên, sau gần một giờ vật vã mà chị không thể lấy được hơi. Mồ hôi ướt đẫm mà đứa con vẫn không chịu ra, mẹ vợ anh Quang tụt huyết áp phải đưa ra khỏi phòng. Lúc này, vợ anh đưa ánh mắt yếu ớt nhìn anh như một sự níu kéo: “Dù có chuyện gì cũng đừng rời đi”.
Sau hàng loạt hướng dẫn từ cô hộ lý và cái siết tay của chồng, chị Hinh (vợ anh Quang) đã hạ sinh con gái thành công. Chứng kiến khoảnh khắc người cha đón đứa con thơ từ tay bác sĩ rồi mang lên cho vợ, tôi nghĩ hành trình vất vả mà chị Hinh vừa trải qua sẽ nhẹ đi rất nhiều. Trong khoảnh khắc quan trọng nhất để chào đón một đứa bé, anh Quang đã có mặt giúp vợ lau đi giọt nước mắt mệt nhọc nhưng đầy hạnh phúc.
Cũng là một ca sinh gia đình khiến tôi nhớ mãi là dáng đứng vững chãi trên một chân của người chồng trong ca sinh của vợ. Do một tai nạn, anh mất một chân, khi tôi xin được chứng kiến ca sinh, anh ngại ngùng nhưng không từ chối. Cuối cùng, bằng bản lĩnh của một người đàn ông, anh đã nắm tay vợ suốt cuộc sinh nở dù đôi lúc nghe tiếng vợ khóc, anh đã tái mặt, run rẩy nhưng vẫn chắc chân.
Đã chứng kiến tận mắt, cùng lời động viên từ những đồng nghiệp, tôi đăng ký dịch vụ sinh gia đình và tin rằng ngày mình sinh con sẽ không quá đáng sợ. (còn tiếp)
Theo thanhnien.vn
Những điều các mẹ bầu phải thuộc nằm lòng khi sinh con trong mùa dịch COVID-19
Làm thế nào để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé khi sinh con trong mùa dịch COVID-19, đó là điều lo lắng phổ biến của các mẹ khi đang mang thai và cận kề ngày sinh.
Dưới đây là những lời khuyên dành cho các mẹ sắp sinh cũng như mới sinh xong:
Tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được các cơ quan y tế khuyến cáo
Dù tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng không vì thế mà các mẹ trì hoãn hay không đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ.
Có một số điều các bà bầu đi khám thai cần lưu ý:
Sinh con trong mùa dịch, các mẹ cần cẩn trọng hơn.
- Nếu có thể, hãy di chuyển bằng phương tiện cá nhân, tránh di chuyển bằng taxi, xe bus... vì rất nhiều mầm bệnh có thể lưu trú ở đây sau khi có sự tiếp xúc của nhiều người.
- Luôn đeo khẩu trang khi đi khám thai hay đến bệnh viện làm thủ tục sinh nở, rửa tay thường xuyên với xà phòng. Khi đi khám, nên mang theo nước rửa tay sát khuẩn.
Ăn chín, uống sôi, bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng
Trước, trong và sau khi sinh, các mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề ăn uống sao cho đảm bảo dinh dưỡng và đặc biệt phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên chọn mua thực phẩm rõ xuất xứ, nguồn gốc và chế biến kĩ, không ăn động vật hoang dã.
Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu và phụ nữ sau sinh bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh, thịt bò, trứng, sữa, hoa quả... trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, lưu ý uống nhiều nước ấm để tăng cường hệ miễn dịch.
Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng
Với các mẹ bầu sắp sinh, ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đi sinh thì cũng nên dọn dẹp phòng ở thật sạch sẽ, thông thoáng vì đó là nơi thường trú các loại virus gây bệnh. Nếu có điều kiện, hãy sử dụng máy lọc không khí và khử trùng tia cực tím hàng ngày.
Có một vấn đề cần lưu ý ngoài việc lau nhà, hút bụi thường xuyên, các mẹ bầu và mới sinh không nên đóng kín phòng suốt cả ngày, cũng không nên để nhiệt độ phòng xuống thấp dưới 25 độ. Mỗi ngày nên mở cửa sổ 30 phút đến 1 tiếng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng I, TP. Hồ Chí Minh) cho hay: " Khi mở cửa thông thoáng, không khí vào nhà hay vào phòng, ánh nắng vào nhà sẽ làm loãng nồng độ virus đi. Một trong những yếu tố khiến virus tấn công vào cơ thể con người là phụ thuộc vào nồng độ không khí".
Hạn chế tiếp xúc với nhiều người đến thăm
Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, các mẹ mới sinh con và trong thời gian ở cữ cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người, kể cả người thân, họ hàng, bạn bè đến thăm. Đó là cách để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh, đồng thời cho sản phụ cơ hội nghỉ ngơi, chăm sóc con nhỏ.
Không chỉ vậy, trẻ sơ sinh có hệ hô hấp non nớt, bất cứ sự tiếp xúc gần gũi nào như ôm hôn của người khác cũng có thể lây truyền virus, vi khuẩn cho trẻ.
Thường xuyên tiệt trùng đồ dùng cho bé
Bình sữa, núm ti giả, khăn sữa... là những vật dụng cần được tiệt trùng thường xuyên. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không dùng chung đồ dùng ăn uống với trẻ sơ sinh, cũng không nên giặt chung quần áo của trẻ sơ sinh với người lớn.
Tiệt trùng bình sữa và đồ dùng của bé.
Với các mẹ và người chăm sóc trẻ, cần bỏ ngay thói quen dùng miệng để thổi hay làm nguội bình sữa của bé.
Giấy lau, khăn ướt dùng để vệ sinh cho trẻ cần được vứt bỏ vào thùng rác ngay sau khi sử dụng.
Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào trẻ
Là người thường xuyên tiếp xúc với con mới sinh nên các mẹ cần chú ý rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ngực và đầu ti để đảm bảo an toàn cho con.
BN (baodansinh)
Mẹ Việt ở Úc đi đẻ 0 đồng, cảm động với câu nói của bác sĩ khi bé chào đời Trái ngược với hoàn toàn lần sinh thường bé đầu, lần sinh thứ 2 ở dưới nước của chị Hà Trang diễn ra thuận lợi, dễ dàng, không đau nhiều, thậm chí chồng và mẹ chị cũng phải thốt lên "đẻ cũng như không đẻ". Sinh sống ở Úc đã 7 năm nay, chị Hà Trang (32 tuổi) vẫn luôn hài lòng về...