Tôi đến quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Những pháo đài lịch sử, tu viện cổ kính nép mình bên thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa, con người hiền hòa, Bhutan giúp tôi tìm thấy hạnh phúc trên chính hành trình.
Chuyến đi Bhutan cho tôi thật nhiều những nụ cười.
Với bạn “hạnh phúc” là gì?
Tôi vừa đặt chân đến Bhutan, một vương quốc nhỏ bé nép mình bên dãy Himalaya hùng vĩ, nơi được truyền thông gọi là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Một đất nước thuộc Nam Á, không giáp biển, nằm trong tư thế gọng kìm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Bhutan được xem là quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP bình quân đầu người rất thấp. Vậy tại sao nơi đây lại được xem là nơi hạnh phúc nhất thế giới và có hẳn “Bộ Hạnh phúc”. Liệu cuộc sống ở đây có thực sự như vậy?
Tôi là Hà Là Lạ (Bùi Việt Hà), sinh sống tại TP.HCM, một người yêu tự do và những chuyến đi dài, tìm hiểu về những vùng đất mới, trải nghiệm nền văn hóa độc đáo và chia sẻ câu chuyện du lịch thông qua những hình ảnh, thước phim.
Vốn là một người có cảm xúc đặc dành cho dãy Himalaya, vì vậy việc đặt chân đến Bhutan là một trong những mong muốn tất yếu của tôi. Trong dịp lễ 30/4 vừa rồi, tôi đã có duyên cùng những người bạn đặt chân đến Vương quốc Hạnh Phúc trong hành trình 5 ngày 4 đêm.
Bhutan không chỉ có khái niệm hạnh phúc
Có chút không công bằng vì trước khi đặt chân đến Bhutan, tôi đã có cho mình những chuyến đi đến các vùng đất Phật giáo Tây Tạng xung quanh dãy Himalaya nên cảm xúc của tôi khi lần đầu đến đây không quá đong đầy như những vị khách khác.
Với tôi, đất nước này không chỉ có khái niệm hạnh phúc, chuyến đi này cho tôi chậm lại, quay về bên trong, kiểm chứng xem định nghĩa hạnh phúc của quốc gia này có đúng với mình hay không thay vì chỉ để thỏa mãn sự tò mò.
Thay vì sự choáng ngợp trước những ngọn núi cao sừng sững nằm ở độ cao trên 7.000 m của dãy Himalaya ở biên giới phía Bắc, nơi không được phép khai thác du lịch, Bhutan trong tôi mang nét đẹp của một vùng đất hiền hòa, con người thân thiện.
Nằm ở độ cao trên dưới 3.000 m, khung cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh với những tu viện, pháo đài cổ kính ẩn mình giữa cây cỏ xanh tốt nơi những thung lũng, triền núi. Trong chuyến đi này tôi đã ghé thăm những địa điểm tham quan nằm trên trục đường du lịch chính của Bhutan, đi qua Paro, Punakha và thủ đô Thimphu.
Cách trung tâm thị trấn Paro khoảng 10 km, tu viện Taktsang (Tiger’s Nest) được xem là biểu tượng văn hóa của Bhutan mà du khách không thể bỏ qua khi đến vương quốc này. Công trình này nằm cheo leo trên vách đá cao khoảng 3.100 m so với mực nước biển, một bên là núi, một bên là vực tạo ra khung cảnh ngoạn mục. Để đến được đây, mọi người phải đi bộ từ 5-6 tiếng đồng hồ cho cả lượt lên và xuống.
Tu viện Taktsang nép mình bên vách đá cheo leo.
Tổng chiều cao của quãng đường di chuyển chỉ khoảng 800 m. Thế nhưng để vượt qua đoạn đường đá quanh co dài 8-9 km với chiếc balo mang nặng thiết bị trong điều kiện oxy loãng quả là một thử thách, đặc biệt với người đã từng say độ cao và viêm phổi như tôi.
Hiểu rõ tình hình sức khỏe của mình không tốt, những ngày trước chuyến đi tôi đã cố gắng tập luyện nhưng tình hình không khá hơn, phải cân nhắc đến việc thuê lừa hoặc ngựa để di chuyển. Cuối cùng, tôi vẫn quyết định tự đi lên tu viện bằng chính đôi chân của mình.
Hành trình trekking một mình trong khoảng 6 tiếng đồng hồ cho tôi cơ hội thoải mái là chính mình khi không bị vướng bận cảm xúc của bất cứ ai hay áp lực vì sợ ảnh hưởng đến người khác. Khi ấy, hạnh phúc với tôi không phải là đặt chân đến tu viện Taktsang nổi tiếng mà đó là niềm vui vì mình đã chánh niệm trên từng bước chân.
Hít vào, thở ra, tôi chậm rãi bước đi, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng thông reo, ngắm nhìn cảnh vật yên bình, quan sát những người xung quanh và cảm nhận sự nỗ lực trên chặng đường của mỗi người. Không lên đến tu viện, tôi dừng lại ở viewpoint, ngắm nhìn công trình ở lưng chừng núi, thấp thoáng trong những làn mây mỏng, tận hưởng khoảnh khắc an lành.
Chặng đường trekking giúp tôi tìm thấy niềm hạnh phúc trong mỗi bước chân.
Đến Bhutan vào mùa xuân, tôi được thỏa thích ngắm nhìn trăm hoa đua nở khi đi dọc các con đường, tham quan các công trình, tu viện.
Punakha Dzong, pháo đài lớn và lâu đời nhất Bhutan, thu hút tôi bởi nét kiến trúc cổ điển. Nơi đây hiện là trung tâm hành chính, đóng vai trò quan trọng trọng trong đời sống văn hóa, lịch sử, là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến thăm Bhutan. Dzong được xây dựng ở hợp lưu của sông Pho Chhu và Mo Chhu, xung quanh trồng cây phượng tím nở hoa vào mùa xuân.
Video đang HOT
Thời gian ở đây tôi đã có cơ hội ngắm nhìn một Punakha Dzong rực rỡ trong sắc phượng tím, tận hưởng những cơn gió trong lành, cảm nhận từng nhịp sống chầm chậm trôi. Bên cạnh đó, các bạn có thể ghé thăm cây cầu treo Punakha dài khoảng 180 m nổi bật với những dây cờ Lung-ta nhiều màu sắc bay trong gió.
Đến Bhutan mùa xuân cho tôi cơ hội nhìn ngắm những loài hoa khoe sắc bên cạnh những tu viện, pháo đài cổ kính.
Dọc đoạn đường từ Thimphu đến Punakha, chúng tôi ghé thăm đèo Dochula, nơi sở hữu phong cảnh thiên nhiên hoang sơ ngoạn mục. Mùa này từ trên đèo Dochula hoa đỗ quyên nở rộ, xen kẽ đó là những lá cờ Lung-ta phấp phới trong gió của những người cầu nguyện bình an cho những ai di chuyển trên cung đường này.
Tiếc là thời điểm tôi đến Bhutan sương mù khá nhiều nên tôi không được nhìn thấy những ngọn núi tuyết thuộc dãy Himalay, khi mà vốn dĩ tôi có thể nhìn thấy chúng ở xa xa đường chân trời vào những ngày trong xanh.
Đất nước của sự ngọt lành
Theo lịch trình, chúng tôi sẽ đến tham quan tu viện Chimi Lhakhang nằm sừng sững trên một gò đồi, nơi này còn được biết đến với cái tên “Ngôi đền sinh sản”. Thường thì xe sẽ chở khách thẳng đến tu viện, không hiểu sao hôm ấy bác tài đã thả nhóm tôi ở một điểm khá xa, phải đi bộ băng qua 2 cánh đồng mới đến chùa.
Thật may mắn vì trên quãng đường đi bộ, tôi cùng các bạn có cơ hội tiếp xúc với những người dân bản địa đang lao động trên đồng và quyết định ở lại tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở nơi được mệnh danh hạnh phúc nhất thế giới thay vì đến tu viện. Thông qua những giây phút vui đùa, người dân nơi đây mang đến cho chúng tôi cảm giác chân thành, hiếu khách dù hai bên chỉ giao tiếp với nhau bằng ánh mắt, nụ cười và cử chỉ.
Quyết định bỏ qua Chimi Lhakhang để dạo quanh làng và những cánh đồng, chúng tôi bắt gặp được những gương mặt tràn đầy cảm xúc.
Đến với Bhutan, du khách dễ dàng bắt gặp những dây cờ Lung-ta rực rỡ tung bay trong gió ở những tuyến đường quốc lộ, con đèo, hay trên những ngọn núi xa xa… Khi gió thổi đến, những lời cầu nguyện và minh chú được ghi trên lá cờ sẽ lan tỏa khắp không gian, cầu mong sự may mắn, bình an cho những chuyến đi. Dọc những tuyến đường, du khách sẽ không tìm thấy đèn giao thông. Thay vào đó, tại những nút thắt giao thông luôn có người điều phối phương tiện, bảng hiệu cảnh báo cho người đi đường.
Đặt chân đến đây, tôi có cơ hội thưởng thức những loại rau quả tươi ngon được canh tác hữu cơ. Các loại rau củ quả ở đây không đa dạng, ngoại hình không bắt mắt, tuy nhiên chúng lại sở hữu hương vị thanh mát, ngọt lành. Đa phần ẩm thực Bhutan mang hương vị cay nồng từ ớt và những loại gia vị, nếu không thể quên ẩm thực Việt Nam thì các bạn có thể mang theo một ít mì gói, canh chua sấy khô hay chà bông…
Tôi sẽ sớm quay trở lại, thưởng thức “món tráng miệng” từ quốc gia Hạnh Phúc này.
Chuyến đi này cho mang đến cho tôi cơ hội chiêm nghiệm, quay vào trong và cười thật nhiều. Nếu như gọi 5 vùng đất xung quanh dãy Himalaya là 5 vị, tôi sẽ chọn Bhutan là đất nước tượng trưng cho vị ngọt trong khi Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Tây Tạng có thể là mặn, đắng, cay, nồng.
Tôi hy vọng đến một ngày, sau khi đã trải qua đủ 5 vị, tôi lại về đây thưởng thức vị ngọt như một món tráng miệng từ quốc gia Hạnh Phúc này.
Bhutan một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới qua lời kể của du khách (phần II)
Kết thúc mấy ngày đầu trải nghiệm, vị khách du lịch này đã cảm nhận được phần nào về con người và đất nước Bhutan: thanh bình, mộc mạc và chân chất.
Những dòng tâm sự tiếp theo đây càng cho thấy sự hứng thú và tình cảm đặc biệt, kèm theo một chút tiếc nuối khi anh ấy phải nói lời tạm biệt với đất nước có chỉ số hạnh phúc hàng đầu thế giới này.
Hai ngày trải nghiệm cuộc sống du mục, hai ngày khổ cực xuống núi, đoàn chúng tôi kết thúc ở Punakha. |
|
Cảnh đẹp bên ngoài đã đẹp ngoạn mục, nhưng tôi đảm bảo với bạn, nội thất bên trong ở đây thậm chí còn ấn tượng hơn. |
|
Trước khi thủ đô Bhutan chuyển tới Thimphu năm 1955, tu viện hoa mỹ này đã từng là trụ sở của chính quyền Bhutan. |
|
Quốc vương hiện tại Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và hoàng hậu Jetsun Pema đã tiến hành hôn lễ ở đây vào năm 2011. |
|
Thành lũy của Punakha không chỉ là điểm đến thu hút của thành phố mà trên ngọn đồi bên ngoài Punakha là Khamsum Yulley Namgyal Chorten - nơi được cho là có thể xua đuổi điểm gở và đem lại hòa bình cho Bhutan và thế giới. Nơi đây sương mù dày đặc. |
|
Sương mù gây cản trở chuyến đi của chúng tôi, nhưng với một chút may mắn và phải rất kiên nhẫn, cuối cùng sương cũng tan dần để lộ thung lũng "vàng" bên dưới. |
|
Tham quan Punakha xong, cả đoàn đến Thimphu, thủ đô của Bhutan. Buddha Point, thắng cảnh nổi tiếng nhất của thành phố thủ đô, đông đúc dân cư; Đức giáo hoàng Je Khenpo, một trong những nhà sư được kính trọng nhất ở Bhutan, đang thuyết giảng dưới chân tượng Đức Phật! Người dân trong trang phục gho và kira truyền thống tụ tập lại nghe thuyết pháp. |
|
Ngắm nhìn một hồi vào tất cả bộ quần áo truyền thống đẹp đẽ trong cửa hàng và chợ quanh Thimphu, tôi hào hứng tự mình đến khám phá, xem thử nghệ thuật dệt may của người Bhutan. Người phụ nữ này đã cho tôi xem các mẫu vải đa dạng màu sắc. |
|
Trước khi đoàn du lịch Grey Langur mà tôi đi chung đến sân bay Paro để kết thúc hành trình của họ, chúng tôi đã cùng nhau dừng lại ở tu viện Tiger's Nest, biểu tượng của Bhutan. |
|
So với các điểm tham quan khác ở Bhutan, tu viện Tiger's Nest (còn được gọi là Paro Taktsang) tấp nập khách du lịch ghé qua. Để tránh đám đông, tôi đi lối phụ lên tu viện. Hàng trăm lá cờ cầu nguyện rung rinh hiện ngay trước mắt tôi và chỉ có tiếng lá thông xào xạc văng vẳng bên tai. |
|
Mặc dù tu viện Tiger's Nest là điểm dừng chân cuối cùng của đoàn du lịch Grey Langur nhưng tour hành trình của tôi vẫn chưa kết thúc! Sebastiaan, Karma và tôi lái xe tới thung lũng Haa, cách Paro vài tiếng lái xe. |
|
Trên đường đi qua những ngọn núi, chúng tôi thấy một người già bản địa ở bên đường, vẫy tay xin đi nhờ. Tôi bảo bác tài dừng lại cho họ đi nhờ. |
|
Ông rất vui mừng.Ông nói với chúng tôi rằng ông đang đến nhà chị gái giúp thu hoạch ớt. Thật không thể tin, từ điểm chúng tôi thả ông xuống, ông nói sẽ đi trong 4 tiếng đến nhà chị gái. |
|
Khi đến Haa, chúng tôi lên đường đến Lhakhang Karpo và Lhakhang Nagpo, thường được gọi là Đền Trắng Đen. Các bức tường của Đền Trắng mới được tu sửa, có tiếng trống và tiếng tụng kinh của nhà sư dẫn chúng tôi đi sâu hơn vào bên trong. |
|
Sau khi xem các nhà sư thực hiện nghi thức, chúng tôi lại ngồi xe chạy ngoằn ngoèo lên núi cho đến khi lên đến điểm cao nhất: đèo Chele La. Ở độ cao gần 4.000 m so với mực nước biển, khi leo đến đỉnh núi những cơn gió lạnh cóng thổi vào má tôi nhưng tôi mải mê chú ý đến những con bò Tây Tạng đang gặm cỏ giữa hàng ngàn lá cờ cầu nguyện. |
|
Đứng trên đỉnh Chele La, ngắm nhìn từng đám mây "quái vật", thật kỳ diệu, chúng tôi đã thấy cầu vồng khi bắt đầu đi xuống sườn núi bên kia. |
|
Sau một ngày nghỉ ngơi ở thủ đô, chúng tôi tiếp tục đi tiếp chặng cuối: hai đêm và ba ngày trên con đường Druk - con đường chạy giữa Paro và Thimphu. Mặt trời dần xuống núi, những đám mây bắt đầu kéo đến khi chúng tôi gần đến lều trại đầu tiên phía dưới Jele Dzong (thành lũy Jele). |
|
Chúng tôi không thể cưỡng lại cảnh tượng tuyết phủ kín những ngọn núi dọc đường chân trời nên nán lại một chút. Cuối cùng, gió nổi lên và bóng tối bắt đầu buông xuống; đã đến lúc chúng tôi phải đi vào lều trú thôi. |
|
Mưa đá và tuyết rơi dữ dội xuống, biến những ngọn đồi cỏ thành một xứ sở thần tiên. Sáng hôm sau, tôi thức dậy đón một ngày đẹp trời, rồi trở lại Jele Dzong khi nắng vàng mới bắt đầu chiếu sáng ngọn núi phủ sương. |
|
Than ôi, trong vòng vài tiếng, hơi ấm trong ngày đã làm tan chảy lớp băng giá trên mặt đất. |
|
Thu xếp lều trại lên đường, chúng tôi đi dọc đường Druk qua cánh đồng cỏ và rừng rêu, dừng chân ở khu đất trống nhìn ra thung lũng. |
|
Sáng hôm sau, mặc dù nhiệt độ dưới mức đóng băng, nhưng tôi vẫn chui ra khỏi túi ngủ khi trời vừa sáng. Tôi leo lên một con dốc cao nhiều thông và tuyết phủ dày đón ánh mặt trời trên lều trại. |
|
Vài tiếng sau khi xuống núi, chúng tôi trở lại xe lên đường đến Thimphu vào ngày cuối cùng ở Bhutan. Sau những ngày cảm thấy đóng băng ở trên núi, tôi thấy thoải mái, vui mừng khi được tắm nước nóng và chiêm ngưỡng khung cảnh từ cửa sổ phòng khách sạn. |
|
Tôi gọi cho hướng dẫn viên của mình, Karma, đi ăn trưa, sau đó đi dạo. Chúng tôi lang thang trên đường phố thủ đô; vào buổi tối, chúng tôi uống bia với một hướng dẫn viên khác và trò chuyện với bạn bè của Karma. |
|
Vào sáng hôm sau, trong tâm trạng nặng trĩu, tôi dựa đầu vào cửa sổ xe, ngắm nhìn phong cảnh trên đường về sân bay.Tôi không muốn rời khỏi Bhutan và tôi không biết khi nào sẽ trở lại. Máy bay vừa mới cất cánh, những ngọn núi của Bhutan lùi dần bên dưới tôi. Chắc chắn một ngày nào đó tôi sẽ quay lại đây bằng bất cứ giá nào. |
Lâu đài hơn 1.300 năm tuổi lơ lửng trên mặt biển Tu viện Mont Saint-Michel nằm tại giáp ranh giữa Normandy và Brittany, Pháp, cao 80m so với mực nước biển. Khi thủy triều dâng, tu viện nổi lên khỏi mặt nước như một tòa lâu đài kỳ bí. Được mệnh danh là "kỳ quan thế giới của phương Tây", Mont Saint Michel được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới...