Tôi đánh mất các mối quan hệ vì bồng bột khi bị khen chê
Khi chỉ một câu nói, một hành động nhỏ của người khác (cũng có thể của mình), làm tôi luôn suy nghĩ, băn khoăn mãi.
Hình ảnh minh họa
Tôi 26 tuổi, ra trường hơn 3 năm, được mọi người đánh giá là khá trầm tính, ít nói. Trong quá trình đi làm, tôi chợt nhận ra mình là người hướng nội điển hình: không thích tụ tập đông người, thích đi du lịch một mình hoặc với vài người bạn; thích làm việc độc lập hơn; nhiều khi rất trầm tư. Mọi người đánh giá tôi khó hiểu, khó tính.
Gần đây, tôi nhận thấy mình nhạy cảm hơn, đặc biệt là những lời nói của người khác với mình, khen chê rồi cáo buộc những chuyện mình không làm. Những lúc như vậy, chẳng hiểu sao tôi rất bồng bột, đôi khi cử xử thái quá, chưa đúng với những lễ nghĩa, phép tắc xã hội như to tiếng, bất chấp… khiến các mối quan hệ ít hơn, kém đi, dù tôi không có ý xấu với ai và không để bụng người khác.
Liệu có phải tôi quá nhạy cảm không? Khi chỉ một câu nói, một hành động nhỏ của người khác (cũng có thể của mình), làm tôi luôn suy nghĩ, băn khoăn mãi. Nhiều lúc tự nhủ không sao nhưng đâu lại vào đó. Tôi biết cần sửa chữa và thay đổi bản thân nhưng khó quá. Rất mong chuyên gia và các bạn tư vấn, liệu tôi có thể sửa chữa, thay đổi và khắc phục nhược điểm này không? Xin chân thành cảm ơn.
Thủy
Video đang HOT
Chuyên gia tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:
Gửi Thủy,
Một người có tâm lý hướng nội, thích đi di lịch một mình, làm việc độc lập hiệu quả hơn làm việc nhóm là một người bình thường. Trong công việc, người hướng nội gặp những thách thức như: làm việc nhóm, bộc lộ quan điểm, suy nghĩ cá nhân khi xử lý các công việc và vượt qua những tình huống hẫng hụt trong cuộc sống (như bị người khác chê bai, cáo buộc những việc mình không làm…).
Bạn nhận ra mình là người hướng nội, trầm tính, ít nói là một điều rất cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân. Bởi khi hiểu rõ bản thân, nhận ra những ưu và nhược điểm của mình, chúng ta có xu hướng chấp nhận bản thân một cách tích cực, hài lòng với mình, từ đó gạt được nỗi lo lắng, bất an. Một người hiểu rõ bản thân, chấp nhận và hài lòng về mình cũng là người biết khắc phục được những điểm yếu trong quá trình trưởng thành, phát triển trong hoạt động nghề nghiệp, học tập, cuộc sống cá nhân, xã hội.
Thông thường những phản ứng không phù hợp như bạn mô tả xuất phát từ những điều sau:
(1) Có thể bạn bị ức chế về một điều gì đó hoặc lo lắng chuyện gì đó. Tâm trạng không tốt khiến bạn có những phản ứng và giao tiếp không được phù hợp với người xung quanh.
(2) Bạn phản ứng một cách không phù hợp khi bị người khác chê, hoặc cáo buộc liên quan đến kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề của bạn trong công việc. Bạn cần trau dồi thêm về những kỹ năng này.
(3) Bạn là người trầm tính, ít nói, ít trao đổi với mọi người. Vậy họ nghĩ bạn là người khó hiểu. Bởi thế trong cuộc sống và công việc, vì không hiểu bạn nên họ mới chê bạn. Muốn khắc phục điều này, bạn nên giao lưu, trao đổi, cởi mở với đồng nghiệp và những người xung quanh hơn bằng cách nói về bản thân, những điều mình quan tâm, suy nghĩ của mình về những điều đồng nghiệp và bạn bè đang nói đến.
Chúc bạn sớm điều chỉnh bản thân để có những niềm vui, hạnh phúc trong công việc và cuộc sống.
Theo vnexpress.net
Vì sao phụ nữ không nên nhìn vào mắt đàn ông khi giao tiếp?
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý, hôn nhân gia đình Vera Hà Anh, tránh nhìn vào mắt đàn ông được xem là một nguyên tắc trong giao tiếp giúp chị em phụ nữ đã có gia đình tránh rơi vào chiếc bẫy ngoại tình.
Có những nguyên tắc giao tiếp không phải chị em nào cũng biết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với đàn ông không phải là chồng mình. Chính vì thiếu kỹ năng giao tiếp mà không ít chị em phụ nữ bị rơi vào tình thế dở khóc, dở cười, thậm chí bị đe dọa đến hạnh phúc gia đình.
Hồng Anh (Hà Nội) kể, cô đã từng gặp phải rắc rối vì bị khá nhiều đàn ông tán tỉnh theo đuổi, mặc dù cô chẳng có ý định "thả thính" họ bao giờ. Trước đây cô không biết lý do vì sao nên đổ cho cái số của mình đào hoa. Thế nhưng bây giờ chị Hồng Anh đã lờ mờ hiểu ra rằng, có thể do cô đã phạm vào điều cấm kỵ trong nguyên tắc giao tiếp với đàn ông.
Hồng Anh cho biết, trước đây, khi nói chuyện với bất cứ ai, dù là phụ nữ hay đàn ông, cô thường cố tình nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Theo cô hiểu thì việc nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện, trao đổi thông tin cho nhau sẽ khiến cho người kia cảm thấy quan trọng. Hồng Anh cũng hiểu rằng đó là cách thể hiện sự thẳng thắn, dám nhìn mọi thứ một cách trực diện. Thế nhưng thực tế không phải như cô nghĩ.
Ảnh minh họa
Rắc rối đầu tiên đó là Hồng Anh bị những người đàn ông tán tỉnh theo đuổi mà cô không hề mong muốn. Rắc rối thứ 2 là bị đồng nghiệp nói xấu sau lưng là cố tình thả thính sếp. Việc cô nhìn vào sếp khi sếp nói trong các cuộc họp đã bị người đồng nghiệp đó đặt nghi vấn là: "Chẳng hiểu kiểu gì mà ngồi họp cứ nhìn xoáy vào mắt sếp".
Từ khi bị đồng nghiệp nói xấu như vậy, mặc dù không ưa gì cái thói "ngồi lê đôi mách" ấy, nhưng Hồng Anh sâu sắc rút kinh nghiệm. Từ ngày đó, trong lúc ngồi họp hay nói chuyện với anh em bạn bè trong cơ quan, Hồng Anh không bao giờ nhìn vào sếp mình nữa. Để tránh những hiểu lầm đáng tiếc như vậy, ngay cả khi nói chuyện với những người đàn ông khác, Hồng Anh cũng tìm cách tránh nhìn vào mắt bất cứ người đàn ông nào dài quá 3 giây. Và quả là kỳ lạ, kể từ ngày đó, Hồng Anh cũng ít khi bị đàn ông tán tỉnh như trước đây.
Trong một đoạn livestream về chủ đề Ngoại tình, chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình Vera Hà Anh nói: Có câu "Phụ nữ luôn phải quyến rũ mỗi lúc mỗi nơi", nhưng cái từ này chị em cần phải hiểu đúng, tránh hiểu sai. Quyến rũ ở đây là chỉ quyến rũ trong mắt chồng thôi. Nhưng nếu mình hiểu sai từ "quyến rũ mọi lúc, mọi nơi, mọi người" là hết sức nguy hiểm. "Khi nói chuyện với đàn ông là cô (Vera Hà Anh - PV) không nhìn vào mắt họ đâu. Bởi vì mắt là cửa sổ tâm hồn, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần mình thả nhầm ánh mắt thôi là dễ họ dính đòn, là mình chết luôn. Khi nhìn chồng mình thì mình phải đắm đuối. Còn nhìn đàn ông thì mình phải tránh ra bằng nhiều cách. Ví dụ chớp chớp mắt rồi nhìn ra hướng khác, rồi gật gù tâm đắc giống như mình đang hiểu chuyện lắm, chứ thực ra là tránh mắt (cười). Làm vậy thì cắt mạch luôn, đứt mạch luôn, không nhìn vào được nữa. Nhưng ngược lại với chồng thì mình phải "bắt mạch" liên tục. Mình phải liên tục phóng năng lượng yêu thương ra để kết nối tâm hồn với chồng".
Theo như chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình Vera Hà Anh, thì tránh nhìn vào mắt đàn ông không phải là chồng của mình được xem như một nguyên tắc trong giao tiếp. Khi một người phụ nữ thực hiện được nguyên tắc giao tiếp đó, họ sẽ tránh được nguy cơ ...ngoại tình.
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
Tôi phát hiện chồng ngoại tình ngay đêm tân hôn Anh nói đó chỉ là say nắng, dù sao người anh chọn cuối cùng vẫn là tôi, giờ anh đã cưới tôi rồi còn gì. Ảnh minh họa Tôi 24 tuổi, yêu anh từ khi bắt đầu vào đại học. Suốt quãng thời gian sinh viên tôi chỉ yêu một người là anh, không hề có rung động với bất kỳ ai, anh...