Tôi đang phải sống cảnh làm dâu cô em chồng ghê gớm
Cuộc sống làm dâu của tôi khá vất vả và tù túng. Nhưng không phải do cha mẹ chồng, mà do em chồng ghê gớm thích bắt bẻ.
Tôi biết khi tôi về làm dâu, tình cảm anh em của anh và cô em gái không còn được như trước nữa. Nhưng tôi không nghĩ cô em chồng ghê gớm lại khó chịu đến mức hạch sách, xét nét chị dâu đến vậy chỉ vì…chị được chồng yêu.
Khi viết những dòng này, tâm trạng tôi đang rối bời. Cuộc sống làm dâu của tôi khá vất vả và tù túng. Nhưng không phải do cha mẹ chồng (cha mẹ chồng tôi rất hiền) mà do em chồng.
Chồng tôi chỉ có một cô em gái duy nhất nên từ nhỏ đã rất cưng chiều em. Khi yêu, anh cũng nhiều lần nói về sự khăng khít giữa anh và em gái mình. Dù đã 23 tuổi, nhưng rất nhiều thứ nhỏ nhặt, em ấy vẫn dựa dẫm vào anh trai.
Mới cưới, tôi còn nghĩ khi về làm dâu nhà chồng, tôi cũng sẽ yêu thương em gái chồng như anh thương nó vậy. Nhưng mọi nỗ lực của tôi để lại gần em ấy đều bị em ấy phá vỡ hết cả. Nhiều khi, tôi cũng chẳng biết mình sai ở chỗ nào. Có chăng, tôi là người đã san sẻ đi tình yêu của anh trai dành cho em gái.
Ngay đêm tân hôn, em chồng đã mặt nặng mày nhẹ, phụng phịu giận dỗi với vợ chồng tôi. Em nói chồng tôi có vợ rồi chẳng thèm quan tâm đến em gái nữa. Rồi còn nói tôi đã cướp mất anh trai của em ấy. Tôi chỉ biết cười xòa cho qua chuyện. Nhưng chẳng ngờ, em ấy lại nói “Anh còn trẻ sao đã vội vã ôm cục nợ thế? Hay là anh bị chị ta cho vào tròng bác sĩ bảo cưới?”. Khi đó, tôi lờ mờ nhận ra, em gái anh không đơn giản như tôi nghĩ.
Khi nào chồng đi làm rồi, tôi lại phải đối diện với cô em chồng ghê gớm, ganh ghét mình như tình địch. (Ảnh minh họa)
Mỗi sáng trước khi đi làm, chồng tôi đều thơm nhẹ lên má tôi kèm câu chào. Em chồng khi ấy liếc huýt tôi rất dài, rồi “đá thúng đụng nia” đi lên lầu. Tôi biết ý nên nhiều lần bảo chồng đừng hôn tôi trước mặt em nữa nhưng anh nói không kiềm chế được tình cảm dành cho tôi. Vì vậy mà mỗi buổi sáng đối với tôi thật dài, khi nào chồng đi làm rồi, tôi lại phải đối diện với cô em chồng ghê gớm, ganh ghét mình như tình địch.
Video đang HOT
Tôi phụ trách nấu ăn cho cả nhà. Nhưng chẳng bữa ăn nào mà em ấy không chê bai, từ chê rau nấu nhừ, thịt thái to, tới chê canh nhạt, xương chặt quá nhỏ… Mỗi lần như thế bố mẹ chồng tôi đều cười và nháy mát cho tôi hiểu là em chồng đang cố tình đỏng đảnh. Nhưng có lần, do em ấy chê xì xèo quá khiến chồng tôi bực bội: “Khó tính thế thì sau chẳng có ai chịu rước đâu”.
Thế là em ấy đập đũa xuống bàn, vừa khóc vừa nghiến răng nói: “Có ai làm anh trai như anh không? Rủa em gái mình ế. Em mà không ai chịu rước thật thì em cứ ở nhà ăn bám anh cả đời đấy”. Chồng tôi cũng hất hàm lại: “Ế mà khó tính thì cũng không nuôi. Lớn rồi mà cư xử như trẻ con vậy hả?”. Thấy em chồng tôi có ý định khóc lớn hơn, tôi vội vã đá nhẹ chân chồng. Còn mẹ chồng tôi phải đứng lên hòa giải mới yên.
Vậy nhưng em ấy vẫn không thay đổi. Mỗi khi thấy chồng tôi xuống phụ tôi nấu nướng, em lại đi lên đi xuống như kiểu mẹ chồng đang xem xét con dâu. Nếu tôi vô tình nhờ chồng làm gì trước mặt em, em đều tỏ ra cau có rồi nặng nhẹ với anh trai mình. Có lần, em còn nói thẳng “Chị có tay có chân thì tự làm đi, anh tôi chứ có phải con chị đâu mà chị sai bảo gớm thế?”. Chồng tôi nhăn mặt: “Sao hỗn với chị dâu thế hả? Nhà còn trật tự không?”. Em ấy vặc lại: “Hỗn cái gì? Anh xem, anh lấy vợ hay lấy mẹ mà suốt ngày cung phụng người ta thế hả?”. Nói xong, em ấy bỏ lên phòng khóa chặt cửa lại.
Ngày tôi báo có thai, em chồng cũng chẳng vui mừng như mọi người. Ngược lại, em ấy nhăn nhó rồi nói “Có chồng thì có con là chuyện bình thường chứ làm gì mà mừng như mừng đám cưới vậy”. Ba mẹ, rồi vợ chồng tôi đều chưng hửng trước câu nói đó của em mà chẳng thể lí giải nổi nguyên nhân.
Vì mang thai nên tôi thường xuyên ốm nghén. Cứ ăn gì là lại nôn thốc nôn tháo. Chồng tôi thương vợ nên hay nấu cháo rồi ép tôi ăn từng muỗng một. Nhìn cảnh anh trai đút chị dâu ăn, em chồng tôi khó chịu ra mặt. Em đi qua đi lại, nhìn tới nhìn lui rồi bảo “Có tay có chân mà đến ăn cũng không tự ăn được. Ai bầu cũng như chị thì chẳng ai dám cho vợ mang bầu nữa”. Nghe em nói, miệng tôi trở nên đắng nghét, chẳng còn biết ngon nữa.
Tôi đang phải sống cảnh làm dâu cô em chồng ghê gớm. (Ảnh minh họa)
Đỉnh điểm là hôm thứ 7 tuần trước, vợ chồng tôi đang ngủ thì tôi tỉnh dậy vì đói. Chồng tôi hỏi thèm ăn gì, tôi bảo thèm bát cháo đậu xanh. Chồng tôi cười nói, chờ chút anh mua về cho.
Xem đồng hồ gần 11 giờ đêm nên tôi cản lại, nhưng anh vẫn đi. Chồng tôi vừa đi khỏi thì em chồng đã xuất hiện tại cửa phòng. Em hùng hổ lao vào phòng hỏi tôi lại sai chồng tôi đi đâu giữa đêm khuya. Thấy dáng vẻ hung hăng của em nên tôi chỉ nói anh đi ra ngoài có việc.
Không ngờ, em chồng ghê gớm chỉ tay vào mặt tôi quát tôi là người đàn bà hư hỏng, dám sai chồng đi ra ngoài giữa đêm. Em còn nói nếu anh về, em hỏi được đúng là tôi bảo chồng đi thì em sẽ không để yên cho tôi. Nói rồi em đạp cửa thật mạnh và dùng dằng bỏ về phòng. Đêm đó, gia đình tôi được một phen náo loạn vì em chồng gây chuyện. Bát cháo tôi cũng chẳng ăn được một miếng nào vì cảm thấy nghẹn uất. Chồng tôi thì cứ liên tục an ủi, bảo tôi chịu khó một thời gian, em ấy yêu đương vào là hết khó tính. Tôi chỉ biết cười trừ chứ không muốn nói lại.
Từ hôm đó đến nay, tôi và em chưa nói chuyện hay nhìn mặt nhau. Giờ tôi cũng chẳng biết giải quyết và làm lành với em ấy như thế nào. Trong nhà mà cứ lục đục chị dâu em chồng thế này thì khó sống quá! Mọi người có cách gì thì bảo tôi với.
Theo Afamily
Mẹ chồng không cho đẻ con vào "tháng cô hồn"
Đó là một phần thực tế mà rất nhiều chị em đang phải đối diện khi trong nhà có "mẹ chồng mê tín".
Đến thăm chị Phương Thảo (Đống Đa, Hà Nội) khi vừa sinh con được gần 3 tuần, điều mọi người đều ấn tượng lại không phải em bé, mà với câu chuyện liên quan đến mẹ chồng.
Cháu bé tròn 3 tuần, gương mặt bụ bẫm nhưng mũi chảy ròng. Nhìn con, chị xót lòng kể chuyện: "Cháu lẽ ra sẽ khỏe mạnh hơn nếu được ra đời đúng ngày đủ tháng. Đằng này mẹ chồng tôi mê tín lắm, bà bắt phải sinh con trước tháng 7 âm lịch. Bà nghĩ rằng tháng 7 thì xui xẻo, cho cả gia đình, rồi thì cho chính đứa bé. Thế là bà bắt tôi phải đẻ mổ. Bà thuyết phục từng người trong gia đình, cuối cùng chính tôi cũng phải theo mà trong lòng không thoải mái tí nào. Nghĩ mà thương con. Một ngày trong bụng mẹ còn hơn vạn ngày ra đời. Nếu ra đời đủ ngày đủ tháng chắc hô hấp rồi hệ miễn dịch của cháu đã tốt hơn rồi".
Không riêng gì chị Thảo có mẹ chồng mê tín. Chị Hoài Dương (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng gặp phải thảm cảnh tương tự khi bị mẹ chồng cấm sắm sửa quần áo cho con sắp sinh dù chị chỉ còn một tháng nữa là sinh con. Mẹ chồng chị quan niệm: "Không mua bán gì trong tháng cô hồn, không xuất tiền cũng không vay tiền, nhất cử nhất động là phải tuân thủ, ai không làm theo sẽ bị bà chì chiết cho thậm chí bắt mang trả lại".
Nhiều con dâu khốn đốn vì mẹ chồng mê tín (Ảnh minh họa)
Chị kể: "Nhiều lúc sắp đến ngày sinh con mà tôi như ngồi trên đống lửa, muốn mua sắm cho con mà cứ phải chờ qua tháng 7 âm. Chỉ sợ con đòi ra sớm rồi thì chẳng chuẩn bị được gì. Nhiều lúc mệt mỏi lắm với mẹ chồng mê tín.".
Cũng trong hoàn cảnh trớ trêu vì vướng "tháng cô hôn", Thảo Nhung (Lương Sơn, Hà Tĩnh) lại ngày đêm khóc ròng vì cái thai cứ lớn dần trong bụng mà mẹ chồng tương lai của cô nhất quyết bắt phải qua tháng 7 âm lịch mới được cưới. Vì sự "từ chối" này mà Nhung và người yêu "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" suốt.
Gia đình Nhung không muốn quan khách nhìn thấy cái bụng lùm xùm của cô trong lớp váy cưới, vì thế muốn "càng nhanh càng tốt". "Cứ phải chờ hết tháng 7 âm mới được cưới, cô ấy bụng mang dạ chửa mà cứ thở vắn than dài, gia đình hai bên thì trục trặc, tôi cũng thấy mệt mỏi theo", chồng sắp cưới của Nhung tâm sự.
Những câu chuyện nêu trên là một phần nào thực tế mà rất nhiều chị em đang phải đối diện khi trong nhà có "mẹ chồng mê tín". Theo các chuyên gia, ý nghĩa về tháng cô hồn, về rằm tháng 7 âm đã bị bóp méo đi rất nhiều, vì sự hiểu sai mà mang nhiều mầu sắc mê tín. Về kiêng kị chuyện cưới hỏi, do thời tiết của tháng 7 trước đây thường mưa nhiều, hoặc nóng bức, không thuận lợi cho việc cưới hỏi nên nhiều người kiêng kị.
Chuyên gia khẳng định, quan niệm dân gian có khi đúng, có khi sai vì mọi quan niệm đều có thể lỗi thời. Ngay cả khí hậu và thời tiết cũng đã có nhiều biến đổi. Vì vậy, trong mọi quyết định, phải xét ở khía cạnh phù hợp với hoàn cảnh của mình chứ đừng nặng theo những quan niệm truyền miệng. Thực tế, cũng không có căn cứ nào cho thấy rằng, mua sắm vào tháng 7 thì xui xẻo. Và chợ búa, trung tâm thương mại vẫn được giao dịch trong những tháng này.
Ngoài ra, có rất nhiều thứ kiêng kỵ trong tháng 7 mà người ta rỉ tai nhau như "kiêng quan hệ vợ chồng", kiêng soi gương, kiêng chụp ảnh, kiêng may quần áo, kiêng mài dao kéo...trong tháng 7.
Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: "Dân gian quan niệm tháng Bảy là tháng ma quỷ hành hoành khắp nơi nên làm việc gì cũng không tốt. Tuy nhiên, Phật giáo hoàn toàn không có quan niệm này cũng như quan niệm về ngày tháng tốt, xấu. Nếu tâm tốt thì ngày nào cũng là ngày tốt. Kiêng kỵ là phản khoa học. Nếu kiêng, hãy kiêng làm việc xấu, ảnh hưởng tới mình và tới người khác, hãy làm việc tốt. Vì chỉ có làm những điều tốt, điều lành, tâm con người ta mới được an vui."
Theo 24h
Có ai ghen thâm hiểm và tàn khốc như chồng tôi Chồng tôi thật sự quá tàn khốc khi đối xử với vợ bằng những đòn ghen hiểm độc thế này. Tôi úp tay lên mặt khóc nức nở. Trời ơi, anh có cần thiết phải là thế trước mặt con không...(Ảnh minh họa) Tôi và Khôi lấy nhau được chín năm nay, có với nhau hai mặt con, một bé năm tuổi, một...