Tôi đang muốn dang tay đón vợ cũ trở về với tôi và hai con
Thực sự tôi rất hối hận về những gì mình đã gây ra cho vợ cũ. Tôi cứ nghĩ sau những gì mình làm tôi đã rất thanh thản, còn cô ấy thì đau đớn, nhưng thực tế thì ngược lại.
Thực sự chưa bao giờ tôi cảm thấy thương người vợ cũ nhiều như lúc này. Nhưng tôi lại không biết phải đối diện với Phượng như thế nào (Ảnh minh họa)
Chào quý vị độc giả!
Khi tôi viết ra những dòng này, tôi mong Phượng – người vợ cũ khi đọc được sẽ hiểu được nỗi lòng tôi mà quay về với tôi và 2 đứa con. Thực sự tôi rất hối hận về những gì mình đã gây ra cho cô ấy. Tôi cứ nghĩ sau những gì mình làm tôi đã rất thanh thản, còn cô ấy thì đau đớn. Nhưng thực tế thì ngược lại.
Cách đây 2 năm, tôi biết chuyện Phượng ngoại tình do vợ của người nhân tình của Phượng báo cho tôi biết. Quá đau khổ và căm hận, tôi không làm bung bét mọi chuyện ngay lúc đó mà âm thầm tìm hiểu, thu thập bằng chứng.
Khi đó thu nhập của tôi thấp hơn Phượng, nếu ly hôn khả năng tòa sẽ giao 2 con tôi cho cô ấy nuôi rất cao vì chúng vẫn còn nhỏ. Vì muốn được giành quyền nuôi con, không muốn con cái được nuôi dạy bởi một người mẹ hư hỏng, tôi đã ghi lại cảnh Phượng và nhân tình quan hệ với nhau.
Tôi còn gửi những bức ảnh đó tố cáo cô ấy trước cơ quan cô ấy và gã kia. Cuối cùng, công ty cho hai con người ngoại tình ấy nghỉ việc. Sau khi vụ ngoại tình đổ bể, tan nát sự nghiệp, Phượng đã quay đầu về xin cha con tôi tha thứ, đừng đuổi cô ấy ra khỏi nhà vì mất việc không đau bằng việc không được gần gũi chăm sóc con.
Mặc cô ấy van xin như thế nào, các con tôi năn nỉ tôi giữ mẹ chúng lại, tôi vẫn lạnh lùng đưa đơn ly hôn vì không thể nào tha thứ được người vợ phản bội (Ảnh minh họa)
Mặc cô ấy van xin như thế nào, các con tôi năn nỉ tôi giữ mẹ chúng lại, tôi vẫn lạnh lùng đưa đơn ly hôn vì không thể nào tha thứ được người vợ phản bội. Tôi còn tuyên bố rằng cô ấy là nỗi ô nhục của bố con tôi nên đừng bao giờ xuất hiện trước mặt tôi nữa. Cô ấy trắng tay ra khỏi nhà trong đau khổ mà lòng tôi thì nguội lạnh. Cô ấy để lại 2 đứa con cho tôi nuôi dưỡng đúng như ý định ban đầu của tôi.
Video đang HOT
Thời gian đầu sau khi ly hôn, tôi rất hả hê vì cuối cùng đã từ bỏ được người vợ lăng loàn, ỷ mình kiếm ra nhiều tiền hơn chồng nên tỏ thái độ khinh thường chồng. Nhưng khi chăm sóc 2 đứa con, tôi mới nhận ra rằng dạy dỗ chúng lại không hề dễ dàng.
Một mình tôi vừa đi làm vừa nuôi con và điều đó khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Nhất là đứa út hay khóc nhè, vòi vĩnh, còn đứa lớn thì hay cãi bướng, chây ì và lười học. Khó khăn càng chồng chất thêm khi cơ quan tôi thông báo giảm lương do tình hình làm ăn thua lỗ. Lương giảm, chi phí sinh hoạt gia tăng làm tôi như muốn điên đầu.
Tôi nóng nảy, quát mắng 2 đứa con nhiều hơn mỗi khi chúng làm chuyện gì không vừa ý tôi. Có hôm tôi nấu cơm, 2 con tôi chỉ ăn cơm với rau mà không đụng đến thịt cá. Tiếc công nấu nướng mà chúng không ăn, nghĩ rằng chúng chê mình nấu không ngon bằng mẹ, tôi nổi nóng quát chúng “Thịt cá không ăn đi ăn rau thì 2 đứa chúng mày lên chùa mà ở đi. Còn không thì đi theo con mẹ hư hỏng của chúng mày đi”.
Đứa con lớn của tôi liền buông đũa cãi lại tôi “Bố quá đáng như vậy mẹ bỏ bố là đúng”. Điếng người trước câu nói xúc phạm của con, tôi đã tát cháu mạnh tay vào má. Nó tự ái bỏ bữa và đứa út cũng không ăn gì thêm. Sau lần đó tôi thấy mình hơi quá tay nên đã xuống nước với chúng. Và cả 2 đứa con đồng ý với điều kiện: Tôi phải đi tìm mẹ của chúng về.
Tôi choáng váng với điều kiện con đưa ra. Tuy nuôi con vất vả, nhưng tôi không bao giờ có ý định hàn gắn với Phượng để cùng cô ấy nuôi con như trước bởi nỗi nhục cắm sừng cô ấy gây ra cho tôi quá lớn. Ai biết được cô ấy sau khi được tha thứ sẽ không tái phạm lần nữa?
Vì vậy, dù biết các con rất nhớ mẹ, tôi cũng không thể đáp ứng yêu cầu đó của chúng. Chúng muốn gì tôi cũng chiều nhưng đón mẹ về thì không. Hơn nữa, việc tôi nhận tiền trợ cấp nuôi con mà Phượng gửi vào tài khoản của tôi hàng tháng đâu có nghĩa là tôi chấp nhận quay lại với cô ấy.
Mỗi tháng khi nhìn thấy tin nhắn ngân hàng gửi vào báo có tài khoản của tôi số tiền của Phượng, tôi hay tưởng tượng cảnh cô ấy tình tứ bên một người đàn ông giàu có, ông ta cho tiền để hàng tháng cô ấy gửi về nuôi con. Nghĩ đến đó thôi mà tôi cảm thấy lạnh người và đầy khinh bỉ: “Đi với trai sướng quá không thèm về thăm con dù chỉ 1 lần. Nghĩ rằng gửi tiền về cho con là đủ trách nhiệm sao? Loại mẹ đáng khinh”.
Chỉ đến khi tình cờ nhìn thấy cuộc sống hiện tại của Phượng, tôi mới vỡ lẽ bấy lâu nay tôi đã hiểu lầm cô ấy. Hôm đó đi chợ, tôi vô tình nhìn thấy Phượng đi mua mấy khúc vải ở một sạp vải trong chợ. Bất chợt cảm giác tò mò nổi lên, tôi liền bám theo xe cô ấy. Tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy cô ấy dừng xe trước một cửa hàng may quần áo thời trang có tên là tên ghép của 2 đứa con tôi.
Tôi dò hỏi mới biết được thì ra cô ấy đã từng rất cơ cực trong vài tháng đầu sau ly hôn. Nhớ con mà không dám về thăm, Phượng vay mượn bà con chòm xóm ít tiền kiếm kế sinh nhai bằng việc bán quần áo dạo để vơi nỗi nhớ con và góp tiền để dành gửi về nuôi con. May mắn cho cô ấy là những người hàng xóm xung quanh là những người tốt bụng tử tế, không quan trọng quá khứ của cô ấy. Dần dần, cô ấy đi học may và mở một hiệu may riêng. Cô ấy may rất nhiều quần áo đẹp và tiệm luôn đông khách đến may đồ.
Từ sau khi gặp lại Phượng, tâm trí tôi lúc nào cũng nghĩ về cô ấy. Tôi không nghĩ rằng mới có 2 năm thôi mà cô ấy đã vực dậy lại sự nghiệp. Ngày nào tôi cũng giấu con, âm thầm ghé qua tiệm may của Phượng để xem cô ấy sống như thế nào. Thấy cô ấy may vá cho khách hàng suốt, không ngơi nghỉ, kể cả ban đêm, tự dưng tôi cảm thấy chạnh lòng và hối hận.
Có hôm đến tiệm may tôi nhìn thấy cô ấy đóng cửa để đi với một người đàn ông khác ra bờ sông đi dạo. Tôi liền bám theo, nấp sau gốc cây ở bên ghế đá bờ sông và nghe được toàn bộ câu chuyện của Phượng và người đàn ông kia.
Họ tâm sự một hồi, Tuấn (tên ông ta) bảo rằng ông ta thấy thương Phượng vất vả kiếm tiền gửi về cho chồng con mà sao không về gặp chồng con cho thỏa nỗi nhớ. Phượng ngồi trầm ngâm và nói với Tuấn rằng cô ấy đã tự tay hất đổ hạnh phúc của mình, bản thân cô ấy còn không thể tha thứ được cho mình thì đâu dám mong chồng con tha thứ cho tội lỗi tày trời mà cô ấy gây ra. Cô ấy cũng đâu dám tìm kiếm hạnh phúc bên người đàn ông khác vì sợ không một người đàn ông nào chấp nhận người phụ nữ từng phản bội chồng.
Phượng tự ví bản thân như một tờ giấy trắng đã bị vấy mực đen đáng bị bỏ đi. Lần đầu tiên tôi nghe được Phượng tự dằn vặt bản thân mình như vậy. Nhưng tôi muốn điên lên khi thấy Tuấn nắm tay Phượng và nói với cô ấy những lời mà tôi nghe còn ám ảnh “Giấy trắng bị vấy mực thì đã sao? Những khoảng trắng còn lại không đáng để giữ lại hay sao? Nếu tôi là Phượng, tôi sẽ vẽ lên trang giấy trắng ấy một bức tranh đẹp và vết đen đó sẽ là một phần trong bức tranh nhiều màu sắc đó”.
Nhưng Phượng vẫn lắc đầu, và điều cô ấy nói sau đó mới khiến tôi thực sự ngỡ ngàng. Cô ấy nói sẽ cố gắng duy trì tiệm may, gửi tiền về nuôi 2 đứa con cho đến khi chúng đủ 18 tuổi. Đến khi chúng đủ 18 tuổi cô ấy sẽ bán lại tiệm may đó cho người khác, bao nhiêu tiền thu được cô ấy để lại hết cho 2 đứa con trước khi cô ấy xuống tóc đi tu, sống nốt quãng đời còn lại nơi cửa Phật để cầu phúc cho bố con tôi.
Khi nghe cô ấy nói như vậy, tôi ước lúc đó tôi có thể chạy ra nói với cô ấy đừng làm như vậy, hãy về với bố con tôi. Nhưng tôi lại không làm được. Tuấn vẫn không ngừng thuyết phục cô ấy không nên đi tu vì như vậy là lãng phí cuộc đời. Thay vì đi tu tại sao Phượng không tạo dựng một cuộc đời mới bên người đàn ông thực sự yêu thương mình. Phượng vẫn lắc đầu.
Tôi trở về nhà mà trong lòng đầy trăn trở khi nghĩ về vợ cũ. Tôi có nên mở lòng mình với Phượng, dang tay đón cô ấy trở về không? Tôi không đành lòng để các con khi 18 tuổi thừa hưởng gia sản mà không còn được gặp mẹ chúng nữa, không nỡ để cô ấy đi tu.
Còn người đàn ông tên Tuấn kia, ông ta độc thân hay đã có vợ mà lại léng phéng với Phượng? Những lời ông ta nói có thật không hay đó chỉ là mồi câu để nhử Phượng, để nhắm vào những gì mà Phượng đã tạo dựng lại sau khi cô ấy ly hôn?
Tôi lo sợ Tuấn sẽ kiên trì theo đuổi Phượng đến mức cô ấy mềm lòng và góp toàn bộ tài sản mà đáng lý ra vài năm nữa thuộc quyền sở hữu của các con tôi cho ông ta. Còn nếu như Phượng đồng ý lấy Tuấn, liệu ông ta có lúc nào không vui lại mang chuyện cũ của Phượng ra để dày vò đay nghiến cô ấy không?
Thực sự chưa bao giờ tôi cảm thấy thương người vợ cũ nhiều như lúc này. Nhưng tôi lại không biết phải đối diện với Phượng như thế nào để khuyên cô ấy không nên qua lại với ông Tuấn đó, đừng để ông ta mê hoặc, hay từ bỏ ý định đi tu để còn có thể quay về đoàn tụ với bố con tôi.
Các bạn hãy bày cho tôi với. Tôi nên làm gì, nói gì nếu gặp lại vợ cũ?
Theo Afamily
Sảy thai vì nhà chồng bắt về quê xa chơi Tết
Đó là câu chuyện của 1 năm về trước, cái Tết đầu tiên ở nhà chồng, tôi đã bị một nỗi đau quá lớn.
Ngày đó, tôi lấy chồng sát Tết vì đã mang bầu trước khi cưới. Thực sự là chưa muốn lấy chồng nhưng sự đã rồi nên tôi phải làm theo. Cưới gấp gần Tết tôi cảm thấy lo sợ. Vì nếu lấy chồng như thế, tôi nhất định phải về nhà chồng ăn Tết mà tôi lại muốn ăn nốt cái Tết độc thân với bố mẹ mình.
Ngày cưới xong, chúng tôi vẫn lên thành phố lập nghiệp vì phải làm nốt mấy ngày gần Tết. Nhưng chẳng may, do sức khỏe tôi yếu nên phải ở lại muộn vì không thể về được. Tôi bảo anh sát Tết thì về vì tôi muốn dưỡng sức thêm vài ngày nữa. Chỗ tôi thuê trọ cũng gần nhà bố mẹ đẻ nên tôi thường xuyên được mẹ lên chăm sóc. Nhà chồng thì rất xa, cách hơn 100km. Bố mẹ tôi bảo, nếu mà không đi lại được, khó khăn thì về quê ngoại ăn Tết.
Do thấy mình không được khỏe vì thời kì đầu mang thai nên tôi đã mạo muội nói với chồng để tôi ở lại quê ngoại ăn Tết, sang năm tính sau. Hoặc là mấy nữa đỡ, tôi sẽ về thăm bố mẹ trong Tết. Chứ bây giờ đi đường xa, tôi lại hay say xe, sợ rằng mình sẽ không thể nào chịu được. Nếu có chuyện gì xảy ra thì không biết làm thế nào. Vậy mà, khi nói ra chuyện đó, anh đùng đùng nổi giận. Anh nói với bố mẹ như vậy, bố mẹ anh nhất định không chấp nhận. Bố mẹ bảo: "Lên xe ngồi rồi nhắm mắt ngủ rồi về nhà thì có gì mà sợ?". Nhưng mà lên xe có phải là dễ, đường về nhà anh vừa xa vừa khó đi, lại gồ ghề. Đi nhiều rồi mệt mỏi, sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Bố mẹ anh mắng tôi là tiểu thư, lười về quê chồng ăn Tết. Bố mẹ anh còn tiêm nhiễm vào đầu anh rằng, "con dạy vợ con đi, chứ kiểu vợ như thế thì vứt. Cưới về, năm đầu mà đã không muốn về quê ăn Tết cùng bố mẹ chồng thì còn dâu con gì. Vợ hư thì dạy nó, không nó đè đầu cưỡi cổ". Nghe anh nói như vậy, tôi buồn lắm. Tôi lo lắng vô cùng, vì chi có tôi là hiểu tình hình sức khỏe của mình. Nếu như bố mẹ anh nói vậy, tôi đành phải về thôi.
Bây giờ, lại một cái Tết nữa sắp đến, nghĩ lại quá khứ, nghĩ lại chuyện đã qua, tôi thấy đau lòng vô cùng. (ảnh minh họa)
Chuyến đi năm đó, tôi nôn thốc tháo. Bố mẹ tôi lo lắng cho con quá nhiều. Nhưng mà chẳng còn cách nào, lấy chồng thì phải theo chồng, dâu con thì phải phục vụ nhà chồng. Con đường ấy quá khó khăn, quá xa xôi với tôi. Về tới nhà chồng, tôi nhận được ánh mắt khó chịu, coi thường của bố mẹ anh. Đứa con dâu đang mang bầu, lần đầu về ăn Tết nhưng mẹ chồng chẳng hồ hởi, còn có thái độ khó chịu. Nhìn gia đình chồng mà tôi chán hẳn.
Tôi cũng không muốn nói gì nhiều vì tôi mệt mỏi lắm rồi! Nhưng tối ấy, khi đang ngủ, tôi thấy bụng đau dữ dội. Đi cả ngày trời mới về tới quê chồng, tôi mệt mỏi kinh khủng mà không được một lời hỏi han hay sự chăm sóc của gia đình chồng. Ăn cơm xong chưa được nghỉ, tôi còn phải rửa cả đống bát mấy mâm mà mẹ chồng không hề thò tay vào. Con dâu đi xa mệt như thế, vất vả như thế lại mang bầu mà mẹ chồng không nỡ giúp một tay. Nghĩ mà chán nản.
Đêm hôm đó, tôi đau bụng dữ dội và có dấu hiệu chẳng lành. Tôi phải gọi chồng và anh đưa tôi đi bệnh viện. Đau đớn thay, tôi bị sảy thai. Người tôi ngất đi ngất lại vì cảm thấy hụt hẫng, mất đi đứa con của mình còn gì đau hơn. Nghĩ đến cảnh tượng về nhà chồng, nghĩ đến chuyện tôi van nài bố mẹ chồng, chồng tôi cho tôi ở lại nhà mẹ đẻ ăn Tết thì chồng không đồng ý. Còn nói tôi là kênh kiệu, sinh sự, lười biếng. Bây giờ tôi hận quá. Nằm trong bệnh viện, nước mắt tôi rơi. Mẹ chồng cũng không hỏi han tôi một lời. Mới làm dâu mà lại khổ thế này sao?
Tôi nói với anh rằng, tôi không muốn tiếp tục việc này nữa, tôi mặc kệ tất cả. Ngày hôm sau, chồng đón tôi về. Tôi quyết định không làm gì cả, cũng không ăn uống. Khi nào có việc gì cần thiết lắm thì tôi đi lại, không tôi cứ nằm lì trong nhà, để chồng tôi mặc xử lý. Tôi không còn thiết tha nữa, chán nản lắm rồi! Tôi chỉ mong cho cái Tết qua nhanh để bố mẹ chồng không còn phải thấy bộ dạng của tôi khiến họ khó chịu nữa, chồng tôi cũng bớt khó xử đi.
Bây giờ, lại một cái Tết nữa sắp đến, nghĩ lại quá khứ, nghĩ lại chuyện đã qua, tôi thấy đau lòng vô cùng. Lòng tôi như lửa đốt, tôi chán nản, chỉ sợ cảnh về nhà chồng. Nhưng năm nay, chắc chắn là tôi phải về rồi, vì không bầu bí cũng chẳng có con thơ. Không về nhà chồng nữa thì chỉ có nước chia tay. Thôi thì vợ chồng mới lấy nhau được hơn 1 năm nên cố gắng làm mọi chuyện thật tốt. Cố gắng hòa giải mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, nhưng mỗi lần nghĩ lại chuyện cũ, thực sự tôi mệt mỏi vô cùng, tôi cảm thấy chán nản lắm vì áp lực gia đình chồng!
Theo VNE
Anh phản bội em nhưng bắt em phải còn trong trắng Anh quay về sau khi phản bội em và nói không tha thứ nếu em ngủ với người khác khi anh đi. Chị Thanh Bình thân mến! Em đang thực sự rất rối bời, em không biết phải làm sao, mong chị hãy cho em một lời khuyên! Em và anh ấy đã yêu nhau được 4 năm. Chúng em yêu nhau tha...