Tôi đã tự làm khổ mình
Xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mẹ ly hôn, phải nương nhờ vào tình thương của ông ngoại, tôi cảm nhận sâu sắc nỗi khổ khi ăn hôm nay, không biết bữa mai ra sao.
Nhờ chăm chỉ, chịu khó học, tôi tốt nghiệp đại học, đi làm. 25 tuổi, tôi kết hôn với mong muốn tìm một chỗ dựa khác thay cho ông ngoại tôi vừa qua đời. Chồng tôi hơn tôi một tuổi, cũng vừa đi làm được mấy tháng. Sau này, khi đã làm vợ anh ngót 10 năm, tôi có hỏi “động cơ” nào thúc đẩy anh lấy tôi thì anh trả lời “chán đời” – tưởng đùa mà là thật. Chúng tôi đến với nhau như trò may rủi của số phận. Nhờ trời, sau 15 năm chung sống yên ổn, có thể nói cả hai đều tạm hài lòng.
Là con cả trong gia đình, lại không được sống chung với cha mẹ nên ngoài nỗi tủi thân đeo bám, tôi còn phải làm rất nhiều việc – kể cả lau chùi dọn dẹp nhà cửa cho hàng xóm, cắt chỉ, dán phong bì, bưng bê ở quán ăn…, việc gì tôi cũng làm để kiếm thêm tiền phụ ngoại trang trải cuộc sống. Khi tôi lấy chồng – nhà chồng chẳng hơn gì nhà tôi.
Hơn nữa, khi ấy chồng tôi đang học văn bằng hai nên nghiễm nhiên tôi thành “trụ cột”. Có lẽ vất vả, khổ cực đã quen nên có cực nữa tôi vẫn gắng gỏi vượt qua. Có lần, tôi phải gạt nước mắt bán đi số nữ trang ít ỏi, là quà cưới gia đình tôi cho, để chồng đóng học phí. Tiếc lắm, nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác.
Vốn tính cần kiệm nên cuộc sống của vợ chồng tôi không đến nỗi thiếu trước hụt sau. Rồi tôi sinh con trai đầu lòng, bao nhiêu tiền kiếm được tôi dồn hết để mua sữa cho con. Năm 2002 – thời điểm tôi sinh bé, lương của nhân viên quèn như tôi một tháng chưa tới 1,5 triệu đông nhưng tôi đã dám chi 1,6 triệu đông để mua sữa ngoại cho bé uống với niềm tin mơ hồ rằng con tôi đươc khỏe mạnh, thông minh.
Suốt một thời gian dài, mối quan tâm số một của tôi là chăm lo cho con. Muốn mua cái áo mới để mặc đi làm, tôi cũng quy ra giá sữa rồi “nâng lên đặt xuống”. Lựa chọn cuối cùng của tôi là để dành tiền mua sữa cho con.
Rất may, chồng tôi là người thông minh, chịu khó nên sau khi lấy được văn bằng hai – anh “nhảy việc” sang công ty khác với mức lương cao hơn. Dù thu nhập của hai vợ chồng được cải thiện rất nhiều nhưng tôi vẫn ki cóp như thuở nào. Tôi sợ đói, sợ khổ – nỗi sợ dường như còn nhân lên gấp bội khi tôi có con – nhất định con tôi sẽ không phải chịu những cay đắng mà tôi đã trải qua. Rồi chúng tôi mua được nhà, tuy nhỏ nhưng ấm áp. Nhưng, căn nhà sẽ trở nên “chật chội” nếu tôi sinh bé thứ hai.
Vậy là ngoài việc nuôi con, tôi còn cố gắng làm thêm, cắt giảm chi tiêu cá nhân nhiều hơn để dành tiền cơi nới căn nhà. Sau gần 15 năm làm lụng, tiết kiệm tối đa, vợ chồng tôi đã mua thêm được căn nhà liền kề, cái “chuồng cu” 25m2 đã thành ngôi nhà cấp bốn với diện tích hơn 50m2. Chúng tôi còn tậu thêm được một căn nhà nhỏ để cho thuê.
Video đang HOT
Cứ tưởng gánh mưu sinh đã nhẹ đi rất nhiều nhưng vì luôn lo xa, luôn sợ đói, sợ khổ nên tôi bàn với chồng ráng tích góp vài năm nữa để có thêm một cái nhà cho con trai. Nghe tôi bàn kế hoạch, chồng tôi lắc đầu ngao ngán, bởi mấy năm nay dù đã lên chức quản lý – lương tính bằng đô la Mỹ nhưng mức sống của gia đình và cá nhân anh cũng không khác mấy so với hơn 15 năm về trước. Có lẽ, tôi sẽ y như kế hoạch mà thực hiện nếu không xảy ra một biến cố.
Cách đây mấy tháng, tôi đang làm thì bị ngất xỉu phải đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết ngoài chứng tụt can xi, tôi còn bị gan và máu nhiễm mỡ. Nếu tôi không tích cực thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ, siêng năng tập thể dục, tôi có nguy cơ bị cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2. Cầm bệnh án trên tay, tôi tự hỏi – tôi đã làm gì, đã sống như thế nào trong suốt mười mấy năm qua để có kết quả này?
Để tiết kiệm nhiều hơn, thay vì mua thực phẩm tươi ngon, tôi chủ động mua hàng “loại 2″; thay vì chú trọng chất lượng của bữa ăn, tôi cốt ăn sao cho no, hậu quả là tôi bị dư cân béo phì nhưng lại thiếu can xi và thiếu sắt; thay vì phải khám sức khỏe định kỳ, tôi lại trung thành với suy nghĩ chừng nào bệnh hẵng hay, hoặc tự ý ra nhà thuốc tây khai với người bán…
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Sức khỏe là vốn quý mà tôi còn thờ ơ, huống hồ ngoại hình. Mấy ngày bệnh xin nghỉ phép nằm nhà, chồng đi làm, con đi học – rảnh tay nên tôi lấy gương ra soi. Trước mặt tôi là một người phụ nữ tuổi trẻ đã qua nhưng già chưa tới, rõ ràng tóc đã lưa thưa – chắc là rụng rất nhiều. Khuôn mặt khắc khổ hằn sâu vết thời gian, làn da chảy xệ do không được chăm sóc, đôi môi nứt nẻ, thâm đen… Tôi đó sao?
Tôi chưa 40 tuổi mà như một người sắp lên lão? Tôi đã làm gì với thân xác mình? Bấy lâu tôi hay nghe chồng tôi thở dài nhưng có lẽ vì quá chán nên anh chẳng buồn góp ý. Anh không nỡ nói sự thật? Tôi cũng chẳng biết anh có bồ bịch bên ngoài không khi “cơm” nhà chẳng những nguội mà còn bốc mùi ôi thiu? Nói dại, lỡ tôi có mệnh hệ nào thì hai con của tôi sẽ ra sao? Nhà để ở đã có, nhà cho thuê để tăng thu nhập cũng có, nhà để làm của hồi môn cho con trai cũng sắp sửa có… nhưng liệu những cái nhà đó có ý nghĩa gì khi tôi đánh mất sức khỏe?
Tôi mơ hồ ngộ ra rằng tôi đã bị cái tuổi thơ nghèo khổ đeo bám đến độ sống không ra sống. Vì quá lo xa nên tôi cứ vọng tưởng rồi mải miết, cuống cuồng chuẩn bị cho những ngày sắp sửa đó mà không biết rằng mình cần phải sống cho hiện tại. Bắt đầu từ ngày mai tôi sẽ thay đổi. Tôi cần giảm cân theo lời đề nghị của bác sĩ. Tôi cần ăn uống lành mạnh và tích cực tập thể dục. Tôi sẽ buông một số việc mà vì ham tiền tôi đã chần chừ…
Tôi ngồi dậy, lấy giấy viết ra gạch vài đầu dòng là những điều cần làm để phục vụ cho mục tiêu cải thiện sức khỏe mà thấy tinh thần phấn chấn hẳn. Bỗng đâu văng vẳng bên tai lơi thúc giục về mục tiêu mua nhà làm của hồi môn cho con trai 13 tuổi, nhưng thôi kệ. Có sức khỏe là có tất cả.
Theo Baophunu
Ở cữ nhà chồng, từ sau xin chừa!
3 tháng ở cữ nhà chồng tôi có cảm giác như thời gian kéo dài cả 3 năm, thực sự kinh khủng.
Dù Chít giờ đã gần một tuổi, tôi cũng không còn ở cùng bố mẹ chồng nữa nhưng thỉnh thoảng trong giấc mơ, tôi vẫn mơ về những ngày ở cữ, tôi khóc, tôi sợ hãi và choàng tỉnh khi nước mắt vẫn đọng trên má... Tôi thực sự rất sợ những ngày đó.
Tôi lấy chồng hơn 5 tuổi, anh lại là sếp của tôi nên ai cũng bảo tôi may mắn. Nói thật mọi người nhìn bên ngoài thế chứ chính gia đình tôi không muốn cho tôi lấy anh bởi gia đình tôi là công nhân viên chức, bố mẹ đều làm giáo viên còn bố mẹ anh chỉ là nông dân. Không chỉ có thể, nhà tôi ở thành phố còn quê anh ở tận vùng núi xa lắc lơ. Đó chính là 2 lý do chính bố mẹ quyết tâm ngăn cảm tình yêu của chúng tôi.
Ban đầu anh tán tỉnh tôi, tôi cũng không ưng lắm bởi khi đó tôi đã có người yêu rồi. Thế nhưng người yêu tôi lại đang đi du học, còn anh thì ngày ngày gặp gỡ. Anh hiền lành, chất phác nên đã chinh phục được tôi và 2 năm sau ngày yêu, tôi chính thức làm vợ anh. Trong 2 năm đó, tôi cũng chỉ được về quê anh, gặp bố mẹ anh một lần bởi quê anh tận vùng núi xa xôi, mà hai chúng tôi đều bận công việc. Vì vậy tôi không thể hiểu hết được họ. Nhưng tôi nghĩ, tôi lấy chồng chứ có phải lấy bố mẹ chồng đâu, và trước sau gì chúng tôi cũng mua nhà Hà Nội, đâu có ở cùng bố mẹ chồng mà lo.
Thế rồi sau đám cưới được vài tháng, tôi &'dính' bầu. Chúng tôi còn chưa kịp đi hưởng tuần trăng mật, chưa kịp tiêm phòng trước khi mang thai. Nhưng còn cái là của trời cho nên tôi quyết định giữ con. Những ngày mang bầu, bố mẹ chồng tôi quan tâm lắm. Hầu như có cái gì ngon cũng gửi xe ô tô xuống Hà Nội cho chúng tôi. Thấy các cụ nghĩ cho con cái thế, tôi cũng yên lòng. Rồi đến những ngày sắp sinh, khi thông báo tôi sẽ sinh ở Hà Nội, bố mẹ chồng nằng nặc không cho và còn bắt xe xuống Hà Nội để khuyên giải tôi. Mẹ chồng tôi nói chồng tôi là con trưởng trong gia đình nên tôi phải sinh cháu đích tôi tại nhà chồng. Mà nếu tôi sinh ở Hà Nội thì bà cũng không xuống chăm được vì bà còn bận việc nhà. Mẹ tôi khi đó vẫn còn đi làm nên tôi cũng không nhờ được bà.
Những ngày ở cữ nhà chồng tôi thấy thật kinh khủng. (ảnh minh họa)
Nghe xong lời các cụ khuyên bảo, tôi đành sách đồ về vùng núi để sinh con. Về đây rồi tôi mới biết dù nhà chồng ở thị trấn nhưng vùng quê này còn khá cổ hủ. Tôi chỉ mong với tấm chân tình của bố mẹ, mẹ con tôi sẽ có những ngày bình yên. Thế nhưng tôi đã sai lầm. Đến bây giờ tôi vẫn hối hận vì sao lại quyết định về quê chồng ở cữ, vì sao không bảo vệ ý kiến của mình ở lại Hà Nội, vì sao không xin về nhà mẹ đẻ...?
Ngày đi đẻ ở nhà chồng, tôi thực sự bị sốc khi chỉ có một mình mẹ chồng đưa tôi đi. Tôi đau đẻ 3 ngày ở bệnh viện huyện nhưng người thân trong gia đình chồng cũng chẳng đến chăm sóc. Chồng tôi khi đó lại đang đi công tác tận Sài Gòn không thể về ngay được. Những ngày tôi nằm viện chờ sinh, chỉ có mẹ chồng nhưng bà cũng không ở bên tôi thường xuyên mà chỉ đến bữa ăn hay buổi tối bà mới có mặt. Hỏi ra tôi mới được biết, việc sinh nở ở đây là chuyện bình thường. Người dân tộc còn tự sinh ở nhà chứ đâu cần đến bệnh viện như tôi. Ồ hóa ra là vậy, chẳng trách không ai quan tâm đến sự sống còn của tôi.
Khi tôi đau đẻ quá mà con vẫn không chịu chào đời, tôi đưa tiền cho mẹ chồng bảo đưa phong bì cho bác sĩ để được quan tâm hơn thì bà nói: "Không cần phải thế, nhà mình đâu thừa tiền." Rồi bà cầm phong bì bỏ vào túi bà. Dù đang đau đẻ nhưng tôi thực sự bực mình lắm.
Rồi cuối cùng con gái tôi cũng chào đời an toàn. Mẹ chồng chỉ cho tôi ở viện một ngày vì nói ở đây tốn kém trong khi bà đâu có bỏ tiền ra. Những ngày ở cữ mới thật kinh khủng. Mẹ chồng bắt tôi kiêng đủ mọi thứ từ nước, gió, ăn uống nhưng giữa tháng 6 nóng nực, phòng không có điều hòa hỏi mẹ con tôi chịu sao nổi. Bà chỉ cho tôi ăn canh rau và thịt kho. Nhiều khi tôi thèm ăn chút hoa quả, đưa tiền nhờ mẹ chồng mua mà tôi còn bị mắng rằng không biết nghĩ cho con.
Bà bắt tôi kiêng khem là thế nhưng suốt 3tháng ở cữ, mẹ chồng chẳng giúp đỡ tôi được cái gì từ việc thay tã, bế con lúc buổi đêm hay khi tôi ăn uống. Mẹ chồng tôi nói là phụ nữ thì phải vất vả thế, bà nuôi 5 con đều một tay chăm sóc thế nên bây giờ tôi phải tự chăm con tôi. Những ngày sau sinh, vết rạch chưa khỏi hẳn, đau mỏi lưng, mất ngủ... tôi cần lắm một sự giúp đỡ của mẹ chồng mà chẳng được. Khi đó tôi chỉ biết khóc một mình.
Qua tháng, tôi còn phải tự giặt đồ đạc cho mình và con. Đã thế mẹ chồng còn không cho tôi dùng bỉm vì sợ làm mông cháu bà bị hăm. Thay vào đó bà bắt tôi đóng tã vải cho con. Trẻ sơ sinh thì đái, ị liên tục nên tôi quay cuồng với đống đồ bẩn. Tôi có nhờ mẹ chồng mua bỉm nhưng bà kiên quyết không mua và lần nào cũng giữ khư khư tiền của tôi.
Ban đêm trông con vất vả nhưng ban ngày mà tôi ngủ nhiều, không dậy nấu nướng hoặc dậy muộn một chút là bố chồng đã khác ý rồi nói ngày xưa thế này, ngày xưa thế kia... Mẹ chồng cũng thêm vào vài câu để làm bẽ mặt tôi. Thực sự 3 tháng ở nhà chồng, không có chồng bên cạnh tôi thực sự cảm thấy bất lực, uất ức vô cùng. Đã thế khi con được ngoài tháng, tôi xin về nhà ngoại mà bố mẹ chồng tôi còn không cho. Họ có chăm được tôi gì đâu mà giữ tôi làm gì cơ chứ...
Hết 3 tháng, tôi quyết tâm trở về Hà Nội. Lấy lý do phải đi làm trở lại và về nấu cơm nước cho chồng, ông bà mới đồng ý. Thoát khỏi nhà chồng, tôi thấy cuộc đời mình như sang một trang khác. Nhưng những ký ức về những ngày đó vẫn còn trong tôi mãi. Tôi thực sự sợ ở cữ nhà chồng, nếu đẻ lần nữa, tôi xin chừa không về đó nữa đâu.
Theo VNE
Bạn gái cặp với ông già vì sợ tôi không lo được tương lai Em yêu một người đáng tuổi cha rồi đưa người đó về phòng trọ của em ân ái. Tôi hỏi lý do thì em nói "Sau này anh ra trường chỉ là kiến trúc sư quèn, liệu có lo cuộc sống cho tôi không". Ảnh minh họa Nói ra điều này tôi mong em đọc được và đừng đối xử với ai giống...