Tôi đã trưởng thành từ mốc khủng hoảng tuổi lên 2 của con
Tôi hay đánh con đến nỗi, bà ngoại trách: “có mỗi đứa con mà ngày nào cũng đánh nó, nó đã còi cọc thì chớ, đánh nhiều nó không lớn lên được”. Những lúc đó tôi lại khóc.
ảnh minh họa
Tôi không phải là người phụ nữ truyền thống vì tôi không giỏi nấu nướng, thêu thùa. Tôi cũng không phải người phụ nữ hiện đại vì tôi không biết ăn mặc đẹp, đánh phấn son hay thường xuyên đi ăn hàng quán. Tôi càng không phải là người phụ nữ tài năng vì tôi không kiếm được nghìn đô một tháng. Nói tóm lại, tôi là người phụ nữ hết sức tầm thường, thậm chí còn lười.
Ngày mang bầu con, tôi bị ông bác sĩ siêu âm mắng là vô tâm, không biết nghĩ cho con vì “mẹ làm công việc bàn giấy mà ăn uống thế nào để con trong bụng nhẹ cân đến thế”. Tôi cũng chỉ hơi chột dạ rồi nghĩ “làm gì nhẹ cân lắm đâu”. Sinh con rồi, tôi cũng ít chú ý tới việc tẩm bổ, chế biến nhiều món ăn cho con. Trộm vía con tôi ít ốm đau nên tôi cũng không dành nhiều thời gian cho con. Tôi chỉ biết chúi mũi vào công việc, cả ngày lẫn đêm.
Con tôi càng lớn, càng biết nhiều và càng bướng hơn. Thậm chí con còn nghiến rắng cấu xé và đánh lại mẹ. Mọi người bảo con đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 nhưng tôi không tin. Những lúc con bướng, thay vì tìm hiểu tâm tính con, tôi chỉ biết quát tháo, gào lên to hơn tiếng khóc của con để con sợ mà nín. Nếu con còn kêu khóc, phản ứng, tôi sẵn sàng cầm đũa đánh con thật đau. Những lúc đó thực lòng tôi cảm thấy bất lực với con. Tôi đánh con mà nước mắt cứ chảy ra. Tôi sợ không đánh con thật đau, không trị con thật nghiêm lúc đó thì sẽ không thể dạy nổi con sau này.
Cho dù tôi dành ít thời gian cho con nhưng tôi vẫn yêu con lắm chứ, chính vì vậy mà mỗi lần đánh con tôi cũng đau lòng lắm. Nhưng không hiểu sao tôi rất nóng tính và sẵn sàng đánh con những lúc con bướng. Những lúc đánh con xong, tôi lại khóc một mình.
Tôi hay đánh con đến nỗi, bà ngoại trách: “có mỗi đứa con mà ngày nào cũng đánh nó, nó đã còi cọc thì chớ, đánh nhiều nó không lớn lên được”. Câu nói của bà làm tôi giật mình. Cả ngày hôm đó tôi chỉ nghĩ đến những gì tôi đã làm với con. Tôi giận mình vô cùng, tôi thấy mình thật vô trách nhiệm với con, tôi là người mẹ tồi tệ nhất trên đời. Lần đầu tiên tôi thấy sốt ruột về tình trạng còi kẹ, không tăng cân của con. Lần đầu tiên tôi thấy việc quát mắng, đánh con liên tục là không ổn và cũng là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng mình quá ích kỉ khi chỉ biết đến công việc mà không quan tâm đến con nhiều hơn. Buổi chiều hôm đó, khi tắm cho con, tiếng con líu ríu “mẹ ơi, con chưa xin lỗi mẹ, con xin lỗi mẹ từ nay không thế nữa” khiến tôi không cầm được nước mắt. Hóa ra con vẫn nhớ chuyện tôi đánh con buổi sáng, con nghiến răng cấu lại tôi và con cho rằng đó là lỗi của con.
Video đang HOT
Sao đó lại là lỗi của con được nhỉ, rõ ràng lỗi của tôi lớn hơn rất nhiều mà?
Cũng từ hôm đó tôi bắt đầu thay đổi hành vi của mình. Tôi tìm hiểu các món ăn trên mạng và nấu cho con nhiều món ngon hơn, cho dù con lười ăn tôi vẫn nấu. Buổi chiều, tôi giành việc tắm cho con để mẹ con trò chuyện nhiều hơn (trước đây, chủ yếu là bố tắm cho con). Tôi chăm chỉ giặt tay những bộ quần áo xinh xinh của con để quần áo con sạch hơn, nhìn con đáng yêu hơn khi mặc (trước đây cũng là bố ném vèo vào máy giặt khiến nhiều cái áo của không thể sạch vì con ăn uống rớt trên áo hoặc dính đất cát, khi mặc nhìn con lôi thôi và lúc nào cũng như mặc quần áo bẩn). Buổi tối tôi đọc truyện cho con nghe, lắng nghe và trả lời những câu hỏi của con một cách kiên nhẫn. Tôi không ôm việc vào người nữa, tôi cố gắng làm hết ở công ty để buổi tối có thời gian chơi với con, dạy con học. Cuối tuần, tôi đưa con đi chơi, con sướng, cười rất khoái chí. Tôi thấy yêu đời hơn vì những tiếng cười và câu nói ngộ nghĩnh của con.
Thế mà cũng phải mất tới 2 năm tôi mới làm được những việc mà mẹ nào cũng làm cho con như một lẽ dĩ nhiên. Chừng đấy thời gian tôi mới nhận ra rằng, có con là điều tuyệt vời nhất trên đời và trẻ con chẳng bao giờ là rắc rối cả. Tôi giận mình không hiểu điều này sớm hơn.
Tôi thay đổi từ đó, dù tôi không phải là người phụ nữ hoàn hảo nhưng ít ra tôi cũng có thể là một người mẹ tốt cho con. Hóa ra, những mốc khủng hoảng của con trong cuộc sống cũng có tác dụng khiến tôi nhìn nhận lại mình. Tôi hiểu một điều đơn giản là tính cách của con hình thành từ tình cảm của cha mẹ. Giờ đây, con tôi ngoan lắm, yêu mẹ lắm, tôi cũng ngoan và trưởng thành hơn. Cảm ơn mốc khủng hoảng 2 tuổi của con và tôi sẽ không còn cảm thấy lo lắng cho những lần mốc khủng hoảng tiếp theo của con sau này nữa
Theo VNE
Mệt quá, 1 ngày chồng thử làm vợ
Mới thử được tới công đoạn đi chợ mua thức ăn, chuẩn bị đồ ăn sáng mà tôi đã thấy mệt phờ người.
Thấy bà vợ suốt ngày than khổ, kêu trời kêu đất, quát tháo các ông chồng là: "Các ông thử làm đàn bà xem, nếu làm được thì tôi phong các ông là Thánh sống". Ý vợ là, làm vợ cực khổ, cực khó, lại mệt nhọc. Tôi thì tôi không cho là thế, vì đàn ông chúng tôi, gánh nặng cơm áo gạo tiện, kiếm tiền cho cả nhà, nuôi vợ, nuôi con mới là việc lớn. Chúng tôi ngoại giao, công việc rồi tiền bạc, không có chúng tôi thì đàn bà các chị, các em lấy gì mà nương tựa. Chúng tôi không vất vả thì thôi, nói gì mấy bà đàn bà.
Nhưng vợ tôi bĩu môi dài thườn thượt, bảo tôi là không biết gì, không hiểu cho người vợ phải vất vả thế nào. Vợ còn bảo: "Kiếm tiền á, đổi vai đi, ai chẳng kiếm được tiền, đâu chỉ đàn ông. Nếu anh thích, thử làm vợ một ngày xem sao?".
Nhất định không chịu thua bà vợ, thế nên, sáng nay, không giống như mọi ngày ngủ tới tận sưng mắt mới dậy, rồi đánh răng rửa mặt, ăn đồ ăn sáng xong đi làm, tôi dậy rất sớm. Còn vợ vẫn nằm trên giường ôm con.
Việc đầu tiên tôi làm là chạy ra chợ mua ít đồ. Bình thường, sáng ta nếu không đi đâu sớm, tôi thường dậy chạy thể dục rồi mới về nhà chuẩn bị đi làm. Nhưng hôm nay, không cần chạy. Tôi lượn ra chợ, xách mấy túi đồ ăn sáng, xách cả thức ăn buổi trưa buổi tối bỏ tủ lạnh cũng đã nhọc lắm rồi. Mỏi rã rời cánh tay, nói chi tới chuyện chạy bộ làm gì.
Việc đầu tiên tôi làm là chạy ra chợ mua ít đồ. Bình thường, sáng ta nếu không đi đâu sớm, tôi thường dậy chạy thể dục rồi mới về nhà chuẩn bị đi làm. (ảnh minh họa)
Khổ nhất là cái khâu mặc cả, vợ đã dặn, không được họ nói bao nhiêu là mua từng ấy, vì đàn ông đi chợ hay bị bắt nạt lắm. Thế là cứ trả lên trả xuống vài đồng bạc. Cuối cùng bực quá, tôi chẳng buồn mặc cả nữa, họ cứ nói bao nhiêu thì tôi mua ngần ấy. Về tới nhà, vợ hỏi giá, bị vợ nói cho một trận mát cả mặt. Lúc ấy, vợ tôi mới dậy đánh răng, rửa mặt, thong dong đi vào ngồi đợi chồng chuẩn bị bữa sáng cho ăn.
Mới thử được tới công đoạn đi chợ mua thức ăn, chuẩn bị đồ ăn sáng mà tôi đã thấy mệt phờ người, lại còn bị phen mất mặt vì mặc cả quá đà ở hàng chợ. Cuối cùng, khi tới lượt mình đánh răng rửa mặt, chuẩn bị đi làm thì đã gần muộn. Tôi hộc tốc phi xe đến cơ quan, may ra kịp, vừa chạy vào quẹt thẻ vừa thở hổn hển, ai nhìn cũng tưởng tôi có việc gì trọng đại. Ấy thế mà sáng nào vợ tôi cũng dậy sớm, chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng, thong thả đánh răng rửa mặt đi làm, mà vợ còn làm sớm hơn cả tôi. Bái phục!
Tôi không phải đưa con đi học, vì trường học cùng đường đi tới cơ quan vợ. Nhưng đón con là chuyện của tôi, vì tối ấy vợ có việc bảo về muộn. Hết giờ hành chính, tôi lập tức đứng dậy đón con. Trời ơi, lâu lắm rồi tôi mới về tầm này, bình thường, sau giờ tan tầm khoảng 1 tiếng, tôi mới thong dong đi về, vừa đi vừa hút thuốc vì lúc đó luôn nghĩ, đã có vợ chuẩn bị cơm nước ở nhà. Nhưng giờ, không về thì không kịp đón con, còn đi chợ. Tôi vội chạy xe đến trường, tìm mãi không thấy lớp của cô giáo. Đã nhờ vợ miêu tả tỉ mỉ, còn xin cả số điện thoại của cô, thế mà tìm hoài không ra. Trước giờ tôi đâu có làm việc này, trường của con ra sao, lớp học con ra sao tôi còn không hay biết, đón thì làm sao mà đón nhanh được. Tôi vội gọi cho cô, cô lại bảo tôi đi đường ấy, thế là cứ lòng vòng mãi. Cuối cùng cũng may tìm được lớp. Khi ấy thì trời đã tối mò.
Vợ gọi mãi mà sao chưa thấy tôi về, tưởng tôi có việc gì. Khi đó, tôi mới chạy qua chợ, mua vội tí thức ăn, một món rau, một món thịt.
Về tới nhà, đầu tóc tôi bù xù, con thì khóc thét vì bố lao xe ầm ầm, lạng lách, con sợ quá. Quyết không thua vợ, tôi vào bếp chuẩn bị món ăn. Tôi gọi vợ: "Dầu đâu, chảo đâu em, nồi đâu, gạo ở đâu...?", tất cả những thứ ấy tôi đều không biết, tôi phát mệt lên vì phải tìm chúng. Tôi cứ hỏi thì vợ lại bảo: "Việc anh, anh làm, không là được thì anh thừa nhận thua đi". Thế là tôi lại tìm, mò mẫm, cuối cùng thì xong được bữa cơm đúng chỉ có hai món. Tôi ăn ngấu nghiến như người chết đói không biết tới ngon là gì. Còn vợ tôi thì nhăn mặt, chê món mặn, món nhạt thếch. Tôi thử nậm giọng, đúng là mặn thật, trời ơi, thế mà tôi ăn không hay biết gì.
Tôi đi tắm, còn vợ ngồi xem ti vi, như cái việc mà tôi vẫn thường làm khi vợ dọn dẹp.(Ảnh minh họa)
Tôi đi tắm, còn vợ ngồi xem ti vi, như cái việc mà tôi vẫn thường làm khi vợ dọn dẹp. Vợ bảo tôi rửa bát, lau nhà, tôi cũng làm, mồ hôi vã ra, vừa tắm xong lại như người chưa tắm. Con còn chưa ngủ thì tất nhiên việc dạy con học là phần của tôi. Bắt thằng cu lôi sách vở ra cũng mệt, hướng dẫn nó học chữ này, chữ nọ còn bực hơn. Cứ nằm hướng dẫn con như thế, tôi thiếp đi ngủ lúc nào không hay. Mở mắt ra thì đã sáng.
Vợ tôi gọi dậy, bảo: "Anh không dậy đi chợ, mua đồ ăn sáng à, còn đưa con đi học nữa...". Tôi sợ quá, chắp tay lạy vợ bảo: "Thôi em ạ, em tha cho anh, anh thua rồi. Từ nay em cứ làm thiên chức của người vợ, anh kiếm tiền, anh không thắc mắc gì cả. Anh biết em vất vả rồi, anh chịu đấy, không dám làm việc này ngày thứ hai. Không đổi vai gì hết, ông trời sinh ra là thế, em cứ làm vợ, còn anh cứ làm chồng. Thôi em đi chợ đi, anh ngủ tiếp đây". Nói rồi tôi lại lăn ra ngủ, tôi sợ quá, may mà vợ không bắt bẻ nhiều.
Đúng là một ngày làm vợ, dù mới trả qua mấy việc cơ bản mà đã thấy sợ hãi, mệt mỏi rồi. Thế mà làm cả đời với việc đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, trông con thì chắc chết. Giờ mới hiểu được nỗi thống khổ của chị em. Từ nay tôi xin chừa cái thói so đo, tính toán...
Theo VNE
Làm người thứ ba, tôi cũng đau đớn lắm! Cái ngày tôi trao thân cho anh, gật đầu nhận lời yêu anh, tôi biết mình đang đánh cược với cuộc sống của mình. Tôi đã bỏ lại sau lưng tất cả những lời đàm tiếu, những lời chửi rủa và cả sự khinh miệt của người thân, những người biết tôi đang say đắm một người đàn ông có vợ. Và tôi...