Tôi đã tát vợ sau nhiều lần chứng kiến cảnh cô ấy đánh con
Tôi muốn vợ hiểu cảm giác và hậu quả của việc đánh người khác khi vợ đã tát con mới 3 tuổi.
Tôi 35 tuổi. Vậy là mục tiêu lớn nhất trong đời của tôi đã dần khép lại, tôi chẳng trách ai cả, chỉ trách mình đã phá bỏ tất cả. Tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em, ở đó tôi từng chứng kiến ba đánh mẹ, tôi và các em tự hứa với bản thân lớn lên sẽ không bao giờ đánh vợ con, nhưng hôm qua tôi đã tát vợ trong khi đang tỉnh táo. Tôi đã nghĩ tới hậu quả của cái tát tai này nhưng không thể nào kiềm chế được. Tôi muốn vợ hiểu cảm giác và hậu quả của việc tát người khác khi vợ đã tát con (nó mới 3 tuổi), chỉ vì mè nheo. Đây không phải lần đầu cô ấy đánh con.
Ảnh minh họa.
Tôi tự nhận mình không phải người đàn ông hoàn hảo nhưng luôn cố gắng thay đổi bản thân để vun đắp hạnh phúc gia đình. Tôi từ chối gần hết những buổi nhậu nhẹt, tụ tập bạn bè, đồng nghiệp để về nhà với con. Tôi cố gắng dành nhiều thời gian nhất những ngày cuối tuần để dẫn vợ con đi chơi, rồi vào bếp nấu ăn khi có thể. Tôi từ bỏ phong thái quản lý của một phó giám đốc chi nhánh ngân hàng để về đến nhà chỉ là một người cha gần gũi, hòa đồng, chia sẻ với hai con nhỏ. Những cố gắng của tôi dường như không được đồng cảm khi vợ muốn quản lý tôi hơn là một sự bình đẳng và chia sẻ lẫn nhau. Tôi hiểu điều đó, chấp nhận nhẫn nhịn vì gia đình dù cô ấy nhỏ hơn tôi đến 8 tuổi.
Tôi chấp nhận không sống với một người vợ không còn chung suy nghĩ nhưng luôn day dứt về 2 đứa con sẽ thiếu bố hoặc mẹ khi chúng còn quá nhỏ. Tôi phải làm sao đây, hãy cho tôi một lời khuyên.
Video đang HOT
Phong
Theo ngoisao.net
Khi đàn ông ở nhà làm nội trợ
Từ bao đời nay, trong suy nghĩ của không ít người, những việc "trong nhà trong cửa" mặc nhiên là nhiệm vụ của người phụ nữ. Người ta chưa quen lắm với việc đàn ông làm nội trợ mặc dù hiện nó đang là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi.
Đã mấy năm nay, chị em tiểu thương trong chợ ở Cư xá Ngân hàng ở Q.7 đã quen thuộc với hình ảnh bác Hoàng, một huấn luyện viên bóng đá về hưu, luôn cẩn thận chọn lựa từng mớ rau, con cá để chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình. Thời gian đầu, khi thấy người đàn ông cao ráo, quắc thuớc xuất hiện lạc loài trong cái chợ nhỏ này, không ít bà lên tiếng trêu đùa, chọc ghẹo vì cứ tưởng góa vợ. Nhưng từ khi biết rõ hoàn cảnh thì dường như ai cũng quý mến bác hơn. Bác chia sẻ do yêu cái nghề của mình phải đi theo cùng đội bóng nên thời còn trẻ hai vợ chồng bác ít khi có dịp ở cạnh bên nhau. Giờ về hưu nên bác gánh hết chuyện nội trợ trong gia đình như một cách cố gắng bù đắp tình cảm cho bác gái.
Vợ hay chồng ở nhà làm nội trợ là do cả hai ngồi lại để cùng thỏa thuận, sắp xếp. Quan trọng hơn hết là cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình
Trong khi đó, Đăng Khoa, từng là nhân viên IT của một công ty chuyên về giải pháp phần mềm ở Phú Nhuận, lại đành chấp nhận làm nội trợ khi chẳng có sự lựa chọn nào khác. Cách đây 4 năm vào một lần đi nghỉ mát cùng gia đình, trong lúc tắm biển anh bị bất tỉnh do sóng đánh va đầu vào đá. Sáu tháng sau sức khỏe mới dần hồi phục nhưng lại bị liệt nửa người. Chị Nhi, vợ anh cho biết, từ một người đàn ông trụ cột trong gia đình mà phải nằm một chỗ rồi ở nhà lo cơm nước cho vợ đi làm quả là một cuộc khủng hoảng trầm trọng đối Khoa vào thời điểm đó. Cũng may là theo thời gian, nhờ sự nâng đỡ, động viên tinh thần từ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, mà anh đã dần thích nghi với cuộc sống hiện tại. Giờ không chỉ lo việc nội trợ, Khoa đã bắt đầu nhận viết phần mềm cho các dự án lớn nhỏ.
Còn với anh Quang Tấn, nhân viên hoa tiêu của một cảng lớn ở Q.9, lại là một sự chủ động trong quyết định của mình. Do chị Như Loan, bà xã của anh, được bổ nhiệm làm giám đốc một chi nhánh Ngân hàng tại Thủ Đức. Chị nói, thành công của chị là nhờ anh đã hy sinh sự nghiệp, lui về vun vén cho gia đình để chị yên tâm trong vị trí mới. Anh Tấn cho rằng, nếu ở hoàn cảnh của anh có lẽ ai ai cũng quyết định như vậy thôi. Những chuyện cơm nước, chăm sóc hay đưa đón con cái thì phải tự tay mình làm mới yên tâm được, đâu thể nói do bận bịu công việc mà giao phó người ta làm thay cho mình.
Ở cư xá Phú Lâm, Q.6 còn có hẳn hội những ông chồng ở nhà làm nội trợ. Sáng ra ai nấy đều tranh thủ đưa con đến trường, ghé chợ mua thịt cá trước khi quay về nhà với nhiệm vụ cao cả của mình. Lâu lâu cũng tổ chức gặp gỡ, giao lưu hoặc chén chú, chén anh khá rôm rả theo kiểu "chia sẻ kinh nghiệm nội trợ" hay "nâng đỡ tinh thần gì đó". Mỗi gia đình là mỗi lý do, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng xem ra nhà nào cũng trong ấm ngoài êm.
Thực tế cho thấy, giữa cuộc sống không ngừng thay đổi và biến chuyển như hôm nay cùng sự bình đẵng trong phân công lao động thì chuyện đàn ông ở nhà làm nội trợ đã không còn là chuyện cá biệt
Dường như cho đến hôm nay, trong thâm tâm của không ít người, ngay cả đối với phụ nữ, vẫn không thể nào chấp nhận được chuyện đàn ông ở nhà làm nội trợ vì "nghe tội tội làm sao ấy" . Phải chăng do suy nghĩ từ bao đời nay đó chỉ là công việc không tên, không tuổi dành cho những người phụ nữ mà thôi. Đàn ông mà chỉ ở nhà quanh quẩn với việc bếp núc là điều bất bình, là thua thiệt, thất bại trong cuộc sống?
Thực tế cho thấy, giữa cuộc sống không ngừng thay đổi và biến chuyển như hôm nay cùng sự bình đẵng trong phân công lao động thì chuyện đàn ông ở nhà làm nội trợ đã không còn là chuyện cá biệt. Thậm chí đây còn là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia châu Á, những nơi mà từ lâu vẫn mặc định nội trợ là công việc chỉ dành cho phụ nữ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Gia đình mãi luôn hạnh phúc khi mọi người cùng biết chia sẻ, yêu thương và tôn trọng nhau.
Nói cho cùng, vợ hay chồng ở nhà làm nội trợ là do cả hai ngồi lại để cùng thỏa thuận, sắp xếp. Quan trọng hơn hết là cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Người đi làm bên ngoài đừng vì thế mà coi thường người ở nhà. Và ngược lại, người ở nhà làm nội trợ cũng không nên mặc cảm, tự ti. Mỗi người đều có mỗi vị trí cùng vai trò không thể thay thế trong mái ấm của mình. Gia đình mãi luôn hạnh phúc khi mọi người cùng biết chia sẻ, yêu thương và tôn trọng nhau.
Theo thegioitiepthi.vn
Phụ nữ tự kiếm tiền: Dám mua thứ mình thích, dám bỏ kẻ làm khổ mình Trong một cuộc hôn nhân, nếu chỉ có người đàn ông đi làm kiếm tiền nuôi sống gia đình thì đừng đòi hỏi sự bình đẳng. Anh ta sẽ làm chủ, sẽ quyết định mọi thứ. Người vợ lệ thuộc tài chính chỉ có quyền nghe theo mà thôi. Không độc lập về kinh tế thì đừng mong độc lập về bất cứ...