Tôi đã phát hiện bí mật ‘kinh hoàng’ của em
Tôi tình cờ phát hiện tờ biên nhận gởi tiền Quyên để trên bàn. Người nhận là Lê Thị Mai, ở tận huyện Cái Nước, Cà Mau.
Tôi thắc mắc không biết người ấy là ai vì số tiền khá lớn. Tuy nhiên, tôi không dám hỏi vì có lần Quyên nói rất ghét ai tò mò hỏi chuyện riêng tư của mình.
Chuyện sẽ không có gì nếu những ngày sau đó, Quyên không buồn bã, cau có, tâm trí lo ra, tôi hỏi chuyện gì cũng trả lời giật cục rất khó nghe. “Em sao vậy? Mấy hôm nay anh thấy em rất lạ”- tôi bảo Quyên. Em lắc đầu: “Không có gì”.
Tôi quen Quyên trong một lần cùng anh em đi nhậu. Cô nhân viên phục vụ chu đáo, vui vẻ nhưng không ngả ngớn cười đùa như thường thấy ở quán xá khiến tôi để ý. Từ đó tôi hay ghé quán vì ở đó thức ăn khá ngon. Lâu dần thành khách quen, tôi biết em tên Quyên, mỗi tuần làm ở quán 3 tối. Quyên đang học năm cuối Đại học Kinh tế TP.
Phải 1 năm sau kể từ lần đầu trông thấy Quyên, tôi mới rủ được em đi chơi. Khi ấy Quyên đã ra trường, xin được việc làm ở Khu Công nghiệp Tân Bình. Tối đó em kể cho tôi nghe khá nhiều về gia đình mình. Cha mẹ em mất trong một lần bị chìm ghe trên sông Cái Tàu. Lần đó, người anh duy nhất của em cũng chết mất xác.
Phải 1 năm sau kể từ lần đầu trông thấy Quyên, tôi mới rủ được em đi chơi. Khi ấy Quyên đã ra trường, xin được việc làm ở Khu Công nghiệp Tân Bình. (ảnh minh họa)
Quyên kể trong nước mắt: “Năm đó em 12 tuổi. Bác Tư Chùi, một người bà con bên nội đưa em về nuôi…”. Câu chuyện đời của em thật buồn khiến tôi vô cùng thương cảm. 12 tuổi, Quyên thành đứa trẻ mồ côi, phải làm lụng cực nhọc để đổi lấy miếng ăn vì người bà con cũng nghèo. Em được đi học một buổi còn một buổi đi phụ việc ở một tiệm tạp hóa ngoài thị trấn Cái Nước. Rồi bác Tư Chùi cũng bệnh mất, em thành tứ cố vô thân. Biết phận mình nên em ráng học và thi đậu vào đại học. Cũng như khi còn ở quê, lên Sài Gòn em lại vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiền trang trãi học phí…
Câu chuyện của em càng khiến cho tôi cảm động chen phần nể phục. Tôi, một đứa con cưng trong gia đình, quen sung sướng từ nhỏ, một bước ra ngoài có người đưa đón, muốn gì có nấy, đòi gì được nấy nên tôi không hình dung được một đứa trẻ 12 tuổi phải một mình chống chọi với cuộc sống như thế nào? Tôi nghĩ, nếu sau này em làm vợ tôi, chắc chắn tôi sẽ bù đắp cho em…
Tôi đã suy nghĩ như thế suốt 4 năm qua. Thế nhưng đôi lần tôi đề cập đến chuyện cưới xin thì Quyên đều gạt đi: “Để em ổn định công việc đã. Với lại, em rất ngại… Bên em không còn ai, không lẽ đám cưới mà không có họ nhà gái?”. Tôi bảo ba mẹ tôi không chấp nê chuyện đó, nếu cần tôi đưa em về quê tìm lại bà con dòng họ; thế nào cũng phải có một vài người. Thế nhưng em kiên quyết lắc đầu: “Không được đâu”.
Video đang HOT
Em cứ chần chừ như vậy trong khi ba mẹ tôi hối thúc từng ngày. Mẹ tôi còn dọa, nếu tôi không cưới thì bà sẽ cưới vợ cho tôi. Cứ lần khân như vậy cho tới khi tôi tình cờ phát hiện em còn có một người quen nào đó tên Lê Thị Mai ở vùng đất xa xôi tận cùng của Tổ quốc… Người ấy với em thế nào mà em gởi cho họ nhiều tiền như vậy? Em còn điều gì giấu tôi nữa? Tôi bắt đầu nghi ngờ cái lai lịch không rõ ràng của em. Mà một khi đã nghi ngờ, nếu không giải tỏa được thì nó cứ như có chiếc gai đâm vào chân mình. Tôi nhất quyết phải tìm cho ra sự thật…
Và tôi đã gặp họ. Hai mẹ con sống trong căn nhà rách nát, phía trước là một cái chòi lá cũng rách nát như vậy bày lèo tèo mấy thứ bánh kẹo, thuốc lá, nước ngọt rẻ tiền… Họ là mẹ và em ruột của Quyên. Người mẹ hom hem, bệnh tật; đứa em 22 tuổi mà người gầy choắt như mới 15…
Tôi trở về Sài Gòn với tâm trạng trĩu nặng như thế. Tôi không muốn gặp Quyên vì muốn mình có thời gian để nhìn nhận lại tất cả. “Anh sao vậy? (ảnh minh họa)
“Từ hồi nó ra thị trấn học cấp II thì đã không cho mẹ đi thăm. Nó sợ bạn bè chê cười nhà nó nghèo. Có mấy công đất, hồi trước làm ruộng lấy lúa ăn cả năm, còn dư để bán cho con Quyên đi học; sau này dì yếu không làm nổi, con Quyên lại đi học trên Sài Gòn nên phải bán bớt mấy công, số còn lại cho người ta thuê. Mỗi mùa họ đong cho chục giạ lúa, chỉ đủ ăn nên con Thắm phải nghỉ học, đi ở mướn cho người ta… Mấy bữa nay dì bệnh, nó xin nghỉ ở nhà coi chừng. Nó nói con Quyên gởi tiền về nhưng dì không xài, dành dụm để cất lại cái nhà, sau này dì trăm tuổi thì con Thắm cũng đỡ vất vả. Hồi học ngoài thị trấn, nó còn về thăm chớ từ khi lên Sài Gòn tới giờ, nó biệt tăm, biệt tích…”.
Câu chuyện của người mẹ bị ngắt quãng vì những cơn ho xé ngực. Tôi nhìn bà mà không khỏi ái ngại. Tôi bảo Thắm: “Em cầm số tiền này đưa mẹ lên bệnh viện tỉnh khám, mua thuốc uống. Đừng ngại, anh là bạn thân của chị hai em. Để lúc nào thuận tiện, anh nói chị về thăm mẹ và em”.
Khi nói những điều này, tự dưng mắt tôi lại cay cay. Tôi thấy tội nghiệp bà mẹ này. Người ta nói “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê gia chủ nghèo”, thế mà người tôi yêu thương, gởi gắm biết bao hi vọng lại không dám nhìn nhận người đã sinh ra, nuôi nấng, dành cả cuộc đời để chăm chút cho mình. Dù Quyên có nỗi khổ riêng gì đi nữa, tôi cũng nhất quyết không tha thứ cho em chuyện này.
Tôi trở về Sài Gòn với tâm trạng trĩu nặng như thế. Tôi không muốn gặp Quyên vì muốn mình có thời gian để nhìn nhận lại tất cả. “Anh sao vậy? Tự dưng lại lạnh nhạt với em như vậy? Gọi điện không bắt máy, nhắn tin không trả lời, em bệnh mà kêu anh cũng không tới là sao?”- Quyên đón tôi ngay cổng công ty để cật vấn. Tôi bảo em: “Anh đang gặp một số chuyện không vui. Em về đi, đừng quấy rầy anh nữa. Khi nào anh thấy thoải mái trong lòng thì sẽ đến tìm em”.
Tôi nói vậy rồi lên xe bỏ đi.
Thật sự tôi thấy như chính mình bị tổn thương. Quyên cư xử với những người ruột thịt của mình như thế thì mong gì em tử tế với tôi, với cha mẹ tôi? Thế nhưng để nói lời chia tay với em thì tôi cũng không biết phải nói thế nào, lấy lý do gì?
Điều day dứt và cũng là câu hỏi lớn nhất mà suốt mấy tuần qua tôi không tìm được câu trả lời là có nên tiếp tục tình yêu với người con gái này nữa hay không?
Theo VNE
Tôi ở rể sướng như tiên
Nghe mấy ông anh nói, ở rể nhục này, nhục nọ, tôi thấy hài hài. Nhục hay không là do các ông suy nghĩ thôi và cũng tùy hoàn cảnh nữa.
Đâu phải ông nào cũng nhục khi ở rể, ở rể thì có gì sai nào, có gì không tốt nào? Tôi đây, ở rể sướng như tiên này, nhục đâu mà nhục?!
Tôi đích thị là chàng trai tỉnh lẻ, không lẫn vào đâu được. Từ hồi lên đại học, tôi đã có tiếng là nhanh nhẹn, hoạt bát nên được bầu làm bí thư lớp, rồi bí thư khóa. Sau đó, tôi cũng nhờ lực học và quan hệ của mình nên có được vị trí tốt trong trường học và được nhiều người để ý, đặc biệt là các em gái. Với khuôn mặt khá điển trai, tôi được các cô gái bám theo rất nhiều, trong đó có một người mà tôi rất ưng ý và bây giờ là vợ của tôi.
Em đẹp và dịu hiền. Trước khi yêu nhau, tôi đã kể cho em nghe về gia đình mình và nói tôi không xứng với em. Tôi ở quê, trai tỉnh lẻ lại chẳng có gì trong tay, nhà thì nghèo, trong khi em là con gái thành phố lại giàu có, sang trọng. Bố mẹ em cũng chỉ làm kinh doanh nhưng lại có tiền của nhiều. Tôi tự ti nhiều khi yêu em, nhưng nhờ sự động viên của người yêu, tôi đã vượt qua được mặc cảm.
Bố mẹ em ở Hà Nội, lại có căn nhà 5 tầng mà giờ chỉ có đứa em trai đang ở. Em trai em còn nhỏ, mới học cấp 3 nên tương lai cũng chưa biết thế nào. (ảnh minh họa)
Sau rất nhiều lần ái ngại vì phải về nhà người yêu ra mắt, tôi bắt đầu thấy quen dần, cảm thấy gia đình em thân thiện, quý mến mình hơn. Tôi đi làm, lương tháng được gần chục triệu, còn em cũng được tầm đó. Hai vợ chồng nếu đi thuê nhà thì cũng phải mất vài triệu, lại thêm tiền được nước, xem ra cuộc sống ở Hà Nội như vậy thì khó khăn. Thấy tôi lo lắng nhiều, em có ý định muốn tôi về nhà em ở cùng.
Bố mẹ em ở Hà Nội, lại có căn nhà 5 tầng mà giờ chỉ có đứa em trai đang ở. Em trai em còn nhỏ, mới học cấp 3 nên tương lai cũng chưa biết thế nào. Tôi nghe cũng bùi tai vì về ở đó sẽ nhàn hạ hơn nhiều. Được sự đồng ý của bố mẹ em, tôi dọn về ở cùng gia đình em, cái mà các bạn gọi là ở rể.
Hàng tháng, tôi chẳng mất đồng tiền nào ngay cả tiền thuê nhà. Nếu tính ra hai vợ chồng thuê nhà, thì tháng tôi phải bỏ ra vài triệu. Thế mà giờ, tiền ấy tôi bỏ túi lại được bố mẹ vợ cho thêm. Tôi sống ở nhà em, có mẹ em lo cơm nước, cứ đi làm về là có cơm ăn. Bố mẹ em và chúng tôi là một gia đình ấm cúng, không có điều tiếng gì cả.
Chúng tôi được bố trí một phòng riêng trên tầng. Khi nào đi làm về muộn hoặc đi nhậu với bạn bè, tôi đều chủ động gọi cho mẹ, báo mẹ là không ăn cơm ở nhà. Khi về muộn thì nói vợ để cửa, hoặc là dặn vợ ngủ trước. Thế nên, tôi được lòng bố mẹ lắm, có đi đâu muộn cũng không sao.
Các bạn đừng có vì sự sĩ diện của bản thân mà tự làm khổ mình. (ảnh minh họa)
Cứ về nhà là có cơm ăn sẵn, sống như ở nhà mình vì vốn là đàn ông, tôi không phải câu nệ, ngại ngùng như mấy cô về làm dâu. Mẹ vợ cũng muốn có con cái sum vầy cho vui vẻ nên mẹ đối xử với tôi rất tốt.
Thi thoảng có người tới chơi, bảo đây là con rể của bà là họ cũng có vẻ ái ngại, vì nghĩ rằng nhà này lại cho con rể ở cùng, nhưng tôi chẳng ngại. Tôi cứ vui vẻ tiếp chuyện, dùng mồm mép của mình để nói chuyện, để họ hiểu thêm về tính cách của mình. Tránh tình trạng mới nhìn đã phán xét người khác không hay. Vì thế, lâu dần, những người tới nhà tôi cũng không còn nghĩ tôi là con rể trong nhà nữa, ai cũng hòa đồng vui vẻ. Họ hàng nhà vợ cũng vì tôi biết đối đãi nên mọi thứ cũng không có gì khó khăn cả.
Tiền hàng tháng tôi chỉ đưa cho mẹ tí xíu, gọi là thêm vào cho mẹ, còn tôi để dành được khá nhiều, vợ tôi cũng vậy. Đấy tính mà xem, lấy gái Hà Nội, có nhà có cửa, lại không phải đi thuê, được ở nhà vợ, được bố mẹ vợ chăm sóc tận tình, còn gì bằng? Ở rể ư, hà cớ gì phải đau lòng, phải cảm thấy nhục nhã. Có ai quy định đàn ông thì không được ở rể?
Các bạn đừng có vì sự sĩ diện của bản thân mà tự làm khổ mình. Cứ ở rể nếu như cần thiết, nhưng quan trọng là bạn phải biết đối nhân xử thế, biết mình biết ta, biết đâu mới là điều nên làm, nên nói, thì cuộc sống mới ôn hòa được. Cứ tỏ ra tự ti, để nhà vợ coi thường mình là kẻ bám váy vợ thì chẳng trách nào luôn sống áp lực và mệt mỏi.
Tôi đây thì thấy, ở rể quá sướng quá ngon, chẳng có gì phàn nàn. Hi vọng tôi sẽ được ở đây cả đời để chăm sóc bố mẹ và cũng là cách để vợ tôi, con tôi sau này được ông bà lo lắng, vợ tôi cũng không buồn vì phải xa nhà mình.
Thế mới nói, quan trọng là cách đối nhân xử thế các bạn ạ, còn chuyện ở rể hay ở riêng không quy định nhiều đâu!
Theo VNE
Chuyện xúc động về mẹ vợ Sau khi hỏi thăm gia cảnh và dự định tương lai của chúng con, mẹ bảo: "Con có ý định cưới con gái bác thì phải hiểu rõ về nó. Con vẫn nhớ như in ngày con theo người yêu về ra mắt mẹ. Sau khi hỏi thăm gia cảnh và dự định tương lai của chúng con, mẹ bảo: "Con có ý...