Tôi đã mua Suzuki XL7 sau gần 3 tháng chờ Kia Sonet
Sau 2 lần bị dời lịch hẹn nhận xe, anh Đình Kiên (TP.HCM) đã rút cọc Kia Sonet và chuyển sang chọn mua Suzuki XL7 với thời gian chờ đợi chỉ một tuần.
Vào đầu tháng 12/2021, cũng như nhiều người dùng khác trên thị trường có nhu cầu tìm mua một mẫu xe để đi chơi Tết Âm lịch, tôi bắt đầu tìm hiểu chọn mua xe.
Với kinh phí dự trù tầm 700 triệu đồng vay trả góp, tôi muốn mua xe gầm cao cho chiếc ôtô đầu tiên mình sở hữu. Trước đây tôi từng có thời gian sử dụng qua vài mẫu xe gầm thấp của gia đình và người thân như Kia Morning, Honda Civic hay Mazda3.
Vừa ý với Kia Sonet hơn Toyota Raize
Ởthời điểm đó, Kia Sonet và Toyota Raize là 2 mẫu xe phù hợp nhất với nhu cầu và tiêu chí đặt ra nên tôi bắt đầu tìm hiểu thực tế.
Trước hết là Raize, tôi có mượn xe của đồng nghiệp để đi thử thì cảm thấy không quá ưng ý về độ hoàn thiện, cách âm.
Cộng thêm việc khi đến đại lý Toyota dò giá thì được báo đến tháng 4 mới có xe nên phương án mua Raize được gác lại, bởi tôi cần xe trong trước Tết Âm lịch chứ không thể đợi lâu đến vậy.
Trong khi đó, tôi thấy khá ưng ý với mẫu SUV Hàn Quốc vì xe có nhiều option hơn, thiết kế trông cũng trẻ trung hơn Raize. Về phần giá bán thì Sonet cũng “vừa miếng” vì lúc đó vừa được ưu đãi phí trước bạ cỡ vài chục triệu đồng.
Điểm trừ của Sonet là nội thất khá chật, về lâu dài cũng không giữ giá bằng xe Nhật. Đặc biệt là showroom Kia không có xe lái thử.
Sau khi cân nhắc kỹ thì tôi vẫn chốt cọc Kia Sonet bản Premium cao nhất và lịch hẹn trên hợp đồng là giao xe giao xe trong tháng 1. Chi phí lăn bánh vào khoảng 670 triệu đồng.
Vẫn cưỡi xe máy đi chơi Tết
Tuy nhiên, hy vọng có xe mới đi chơi Tết của tôi bị dập tắt khi đến gần năm mới Âm lịch thì được sale gọi báo dời thời gian giao xe sang gần cuối tháng 2, đi kèm lời xin lỗi chậm trễ từ hãng do khâu sản xuất bị thiếu chip bán dẫn.
Do nhận tin báo khá cận Tết nên tôi không kịp rút cọc để chuyển sang chọn dòng xe khác. Thực tế cũng có nhiều người dùng cũng đặt Kia Sonet khoảng tháng 11, 12 năm trước và bị lỗi hẹn như tôi, trên các hội nhóm có không ít trường hợp đã “quay xe” vì bị khất hẹn trước Tết.
Còn ở phần mình, tôi đành chấp nhận dự định du xuân đầu năm bằng ôtô mới bị đổ vỡ hoàn toàn bởi lý do khách quan, dù rằng đã chuẩn bị khá kỹ càng từ trước đó hơn một tháng cho việc tậu xe mới.
Tôi khá hụt hẫng Tết năm nay, khi đã chốt mua ôtô từ sớm nhưng cuối cùng vẫn phải chở bạn bè bằng xe máy trong những ngày nghỉ lễ.
Video đang HOT
Thời điểm đó, đã nhiều lần tôi nghĩ đến việc mình nên lựa chọn một mẫu xe phù hợp với mình, hơn là tìm mua những mẫu xe đang hot vì mới ra mắt, vừa phải chờ lâu, vừa có thể phải chi thêm “lạc” để nhận xe.
“Chốt” Suzuki XL7 vì Kia Sonet tiếp tục lỡ hẹn
Một tuần sau Tết, tôi liên hệ trở lại với showroom Kia thì được sale báo vẫn chưa có thông tin số khung số máy dự kiến cho chiếc Sonet mà tôi đặt cọc. Cùng với đó thì lời hẹn cuối tháng 2 giao xe cũng khó có thể thực hiện, buộc lòng tôi phải tìm giải pháp thay thế cho Kia Sonet.
Cái tên khả dĩ được nhắc đến là Suzuki XL7 và tôi trực tiếp đến showroom để xem xe cũng như tham khảo phần chi phí.
Suzuki XL7 có xe giao ngay sau Tết nên tôi đã “chốt” mua luôn.
Nhìn chung, sau khi chạy thử qua XL7 tôi cảm thấy khá hào hứng vì ga mượt, tay lái nhẹ dễ chịu, gầm cao máy thoáng đi phố thoải mái, nội thất rộng chở được nhiều đồ, thiết kế cabin đẹp, ngoại hình trung tính và trông không bị “bình dân” như vài dòng xe 7 chỗ khác cùng tầm giá.
Sale của đại lý Suzuki báo giá lăn bánh XL7 tại TP.HCM vào khoảng 610 triệu đồng sau khi trừ khuyến mãi đến 75 triệu đồng. Lý do xe được giảm giá sâu là đang xả hàng để đón các model đời 2022 dùng động cơ chuẩn khí thải Euro 5.
Số tiền kể trên để lấy XL7 thấp hơn nếu mua Sonet Premium và tương đương chọn Raize. Tuy nhiên, điều vui nhất không chỉ là được giảm giá mà là tôi có thể “chốt” nhận xe chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, thay vì phải chờ đợi vài tháng như 2 mẫu SUV bị “cháy hàng” của Kia và Toyota.
Tiện nghi của XL7 ở mức đủ dùng, màn hình to nhưng không sắc nét lắm trong khi loa nghe tạm chấp nhận được.
Tất nhiên, tôi phải chấp nhận lấy xe gần cuối đời thay vì mua được bản nâng cấp. Ngoài ra, chiếc Suzuki XL7 vẫn có vài thiệt thòi nếu so với Sonet bản cao, ví dụ như chỉ có 2 túi khí, không có cảm biến trước, không có đèn bật tự động, thiếu cửa sổ trời, cảm biến áp suất lốp…
Bù lại cũng được an ủi phần nào vì gói ưu đãi của đại lý có thêm kha khá phụ kiện tặng kèm như dán kính, thảm sàn, cam hành trình, tính năng tự lock cửa, ốp che mưa…
Nói chung bỏ ra hơn 600 triệu đồng có xe về đi ngay, không cần chờ đợi lâu, thủ tục giấy tờ nhanh gọn, nhiều ưu đãi làm tôi hài lòng, trái ngược với cảm giác hụt hẫng trong suốt dịp Tết vừa qua.
Xe gầm cao 600 triệu đồng, chọn Kia Sonet hay Suzuki XL7?
Kia Sonet có nhiều trang bị tính năng tiện nghi và công nghệ vận hành mới, trong khi Suzuki XL7 nhỉnh hơn về tính thực dụng với khoang nội thất 5 2.
So với một vài năm trước đây, thị trường ôtô Việt Nam nay đã có nhiều hơn các lựa chọn cho nhu cầu mua xe gầm cao ở tầm giá 600 triệu đồng. Bên cạnh một vài model hạng B của Ford hay MG, khách hàng hiện có thể cân nhắc dòng SUV cỡ nhỏ Kia Sonet hoặc mẫu xe 7 chỗ Suzuki XL7.
Vào đầu tháng 12 này, 4 phiên bản Sonet (499-609 triệu đồng) bắt đầu được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước. Trong khi đó, XL7 nhập khẩu từ Indonesia với giá niêm yết 590-600 triệu đồng được giảm giá sâu để thu hút khách hàng trong giai đoạn cuối năm.
Tại một vài đại lý Suzuki ghi nhận chi phí lăn bánh XL7 vào khoảng 610-620 triệu đồng, tương đương Sonet Luxury sau khi giảm trước bạ. Vậy giữa 2 mẫu xe này có gì hơn kém nhau khi cân nhắc mua xe cho gia đình?
Kia Sonet trẻ trung, Suzuki XL7 nam tính
So sánh về thiết kế, Kia Sonet mang phong cách SUV đô thị với dáng vẻ năng động và hiện đại. Ngoại thất của mẫu xe Hàn Quốc được thiết kế vừa đủ sắc sảo, kết hợp cùng các góc bo lớn ở cản trước/sau cho cảm giác dễ gần, phù hợp với cả khách hàng nam và nữ.
Về phía XL7, biến thể nâng gầm của Suzuki Ertiga gây ấn tượng nhờ ngoại hình mạnh mẽ mang hơi hướm SUV. Loạt chi tiết giúp đại diện Nhật Bản trông "cơ bắp" hơn Sonet có thể kể đến ốp hốc đèn sương mù hay ốp hốc bánh xe cỡ lớn, hướng đến người dùng thích kiểu xe gầm cao hầm hố.
Về phần trang bị tính năng ở ngoại thất, 2 mẫu xe của Kia và Suzuki khá tương đồng khi cùng có đèn chiếu sáng và đèn hậu LED, mâm xe 16 inch, baga mui, cánh lướt gió trên cao tích hợp đèn báo phanh...
Điểm cộng của Sonet Luxury là có cảm biến bật/tắt đèn tự động và chức năng đề nổ từ xa, giúp cabin được làm mát sẵn khi đỗ xe ngoài trời nắng nóng.
Suzuki XL7 ghi điểm nhờ vào kích thước tổng thể to lớn hơn khi vốn là xe 5 2. Còn Sonet ưu tiên sự nhỏ gọn với chiều dài tổng thể chỉ hơn 4,1 m đôi chút và khoảng sáng gầm lên đến 205 mm, cho khả năng xoay xở và leo lề linh hoạt.
Kia Sonet nhiều trang bị, Suzuki XL7 tiện dụng
Tiếp nối vẻ trẻ trung ở bên ngoài, Kia Sonet có khoang lái thể thao khi được trang bị kiểu vô-lăng D-cut và màn hình trung tâm trên bảng táp-lô nối liền vào đồng hồ tốc độ. Đi cùng với đó là ghế ngồi bọc da ở bản Luxury được phối màu đen/đỏ bắt mắt.
Trong khi đó, Suzuki XL7 có nội thất đơn giản hơn với thiết kế theo hướng thực dụng và dễ làm quen. Điểm nhấn đáng chú ý là màn hình cảm ứng 10 inch, lớn hơn cỡ 8 inch của Sonet Luxury.
Với chiều dài cơ sở hơn 2,7 m, XL7 có được cabin rộng rãi và đa năng hơn đáng kể so với Sonet. Hàng ghế thứ 3 giúp mẫu xe Suzuki tăng khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dùng, nhất là với các gia đình đông thành viên.
Còn nếu chỉ đi 5 người, mẫu xe Nhật Bản có được khoảng để chân dư dả, trần xe thoáng cùng độ nghiêng tựa lưng có thể ngả được tốt hơn. Đó là chưa để đến khoang hành lý 550 lít khi gập hàng ghế thứ cuối.
Không rộng rãi hay có khoang để đồ tốt như Suzuki XL7, Kia Sonet bù đắp cho khách hàng bằng nhiều trang bị tiện nghi. Phiên bản Luxury ghi điểm với sạc điện thoại không dây, điều hòa tự động, 6 loa, kiểm soát hành trình, cảm biến đỗ xe trước/sau hay cảm biến áp suất lốp.
Trong khi đó, XL7 có điều hòa chỉnh cơ, trang bị 4 loa và chỉ lắp cảm biến lùi. Còn lại, một vài tính năng tương đồng có thể kể đến camera lùi, 2 túi khí, nút bấm khởi động...
Về thông số vận hành, cả Sonet và XL7 cùng sử dụng động cơ xăng 1.5L nhưng mức thông số của mẫu SUV 5 chỗ là nhỉnh hơn, bao gồm cả công suất và mô-men xoắn. Kết hợp cùng hộp số vô cấp Smartstream IVT và tùy chọn kiểm soát lực kéo, Kia Sonet hứa hẹn cho khả năng di chuyển mượt mà hơn.
Đổi lại, với hộp số tự động 4 cấp, XL7 có thể đáp ứng tốt cho các tình huống đi đường đèo dốc hoặc chở đủ tải 7 người. Một điểm cộng khác là mẫu xe Suzuki có mức tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất nhì trong nhóm xe 7 chỗ cỡ nhỏ, đạt 6,39 lít/km ở điều kiện hỗn hợp.
Kết luận
Nhìn chung, Kia Sonet hướng đến đối tượng khách hàng trẻ lần đầu mua ôtô, thích xe gầm cao với kiểu dáng năng động và có nhiều trang bị tính năng để sử dụng di chuyển hàng ngày. Điểm hạn chế nằm ở không gian nội thất không quá rộng rãi so với các dòng xe ở cùng tầm tiền.
Với Suzuki XL7, khoang lái 5 2 cùng giá bán cạnh tranh, chi phí sử dụng hợp lý là các ưu điểm để thuyết phục người dùng chuộng xe Nhật Bản bền bỉ và tiết kiệm. Tuy vậy, thiết kế có phần thực dụng và có phần già dặn khiến XL7 ít được khách hàng trẻ lựa chọn.
Top 5 xe đa dụng tháng 1/2022: Hyundai Tucson ngược dòng Trong khi hầu hết các mẫu xe đều có doanh số giảm mạnh 30-60% trong tháng 1/2022 thì Hyundai Tucson lại là cái tên hiếm hoi có tăng trưởng dương, qua đó có được thứ hạng cao trong top 5 xe đa dụng (SUV/Crossover). Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ tháng...