Tôi đã lên kịch bản để cầu hôn anh
Hẳn anh sẽ ngạc nhiên khi nhận được lời cầu hôn của em, nhưng ‘lấy chồng phải lấy liền tay’, em không chờ đợi anh nữa.
ảnh minh họa
Em – một cô nàng nói nhiều, yêu đời vô đối đã “cưa cẩm” được anh – một anh chàng thư sinh, hiền khô như cục bột chỉ bằng vài ba lần dụ dỗ đi múa ở trường, dự thi học sinh thanh lịch và khởi đầu chuyện tình kéo dài gần 10 năm của hai đứa bằng cái nắm tay “không đụng hàng”, chỉ bằng hai ngón út móc ngoéo vào nhau.
Bạn bè nối khố vẫn thường chòng ghẹo và chính anh cũng phán rằng: “Em là người tán tỉnh anh trước”. Ừ thì mặc kệ, em chấp nhận điều đó vì nó đúng phương châm của em: “Cái gì mình thích thì mình chọn chứ không dại gì mình để người ta chọn mình”. Mà kể ra em cũng có mắt tinh đời – theo như lời cô bạn thân của em, nó nói: “Anh hiền lành, dễ thương, lại cưng chiều em; lấy anh em không lo không có nhà để ở, không có xe để đi”. Em thì lại có nhận xét theo chiều hướng khác: Anh thương em, lo cho em, anh đã ra trường, có công việc ổn định và em cũng vậy. Gần 10 năm trôi qua đã cho em và anh quá nhiều kỷ niệm, tình yêu của chúng ta không còn cái trạng thái rạo rực, khát khao như những ngày đầu nữa mà nó trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, như một cái gì đó quá đỗi quen thuộc, một thói quen khó bỏ. Vì thế, chờ mãi không thấy anh ngỏ lời khi ngày kỷ niệm 10 năm yêu nhau sắp tới, em lẳng lặng tự mình lên một kế hoạch.
Đột ngột mời anh đi ăn ở một quán ăn ở ngoại thành với lý do mới được tăng lương, em sẽ diện một bộ đồ thật đẹp và cũng yêu cầu anh ăn mặc lịch sự một chút. Em sẽ không quên đặt bàn trước, em thích ngồi bàn gần cửa sổ, chọn một nhà hàng ven sông xem ra rất lãng mạn. Em nhờ nhà hàng chuẩn bị một bó hoa và cũng tự mình đi chọn một chiếc nhẫn vừa với tay anh. Giờ chỉ còn bấm số điện thoại của anh và xin cái hẹn trước.
Em đang suy ngẫm – cái cảnh em và anh cùng bước vào nhà hàng, cùng dùng bữa, cuối buổi tối ngọt ngào em đề nghị anh ăn món kem. Khi đang ăn em sẽ giả vờ mắc nghẹn cái gì đó và mè nheo với anh. Chỉ cần phút giây anh tới gần và hỏi em có sao không, em sẽ nói anh xòe tay ra và đưa cho anh chiếc nhẫn. Cảm giác khuôn mặt của anh sẽ biến dạng như thế nào lúc đó nhỉ? Em phì cười. Anh sẽ hỏi
- Cái gì đây hả em?
- Nhẫn cầu hôn.
Video đang HOT
- Cho ai?
- Cho hai chúng ta.
Người phục vụ bàn sẽ mang bó hoa em đặt sẵn đưa cho anh, trong lúc anh còn ngơ ngác em sẽ nói:
- Này, em tặng nhẫn cho anh, anh trao hoa cho em đi chứ, người ta cười kìa.
Theo kịch bản sắp sẵn, anh sẽ định thần và ôm bó hoa đến tặng em. Cảm giác bất ngờ cũng chưa hết, anh nháy mắt hỏi:
- Ai đời con gái lại làm thế bao giờ?
Em thì đã chuẩn bị sẵn câu trả lời:
- Có luật nào ghi rằng cầu hôn chỉ để con trai nói ra không? Trong khi hai người cùng yêu và cùng lập gia đình và cùng sinh con? Em muốn con em giống anh nên phải cầu hôn anh thôi. Anh đồng ý chứ? Lấy em nhé!
Chắc chắn rằng anh sẽ “Ừ!” thật nhẹ và hôn lên cái mặt đáng yêu của em. Thế là em đã thành công với chiến lược của mình. Một chi tiết em thêm vào kế hoạch, nếu anh hỏi sao chỉ anh có nhẫn thì em sẽ nhanh nhảu chỉ cho anh đến tiệm trang sức nơi mà em đã đặt nhẫn cho anh, chỗ đó vẫn còn một chiếc chưa lấy, và anh sẽ làm điều đó cộng thêm động tác đeo nó vào tay cho em.
Kế hoạch tương đối ổn, tình hình bây giờ là xem xét thời gian thực thi sao cho hợp lý. Mà không, “lấy chồng phải lấy liền tay chứ”, em lấy vội điện thoại, nhắn tin cho anh: “Anh ơi! Chủ nhật này mình đi ăn nhé! Em mới được tăng lương. Không cần chờ tin anh trả lời, em thay quần áo, đi thẳng ra cửa hàng trang sức của một người bạn, giờ đi chọn nhẫn là đúng nhất.
Theo VNE
Rơi nước mắt chuyện con dâu phố về quê
Điều lạ là mẹ chồng tôi không hề khó chịu hay tỏ ra ghét bỏ cô con dâu thành phố như tôi.
Tôi cảm thấy thực sự may mắn, lúc này, tôi càng cảm thấy yêu chồng, yêu gia đình nhà chồng hơn bao giờ hết. Càng thấy mẹ chồng chiều mình, thương mình, tôi càng thấy trước đây mình thực sự ích kỉ vì đã nghĩ cảnh làm dâu nhà quê mệt mỏi. Nói không quá thì tôi đã từng sợ cảnh phải ở nhà quê vì tôi vốn xuất thân là cô con gái, cô tiểu thư thành phố, đài các, sang trọng.
Lấy chồng được 1 ngày là chúng tôi lên thành phố ngay. Vì ở đó, chúng tôi đã có nhà cửa đàng hoàng, cũng là căn nhà mà bố mẹ tôi phụ giúp mới có được. Chứ nhà chồng tôi quê mua lại hoàn cảnh, làm gì có tiền phụ giúp vợ chồng tôi. Biết nhà anh nghèo, dù là bị bố mẹ phản đối nhưng với sự cương quyết của mình, bố mẹ đã chấp nhận cho chúng tôi lấy nhau.
Ban đầu tôi có tư tường, nhà anh nghèo nhưng lấy chồng có phải ở nhà chồng đâu mà lo, dù sao thì cũng lên thành phố, có quản gì. Thế nên, ngay sau đám cưới, chúng tôi lên thành phố sống và tiếp tục công việc của mình. Thời gian đó, bố mẹ anh nhiều lần bảo chúng tôi về quê cho vui, nhưng tôi cứ một mực không muốn về. Tôi nói với chồng là công việc bận rộn, thực ra là tôi muốn trốn tránh. Thế mà lần ấy, mẹ gọi điện trực tiếp cho tôi, mẹ nói giọng rất nhẹ nhàng, bảo: "Con à, các con dạo này khỏe không? Đường xá xa xôi, bố mẹ không lên thăm hai đứa được. Hai con thu xếp về chơi với bố mẹ một hôm cho vui cửa, vui nhà".
Về tới nhà, không khí làng quê mát mẻ khiến tôi thích thú. Vậy mà bao lâu nay tôi vẫn không muốn về, vì sợ cảnh mẹ chồng con dâu. (ảnh minh họa)
Nghe giọng mẹ, không hiểu sao tôi thấy nghẹn ngào. Mẹ ân cần, nhẹ nhàng vô cùng. Mẹ không trách cứ gì chúng tôi cả. Và ngay hôm đó, tôi thay đổi suy nghĩ vì nghĩ tội bố mẹ. Chúng tôi về quê.
Về tới nhà, không khí làng quê mát mẻ khiến tôi thích thú. Vậy mà bao lâu nay tôi vẫn không muốn về, vì sợ cảnh mẹ chồng con dâu. Về nhà chồng, tôi chẳng muốn động chân, động tay vào việc gì. Thấy mẹ cặm cụi trong bếp đun rơm, khói mù, tôi khó chịu vô cùng. Nhưng chồng cứ huých tay tôi, bảo vào làm cho mẹ, ai lại con dâu về nhà cứ ngồi không còn mẹ chồng cứ vào bếp nấu cơm vậy. Tôi bảo, không biết nấu bếp rơm, bếp rạ. Nhưng vì chồng, tôi phải vào bếp. Thấy mẹ hì hụi thổi cơm, thổi bếp rạ lên, rồi tôi vào, mẹ xua tay bảo: "Con ra đi, không làm được đâu, khói lắm, cứ để mẹ". Rồi mẹ quay ra nhìn tôi cười, mặt mẹ đầy nhọ nồi, nước mắt trào ra vì khói. Không hiểu sao lúc ấy tôi vừa buồn cười, vừa thương mẹ.
Tôi vội chạy ra ngoài, lấy chiếc khăn mặt ướt, lại mặt cho mẹ vì mặt mẹ vã mồ hôi với lại đầy nhọ nồi. Mẹ cứ thế nói với tôi, nói liên hồi: "Các con không quen chứ mẹ mấy chục năm làm thế này rồi. Có bếp ga mẹ cũng không muốn dùng, vì mẹ quen mùi rơm rạ. Mùa đông thì đun củi. Nếu không có chúng, có khi mẹ lại nhớ".
Tôi vào tranh làm với mẹ, mẹ cứ hất tay tôi ra, bảo ra ngoài mẹ làm. Hôm ấy, ăn cơm xong, cơm có cháy, ngon lắm. Mẹ cứ gắp cho tôi bảo nấu nồi cơm điện không có cháy, mẹ thích ăn cơm kiểu này. Miếng cháy bùi bùi, thơm thơm, ngon thật. Chồng tôi ăn say mê, nhìn gia đình chồng ấm cúng, tôi thấy có chút chạnh lòng và càng cảm thương mẹ hơn.
Tối ấy, tôi buồn đi vệ sinh, hai vợ chồng ngủ giường trong buồng còn bố mẹ ngủ bên ngoài. Nhà vệ sinh không khép kín, cách xa nhà ngủ một đoạn nên tôi rất sợ đi ra ngoài. Gọi chồng thì anh uống rượu nhiều, cứ ừ à không dậy. Mẹ nghe thấy tiếng tôi gọi, mẹ vội bật đèn pin và bảo, để mẹ dẫn đi. Thấy mẹ chồng ân cần, chăm sóc, tôi xúc động. Mẹ đưa tôi ra nhà vệ sinh, còn đứng chờ tôi mãi vì tôi bị đau bụng, mãi mới xong xuôi. Rồi đi vào, tôi bảo mẹ, &'sao mẹ không làm cái nhà vệ sinh kiểu hiện đại bây giờ, khép kín trong nhà cho nó nhanh'? Mẹ tôi cười không nói, rồi lại bảo, "thôi mình già tiết kiệm con ạ, chứ có dùng mấy mà cần". Nghe mẹ nói tôi mới thấy, đúng là tại mình không biết quan tâm mẹ. Tôi định sáng mai chồng dậy, sẽ bàn với chồng làm cho bố mẹ cái bếp, cái công trình phụ khép kín để ông bà đi lại đỡ trái gió trở trời.
Giờ ở trên thành phố làm việc, tuần nào tôi cũng gọi về cho bố mẹ chồng mấy lần, để hỏi bố mẹ đã ăn cơm chưa, có khỏe không. (ảnh minh họa)
Hôm ấy, chúng tôi ăn bữa cơm trưa chia tay, tôi chào bố mẹ lên thành phố tiếp tục công việc của mình. Khi đi, mẹ cứ gói hết quà này, quà kia cho tôi và rơm rớm nước mắt. Mẹ dặn, hai đứa có bận thế nào thì bận, nhớ về quê thăm bố mẹ cho tình cảm, chứ đừng ham công tiếc việc quá. Nghe mẹ nói mà tôi rưng rưng lệ, tôi nghĩ, tại tôi không có hiếu, tại tôi không cho chồng tôi về, chứ có phải tại chúng tôi bận đâu.
Giờ ở trên thành phố làm việc, tuần nào tôi cũng gọi về cho bố mẹ chồng mấy lần, để hỏi bố mẹ đã ăn cơm chưa, có khỏe không. Tôi thấy, đó là việc làm có ích nhất từ trước tới giờ với gia đình chồng. Nhìn chồng, tôi càng thương và yêu anh hơn. Năm nay, chúng tôi sẽ về ăn Tết với bố mẹ như dự định, tôi chẳng sợ cảm giác ở quê nữa. Mùa đông lạnh, gió rít ầm ầm, mình ngồi trong phòng ấm mà thấy thương bố mẹ ở quê lạnh giá. Tôi bỗng nhớ mùi bếp rơm rạ của mẹ vô cùng, nhớ hình ảnh mẹ cay cay sống mũi. Tôi nhấc điện thoại, gọi cho chồng: "Anh à, hay là, mình đón bố mẹ lên đây ở cùng?".
Theo VNE
Làm sao tôi thoát ra bây giờ? Càng nghĩ tôi càng thấy nhục. Không chỉ bị sui gia coi thường mà cả con dâu tương lai cũng không coi nhà chồng ra gì. Bây giờ đã vậy, mai mốt cưới nhau, làm sao tôi có thể sống nổi dưới ách thống trị của cả gia đình vợ? Bây giờ thì tôi biết bị người khác "trèo lên đầu, lên cổ"...