Tôi đã giúp bố mình thoát nỗi khổ viêm đại tràng không cần dùng thuốc
Cha mẹ luôn dành cho con cái tất cả sự yêu thương nhất. Nhưng con cái thì chưa chắc đã làm được điều đó. Cũng may tôi đã tỉnh ngộ, nhận ra những sai lầm của mình và giúp bố thoát viêm đại tràng một cách kì lạ.
Tôi sinh ra trong một gia đình có 3 anh em. Tôi là đứa con gái duy nhất trong nhà, lại là con út, nên luôn nhận được sự quan tâm và yêu thương của cả nhà. Nhất là bố tôi. Chính vì sự nuông chiều đó, luôn nghĩ rằng mình chẳng cần để ý đến mọi người, mình vẫn luôn được mọi người chiều chuộng. Tính cách đó đã khiến tôi luôn làm theo ý mình, không quan tâm tới mọi người trong nhà và trở thành một đứa con vô tâm lúc nào không hay.
Có Bifina đã giúp bố tôi thoát viêm đại tràng (ảnh minh họa).
Bố tôi là kỹ sư cho một nhà máy của bên quân đội. Bố và các bác đồng nghiệp luôn có thói quen là cứ mỗi buổi chiều đi làm về là đi uống bia, lai rai vài câu chuyện rồi mới về nhà ăn cơm. Thế nhưng khi tôi 15 tuổi, trong một lần bố đi liên hoan tổ sản xuất về bố có những biểu hiện lạ. Tôi thấy bố kêu đau bụng suốt cả tuần. Bố chẳng ăn uống được gì, cứ ăn là lại đau bụng và vào nhà vệ sinh. Nhưng vốn là đứa con vô tâm nên tôi cũng chẳng hỏi bố thế nào. Tôi chỉ thấy từ sau hôm đó, đi làm là bố về nhà ngay chứ không uống rượu bia nữa. Và cũng ít thấy bố đi dự những buổi liên hoan, cỗ bàn.
Và một điều lạ là trước đây bữa ăn của gia đình tôi luôn chú trọng nhất là các món hải sản, các món nộm. Vì đây là những món mà bố và chúng tôi đều ưa thích. Nhưng từ ngày bố bị đau bụng, suốt ngày mẹ chỉ cho chúng tôi ăn món rau luộc, thịt nạc hết rang lại luộc. Lúc đầu tôi còn nghĩ mẹ thay đổi khẩu vị, nhưng rồi bữa ăn nào cũng lặp lại như vậy thì tôi quay ra càu nhàu với mẹ. Có hôm còn giận dỗi không ăn cơm.
Nghe mẹ giải thích là bố bị bệnh viêm đại tràng, không ăn được đồ tanh, sống nên các con chịu khó. Tôi cũng không nghe. Vậy là trong bữa ăn nhà tôi luôn có 2 loại đồ ăn: một loại dành riêng cho bố, một loại dành riêng cho mấy anh em chúng tôi.
Cho đến tận khi tôi đi làm, tôi vẫn sống theo cách vô tâm với tất cả. Cứ vài tháng tôi lại thấy bố đi bệnh viện, rồi mang cả đống thuốc về uống. Có khi tôi thấy mẹ sắc cả thuốc cho bố uống. Nhưng tôi cũng chỉ hỏi thăm qua loa vì nghĩ bệnh đại tràng thì cũng không quá nguy hiểm.
Và mọi thứ thức tỉnh tôi sau lần bố nhập viện cấp cứu. Hôm đó đang ở công ty, tôi nghe mẹ gọi điện và nói tôi vào viện ngay, bố đang cấp cứu ở đấy. Khi chạy vào tới nơi, thì mới nghe mẹ nói bố đau bụng cả tuần nay, đi ngoài nhiều, mất nước, lại không ăn uống gì nên cơ thể bị suy nhược. Lúc này tôi mới nghe bác sĩ nói là bố bị viêm đại tràng mạn tính và nếu không được điều trị dứt điểm, nguy cơ bị ung thư đại tràng rất cao. Nghe mà tôi rụng rời chân tay, hóa ra cả 10 năm nay bố sống chung với viêm đại tràng khổ sở như vậy mà tôi vô tâm quá. Thương bố, thương mẹ mà tôi giận cho bản thân mình đã sống quá vô tâm.
Video đang HOT
Từ hôm bố ở viện về, cứ nhìn bố là tôi chỉ muốn chảy nước mắt. Bố vừa xanh xao, vừa gầy còm, hốc hác như vậy mà tôi không nhận ra. Thương bố, tôi lên mạng tìm hiểu xem bệnh viêm đại tràng kiêng khem ăn uống thế nào, làm sao để thoát được căn bệnh này. Và tôi thấy rất nhiều chuyên gia tiêu hóa khuyên người viêm đại tràng cần bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột để bệnh nhanh khỏi và không tái lại. Thế là tôi ra hiệu thuốc hỏi mua loại thuốc nào bổ sung được lợi khuẩn cho đường ruột thì được bạn bán hàng tư vấn nên dùng men vi sinh Bifina của Nhật Bản. Loại men này đang được rất nhiều người viêm đại tràng ưa dùng và cho hiệu quả rất cao.
Cầm hộp men vi sinh Bifina về cho bố uống mà lòng tôi không nguôi lo lắng vì không biết nó có giúp bố đỡ bệnh không.
Thật kì lạ, chỉ sau khoảng gần 1 tháng uống men Bifina, bố tôi thấy bụng dạ bố yên ổn hơn, ít khi bị đau bụng, đi ngoài thưa hẳn, được khoảng 1 tháng rưỡi thì ăn xong ít khi bị đau bụng như trước.
Sau khi sử dụng được 3 tháng, các triệu chứng trước kia của bố gần như giảm hẳn, bụng không còn sôi hay đau nữa, phân đã đi thành khuôn, đi ngoài đều đặn, bụng dạ yên ổn, ăn uống thoải mái hẳn, ăn một lúc mấy thứ, thậm chí cả rau sống, dưa chuột cũng không bị đau. Cuộc sống của bố tôi đã trở lại bình thường.
Thật may cho tôi là đã kịp nhận ra sự vô tâm của mình đối với bố mẹ và cũng nhờ đó mà bố tôi đã thoát được căn bệnh viêm đại tràng. Qua đây, tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình, hy vọng mọi người hãy luôn dành tình yêu cho bố mẹ của mình. Và cũng mong những ai gặp phải chứng bệnh viêm đại tràng đều có thể dứt hẳn nhờ men vi sinh Bifina.
Thu Loan
Theo phununews.vn
Lúc nào thì nên truyền nước biển?
Bệnh nhân không được tự ý truyền nước mà phải trải qua quá trình xét nghiệm máu và chỉ định từ bác sĩ.
"Vợ tôi có thói quen hễ cứ mệt là vào phòng khám nhờ truyền nước, truyền dịch", anh Nguyễn Văn Sơn (Hà Nội) cho biết. Nhiều lần vợ đi làm về mệt, có dấu hiệu sốt, anh muốn đưa đi viện khám nhưng vợ không đồng ý, bảo "ra phòng truyền nước là được, vừa đỡ tốn kém lại khỏe nhanh". Quả thật, mỗi khi truyền xong, thấy vợ tỉnh táo hơn, tâm lý thoải mái nên anh Sơn không còn lo lắng.
Về sau, vợ anh thường xuyên bị mệt, tần suất truyền nước càng nhiều. Tuy nhiên không những chị không khỏe hơn mà cơ thể có dấu hiệu mệt lả, mồ hôi nhễ nhại, sắc mặt tái nhợt, xuất hiện những vết tiêm thâm nơi cánh tay. Anh Sơn cương quyết đưa vợ đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết vợ anh bị sốc nhẹ do lạm dụng truyền dịch. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng. Cùng với đó, cánh tay bị viêm tĩnh mạch, nếu để lâu còn nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm.
"Tôi không nghĩ là truyền dịch thôi lại nguy hiểm như thế", anh Sơn chia sẻ.
Ảnh: Wiseweek.
Cũng như vợ anh Sơn, rất nhiều người hiện nay có tâm lý hơi mệt, hơi mất ngủ là đi truyền nước biển. Thậm chí, có người hoàn toàn khỏe mạnh cũng đi truyền nước với lý do tăng sức đề kháng cho cơ thể. Có người lạm dụng truyền nước hoa quả (vitaplex) để "đẹp da". Nhiều người sau vài lần truyền nước thấy khỏe lại thường khuyên người khác làm tương tự. Ở một số bệnh viện, bác sĩ khi tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể suy nhược cũng cho truyền nước mà không qua xét nghiệm.
Bác sĩ Hoàng Hồng Vân ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, tự ý truyền dịch mà không có chỉ định của bác sĩ dễ dẫn đến nguy cơ bị tai biến như phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch do nhiễm trùng hoặc kim lệch khỏi tĩnh mạch. Đưa vào cơ thể một lượng lớn các chất điện giải, chất dinh dưỡng có thể làm rối loạn về chuyển hóa, gây hiện tượng phù ở tim, thận... Nguy hiểm hơn là nguy cơ sốc phản vệ, dẫn tới tử vong.
Bác sĩ cho biết, nhiều người đang truyền dịch đột nhiên lạnh run, sốt, toát mồ hôi, nặng hơn là tụt huyết áp, hôn mê, dẫn tới tim ngừng đập. Nguyên nhân do dịch truyền chạy quá nhanh, truyền với liều lượng lớn trong khi thể trạng cơ thể không thích ứng được, không qua các xét nghiệm trước đó.
Lưu ý khi truyền dịch
- Bác sĩ trước khi truyền dịch cho bệnh nhân phải xét nghiệm máu để biết chỉ số trung bình về đường, muối, các chất điện giải trong máu, quyết định có nên truyền dịch cho bệnh nhân hay không và truyền với liều lượng thế nào.
- Bệnh nhân không tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời bác sĩ về nhà truyền dịch khi chưa được khám chữa và kết luận từ bác sĩ.
- Trong quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm và bác sĩ phải thường xuyên theo sát bệnh tình bệnh nhân.
- Trẻ bị sốt không truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não. Bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh tim mạch hay có bệnh lý về phổi cần hết sức cẩn thận khi truyền dịch.
- Cơ thể gầy yếu, chán ăn, cần xem lại chế độ ăn, nghỉ, làm việc, tập luyện cho thích hợp. Trong trường hợp còn ăn uống được thì nên bổ sung bằng các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... Cách này tốt và an toàn hơn truyền dịch.
- Tại các cơ sở y tế phải có thuốc cấp cứu chống choáng, sốc, để nếu không may tai biến xảy ra có thể cứu chữa bệnh nhân kịp thời.
- Khi đang truyền dịch, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những hậu quả nguy hiểm hơn.
- Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền, hạn chế thực hiện tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông.
Thúy Quỳnh
Theo vnexpress.net
Hiến tặng và cấy ghép "chất thải tế nhị" người trong y học - tưởng đùa mà hóa thật 100% Cấy ghép "chất thải tế nhị" của người - nghe thì có vẻ hơi kỳ cục nhưng liệu pháp này đang diễn ra và cứu sống không ít mạng người. Chúng ta từng nghe về hiến tặng tủy xương, tinh trùng, máu, thậm chí là sữa mẹ. Và bạn có tin không khi "chất thải tế nhị" của người cũng không ngoại lệ...