Tôi đã ‘cách mạng’ trong nhà để được quê ai nấy về dịp lễ
“Thấy tôi kể dịp nghỉ lễ này vợ chồng mình ai có quê người nấy về, bạn bè ai cũng tưởng chúng tôi đang cãi cọ”, chị Yên viết.
Ảnh minh họa
Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Hải Yên, 34 tuổi, giám đốc một tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội, về lý do vợ chồng chị mỗi người chọn một nơi tận hưởng kỳ nghỉ 2/9 khác nhau:
Kỳ nghỉ 2/9, gặp ai tôi cũng nghe câu hỏi “Dịp này cả nhà đi đâu, làm gì?”. Khi nghe tôi kể mình sẽ về nhà ngoại ở huyện Ba Vì (Hà Nội), còn chồng và con trai về quê nội ở Yên Bái, ít nhất có 3 cô bạn tròn mắt hỏi: “Thế hai vợ chồng cãi nhau à?”. Hoàn toàn không! Vợ chồng tôi vẫn vui vẻ và lịch nghỉ lễ đó từ lâu đã được sắp xếp vậy.
Tôi và chồng đều rất tôn trọng quyết định của nhau. Đã lâu tôi không về quê thăm bà và bố mẹ mình nên dịp này tôi tranh thủ về. Chồng tôi cũng muốn về quê anh ấy chơi. Giải pháp đưa ra là ai sẽ về quê người ấy. Con trai chúng tôi sẽ theo bố về nhà nội vì mới được đi du lịch với ông bà ngoại. Vậy là cả nhà đều được làm điều mình thích, chẳng phải rất tốt sao?
Nhà tôi có một nguyên tắc là không đi du lịch vào dịp lễ Tết mà dành thời gian đó về thăm nội, ngoại vì ngại đông đúc.
Video đang HOT
Trước đây, vợ chồng tôi không ít lần hục hặc chỉ vì không thống nhất được về đâu vào các kỳ nghỉ này. Nhiều lần, tôi thể hiện thái độ gay gắt và bực bội, thậm chí cãi nhau với chồng vì anh nhất nhất bắt vợ về quê nội mà chẳng đoái hoài gì tới nhà ngoại hay mong muốn của vợ. Nhưng dần dần, tôi nhận ra, cách phản ứng của mình hoàn toàn sai và sẽ chẳng đạt được kết quả gì. Tôi chuyển hướng. Tôi bình tĩnh trò chuyện với chồng, thẳng thắn nói ra suy nghĩ và mong muốn của mình, đồng thời thể hiện sự yêu thương và trách nhiệm của mình với gia đình.
Tôi chân thành chia sẻ với chồng thế này: Anh về quê, anh có anh em họ hàng, bạn bè vui vẻ, bù khú. Em cũng thích có lúc được như thế. Tại sao chúng ta không làm cho nhau cùng hạnh phúc? Sau này, nếu anh có con gái và nó cũng đi lấy chồng nhưng không về thăm anh vào dịp lễ vì bận về quê chồng, lúc đó anh nghĩ sao?
Cuối cùng, chúng tôi cũng thống nhất quan điểm “người này không ép người kia phải theo ý gia đình mình”: Mỗi năm, một trong hai kỳ nghỉ lễ là 2/9 và 30/4, ai sẽ về quê người đó nếu muốn. Tết thì chia đều về hai bên nội ngoại sau ngày 30.
Đã thống nhất vậy nhưng ban đầu, khi tôi không theo chồng về quê, anh chấp nhận song tỏ ra không mấy vui. Dần dần, anh ấy cũng thấy đó là chuyện bình thường và ủng hộ vợ thực hiện ý muốn của mình.
Lần đầu tôi không về nhà chồng khi được nghỉ lễ là dịp 30/4/2014. Năm đó, tôi mới sinh con được 5 tháng nên nói rõ lý do với bố mẹ chồng là vì cháu còn nhỏ nên hai mẹ con tôi sẽ về nhà ông bà ngoại ở gần để nghỉ ngơi, một mình chồng tôi về quê nội. Từ đó đến nay, đã có thêm nhiều kỳ nghỉ khác vợ chồng tôi mỗi người một nơi và ai nấy đều cảm thấy thoải mái.
Về phía gia đình chồng, ban đầu, khi không thấy tôi về, mẹ chồng không nói thẳng là không thích nhưng tỏ ra khó chịu. Anh em, họ hàng cũng nhiều người tỏ ý trách móc, khích bác chồng tôi để vợ “qua mặt”. Người nhà, bạn bè tôi cũng nhiều người hỏi han. Nhưng tôi xưa nay không vì người khác mà thay đổi quan điểm, cách sống của mình nên cũng coi như không biết.
Tôi cho rằng, càng là tình thân, càng nên sống với nhau một cách thẳng thắn, chân thành thay vì bằng mặt mà không bằng lòng. Với chồng cũng như bố mẹ chồng, khi quyết định về hay không về vào các dịp lễ Tết hay giỗ chạp, tôi đều thể hiện rõ ý kiến của mình. Nguyên tắc thuyết phục là nói một cách bình tĩnh, có tình có lý. Nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, quyết đoán.
Trước đây, khi chưa đi lấy chồng, cứ dịp nghỉ lễ là bố mẹ đẻ cũng thường bắt tôi phải đi thăm họ hàng. Tôi làm theo nhưng không cảm thấy thoải mái bởi có những người họ xa “bắn 10 tầm đại bác không tới” trong khi cứ đến nhà này qua nhà kia xong là hết luôn kỳ nghỉ. Sau tôi nói thẳng với bố mẹ ý kiến đó và quyết không đi. Dần dần các cụ cũng hiểu và không ép nữa.
Nhiều chị em hiện nay vẫn phải hy sinh ý muốn của mình để theo chồng về quê nội hoặc nhất nhất đi đâu phải là cả nhà vì sợ hai bên gia đình hoặc mọi người xung quanh nói này kia. Nhiều người tưởng sống theo cách nghĩ cho người khác thì sẽ hạnh phúc hơn là chỉ nghĩ về mình. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Chỉ khi bạn thực sự thấy thoải mái, vui vẻ, bạn mới đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh, nhất là chồng con mình.
Một năm chúng ta chẳng có mấy dịp được nghỉ dài, hãy dành thời gian đó để tận hưởng niềm vui, làm điều mình muốn thay vì phải chiều lòng người khác để rồi ôm mệt mỏi và phiền muộn vào thân.
Theo VNE
Quảng Ngãi: Tri ân và vinh danh người có công với cách mạng
Sáng 21.7, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu và tập thể, cá nhân làm tốt công tác "Đền ơn đáp nghĩa". Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2017).
Theo thống kê, tại Quảng Ngãi hiện có hơn 180.000 trường hợp được xác nhận là người có công, chiếm 13% dân số toàn tỉnh. Trong đó có hơn 37.000 liệt sĩ, 24.000 thương binh, 6.239 Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) , gần 11.100 người hoạt động cách mạng....
Ông Lê Viết Chữ - Bí thư tỉnh Quảng Ngãi thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Ánh (83 tuổi), ở TP. Quảng Ngãi (Ảnh: X.Hiếu)
Trong 5 năm qua, từ nhiều nguồn khác nhau, Quảng Ngãi đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa gần 4.000 căn nhà ở cho gia đình người có công, với tổng số tiền khoảng 98 tỷ đồng. Đặc biệt, các Mẹ VNAH còn sống đều được các cơ quan, đơn vị của tỉnh nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời.
Thế hệ trẻ Quảng Ngãi thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa
Cùng với bày tỏ tri ân, lòng biết ơn đối với các thế hệ đã ngã xuống cho sự độc lập, tự do của dân tộc, tại hội nghị này, tỉnh Quảng Ngãi cũng biểu dương, tặng thưởng cho 101 tập thể, người có công với cách mạng tiêu biểu và tập thể, cá nhân làm tốt công tác "Đền ơn đáp nghĩa"...
Theo Danviet
Chồng ngoại tình, bỏ rơi vợ con, vợ khôn ngoan sẽ làm gì? Nắm hay buông, bước tiếp hay dừng lại cũng do bạn. Những lúc như thế, hãy là một người vợ khôn ngoan để biết mình phải hành xử thế nào để chồng phải nể... Vợ chồng có đến được với nhau cũng là do duyên nợ. Nhưng nếu duyên mỏng, phận manh thì cũng đừng cưỡng cầu. Đến một lúc, nếu người đàn...