Tôi đã 28 tuổi, bố vẫn “cành cao” đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn chọn rể
Tôi yêu ai, bố tôi cũng không vừa ý. Tôi thấy lo lắng vì không biết tương lai của tôi sẽ ra sao?
Tôi 28 tuổi, được mọi người khen là xinh xắn, có tính cách hòa đồng và vui vẻ. Tuy nhiên, từ ngày bắt đầu biết yêu, cuộc sống của tôi chưa bao giờ nhẹ nhàng. Bố tôi luôn đặt tiêu chuẩn cao ngất ngưởng cho người bạn đời tương lai của tôi.
Bố tôi là người đàn ông từng trải, có phần nghiêm khắc. Gia đình tôi không phải khá giả, chỉ đủ ăn, đủ mặc, nhưng bố luôn muốn tôi “bước ra ngoài phải khiến người khác nể”.
Bất kỳ ai tôi giới thiệu đều bị bố “soi” và từ chối không thương tiếc. Có lần, tôi dẫn về nhà một anh đồng nghiệp làm kỹ sư xây dựng. Anh ấy ở quê, tính cách hiền lành, công việc ổn định. Nhưng chỉ cần nghe đến hai chữ “quê xa”, bố tôi lập tức phản đối: “Lấy người quê xa, sau này có việc gì chạy qua, chạy lại biết sống sao? Thôi dẹp đi!”.
Một lần khác, tôi quen một anh chàng làm marketing, không giàu nhưng rất chu đáo, luôn biết cách quan tâm đến tôi. Nhưng vì chiều cao anh ấy chỉ 1,60m, bố ngay lập tức gạt phăng đi. Bố tôi cho rằng, đàn ông phải cao ráo mới trông nam tính. Đi bên người có vẻ ngoài như vậy, ai nhìn vào cũng sẽ cười chê.
Đỉnh điểm là lần tôi quen một anh chủ cửa hàng điện thoại. Anh ấy làm ăn giỏi, đã có nhà riêng. Nhưng vì anh chưa mua xe ô tô, bố tôi lạnh lùng nói: “Lấy chồng mà không có nổi cái xe thì khác gì đi bộ, sau này khổ con ra thôi”.
Tôi yêu ai, bố tôi cũng không ưng. Ông muốn bạn trai của tôi phải thật xuất sắc và hoàn hảo (Ảnh minh họa: iStock).
Mỗi lần bố chê một người, tôi cảm thấy rất bất lực. Tôi cố gắng giải thích, nhưng bố luôn có lý lẽ riêng. Lúc nào bố cũng bảo, bố chỉ muốn tốt cho con. Nhưng tôi lại cảm thấy mình ngày càng xa dần cơ hội tìm được hạnh phúc.
Video đang HOT
Tôi biết bố tôi đặt ra nhiều tiêu chuẩn chọn rể vì nhiều lý do. Gia đình tôi không giàu. Từ nhỏ, tôi đã chứng kiến bố mẹ vất vả kiếm tiền, phải vay mượn để lo cho tôi ăn học.
Bố tôi thường kể về những khó khăn ấy và dặn dò tôi không được như bố mẹ ngày xưa, sống khổ sở vì nghèo. Chọn chồng phải chọn người giỏi, có điều kiện, để sau này con không phải lo cơm áo gạo tiền.
Gần đây, tôi quen một anh do bạn thân của tôi giới thiệu, anh tên Quân. Anh không phải người hoàn hảo theo tiêu chuẩn của bố tôi. Quân xuất thân từ gia đình bình thường ở một tỉnh lẻ, chưa có nhà riêng, thu nhập cũng chỉ ở mức trung bình. Nhưng ở bên anh, tôi cảm thấy yên bình. Anh chân thành, biết lắng nghe và luôn đối xử tốt với tôi.
Ngày tôi dẫn Quân về, không khí trong nhà căng như dây đàn. Bố tôi giữ vẻ mặt lạnh lùng từ đầu đến cuối, chỉ hỏi vài câu xã giao. Sau đó, ông gọi tôi vào phòng riêng, thẳng thừng nói: “Người này không được, nhìn là biết chẳng có tương lai. Sau này, con lấy người như thế, chỉ khổ cả đời”.
Tôi không kìm được cảm xúc, bật khóc. Tôi nói với bố rằng, tôi chọn người yêu, chứ không phải chọn cái ví tiền hay địa vị xã hội. Bố tôi cứ đặt tiêu chuẩn như vậy, tôi làm sao sống nổi. Bố tôi im lặng, nhưng tôi biết ông vẫn không thay đổi suy nghĩ.
Quân sau hôm về ra mắt cũng hiểu được thái độ của bố tôi nên dần trở nên xa cách. Anh không còn hào hứng rủ tôi đi hẹn hò nữa.
Tôi cũng 28 tuổi rồi, tôi không biết bố tôi muốn một chàng rể ra sao nữa. Nhưng tôi cũng không dám làm trái ý bố. Mẹ tôi luôn bảo tôi rằng, con cứ nghe lời bố cho đỡ khổ.
Ngoài hà khắc trong chuyện tôi yêu đương, bố tôi rất tốt. Bố rất thương yêu tôi, lo cho tôi học hành tử tế, công việc ổn định. Bố tôi sẵn sàng nhịn ăn, nhịn mặc để dành tiền cho tôi bằng bạn, bằng bè.
Tôi thực sự mệt mỏi và khó nghĩ quá, chẳng biết nên làm sao mới phải?
Sếp lớn 80 tuổi, về hưu từng ở cùng con trai, vào viện dưỡng lão vẫn khó bình yên: Hóa ra tuổi già cần nhất 3 điểm tựa "xương máu" này
Đây là kinh nghiệm từ chính thực tế mà cụ ông này đã rút ra để cuộc sống tuổi xế chiều luôn vui vẻ, hạnh phúc dù sống ở đâu hay một mình.
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ 45 tuổi, thu nhập gấp 3 dân văn phòng nhưng đi họp lớp vẫn bị bạn chê bai vì làm nghề bán cá ngoài chợ: "Họ chẳng có tiền nhưng vẫn nghĩ đẳng cấp hơn người như tôi" Từ lúc có thêm 8 đứa nhỏ, tôi biến thành "bà bác khó tính" rụng tóc đen da vì cuộc chiến dở khóc dở cười mỗi ngày
Khác biệt với nhịp sống thành phố hối hả ở thành phố ngoài kia, thì ông Lý năm nay đã 80 tuổi sống bình lặng trong một khu dân cư cổ kính. Ngày còn trẻ ông từng là sếp lớn, thu nhập dư dả vì vậy ông tưởng mình sẽ sống an nhàn sau khi nghỉ hưu nhưng không ngờ lại gặp nhiều trở ngại như vậy.
Ông Lý từng nghĩ mình và vợ sẽ có những ngày điền viên, trồng rau và nuôi cá mà không cần ở với bất kỳ đứa con nào. Tuy nhiên, người vợ yêu của ông bất ngờ qua đời vì bạo bệnh, để ông bơ vơ một mình.
Các con của ông dù hiếu thảo nhưng cũng không thể giành nhiều thời gian bên cha vì bận bịu công việc. Và để giải quyết vấn đề chăm sóc tuổi già, ông Lý đã chuyển đến sống trong một bệnh viện dưỡng lão có tiếng trong thành phố.
Ông ở trong căn phòng đơn rộng lớn, khang trang. Tuy nhiên, cuộc sống tại nơi này không tốt như những gì ông vẫn tưởng tượng. Dù có người chăm lo nhưng vẫn thiếu đi sự ấm áp, hạnh phúc của gia đình.
Hầu hết mọi người sống xung quanh đều ít nói, ngại giao tiếp cùng nhau khiến ông Lý cảm thấy buồn chán như thể bị xã hội lãng quên, mỗi ngày chỉ có thể ngồi ngơ ngác như bầu trời bên ngoài cửa sổ.
Ảnh minh hoạ
Sau thời gian ngắn sống tại đây, ông quyết định rời đi. Ông Lý nhận ra dù viện dưỡng lão cung cấp dịch vụ chăm sóc và đảm bảo cuộc sống của người già khá tốt nhưng nó không phải những thứ mà nội tâm ông muốn. Ở tuổi này ông khao khát có sự đồng hành và tình cảm ấm áp của gia đình.
Sau khi rời viện, ông đã đến sống tại nhà con trai. Con trai và con dâu rất hiếu thảo đã chuẩn bị cho ông một căn phòng lớn với những bữa ăn ngon, hợp khẩu vị. Tuy nhiên, sau một thời gian sinh sống ông phát hiện ra điểm khác trong lối sống của bản thân và các con cháu.
Bạn thân ông có thói quen ngủ sớm, dậy sớm trong khi các con thường xuyên thức khuya. Ông Lý thích yên tĩnh nhưng cháu trai lại thường gây ồn ào ở nhà. Sự khác biệt trong lối sống và tuổi tác khiến ông cảm thấy ngột ngạt, khó chịu.
Hơn nữa, ông cũng cảm thấy khó chịu khi gia đình con thường xảy ra những mâu thuẫn từ những việc nhỏ nhất hay phong cách nuôi dạy con cháu.
Vì vậy chỉ sau vài tháng sống ở nhà con trai ông Lý đã quyết định rời đi. Ông nhận ra không phải lúc nào cứ sống cạnh con cháu là vui vẻ và hạnh phúc. Các con đã lớn cần có cuộc sống và không gian sống riêng.
Ông nhận ra tuổi già sống vui vẻ không nhất thiết phải ở cảnh các con cháu, mà cứ độc lập, vui vẻ dành nhiều thời gian cho nhau sẽ là hạnh phúc nhất.
Và ông Lý cũng ngộ ra rằng muốn sống bình yên, tự tại khi về già thì có 3 điều quan trọng nhất: tinh thần vui vẻ, tích cực trải nghiệm kết bạn và kết nối với con cháu theo cách phù hợp.
Vì vậy, ông Lý bắt đầu chăm chỉ tham gia các hoạt động dành cho người cao tuổi trong cộng đồng và kết bạn với những người cùng chung suy nghĩ.
Ông thường xuyên đi chơi bài, chơi cờ, tập thể dục,... và tìm thấy sự vui vẻ, hạnh phúc hơn mỗi ngày. Hơn nữa, ông Lý cũng học được cách duy trì khoảng cách và làm bạn cùng con cháu. Cuối tuần con cháu sẽ về cùng ông ăn cơm, chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống.
Tôi hạnh phúc vô cùng khi chồng đi làm xa nhà Nhiều người thương cảm cho tôi vì ở tuổi trung niên mà chồng đi làm xa, cô đơn lẻ bóng; họ không hiểu rằng tôi cực kỳ hưởng thụ cuộc sống vợ chồng mỗi người một nơi. Khi kết hôn, cả hai vợ chồng tôi đều làm việc ở công ty tư nhân tại địa phương. Ngày qua ngày, chúng tôi thường xuyên...