Tối cười: Vậy mà chồng than khổ
Mời quý vị và các bạn thư giãn buổi tối với mẩu truyện cười: Vậy mà chồng than khổ.
Một bà vợ đến thăm người chồng đang bị ngồi tù.
Sau khi nói chuyện với chồng xong, người vợ đến gặp người quản tù đề nghị ông ta giảm nhẹ công việc cho chồng.
- Tại sao các ông lại bắt chồng tôi làm việc nặng nhọc như thế cơ chứ?
Viên quản tù kinh ngạc:
- Bà nói sao? Các tù nhân của chúng tôi làm công việc rất nhẹ nhàng, chỉ có dán hộp thôi.
- Thế sao chồng tôi lại bảo đêm nào cũng phải đào đường hầm từ phòng giam ra ngoài?
- !?!
Phong Linh (st)
Theo nguoiduatin
Bộ lạc kỳ lạ: Chồng nhường phòng để vợ quan hệ với khách, còn mình ôm gối ra ngoài ngủ
Bộ lạc này có những phong tục kỳ lạ đến nỗi sẽ khiến nhiều bà vợ ở các quốc gia khác chỉ cần nghe tới là đã muốn nổi cơn tam bành.
Tộc người thiểu số Ovahimba, còn gọi tắt là Himba ở vùng Kunene, phía Bắc Namibia, một quốc gia ở phía Nam châu Phi có những quan niệm và tập tục liên quan đến tình yêu, tình dục vô cùng kỳ lạ, không giống với ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Nguồn gốc người Himba
Người Ovahimba chính là người Herero, những người di cư từ Angola tới Namibia vào giữa thế kỷ 16. Ban đầu, họ định cư ở Kaokoveld, phía Tây Bắc của Namibia và sống cuộc đời bán du mục.
Sự giàu có của những cư dân này được quyết định bởi số gia súc mà họ sở hữu.
Phụ nữ bộ lạc Ovahimba có làn da màu nâu đỏ rất đẹp và quyến rũ, lại có tác dụng chống nắng và côn trùng nhờ 1 hỗn hợp đặc biệt.
Trải qua nhiều đợt hạn hán và thảm họa, người Herero đã rời bỏ mảnh đất này và tới tìm những đồng cỏ tốt hơn cho gia súc của mình ở phía Đông Nam.
Những người Herero còn lại vấp phải sự tấn công của người Swartbooi và Topnaar Nama nên đã vượt sông Kunene về lại Angola, nương nhờ tộc người Ngambwe. Chính vì thế, họ đã gọi người Herero là Ovahimba, trong tiếng Ngambwe nghĩa là "kẻ ăn xin".
Tuy nhiên, đến nay người Herero vẫn dùng tên gọi này.
Bạn bè và sự hiếu khách được đặt lên hàng đầu
Trong các cộng đồng Ovahimba, đàn ông đóng vai trò chủ gia đình và sẽ định đoạt mọi chuyện. Khi con gái đến tuổi dậy thì, họ sẽ tự tay chọn chồng cho con gái mình.
Tuy nhiên, điều khó hiểu nhất chuyện "dâng" vợ cho người đàn ông khác.
Theo đó, khi một vị khách là nam giới tới đây, chủ nhà sẽ bày tỏ sự mến khách bằng cách cho vợ mình ngủ với anh ta, còn người chồng sẽ ngủ ở một phòng khác. Nếu không còn phòng trống, anh ta sẽ ngủ ở ngoài trời.
Để nuôi dưỡng các mối quan hệ bạn bè, đàn ông ở bộ lạc này sẵn sàng chia sẻ vợ với người khác.
Trong khi đó, người vợ hầu như không được có ý kiến gì về việc này. Trong một số trường hợp người vợ phản đối gay gắt, cô sẽ không phải quan hệ với vị khách, nhưng vẫn phải ngủ qua đêm đó trong cùng một căn phòng với anh ta.
Khi được hỏi tại sao lại duy trì một truyền thống kỳ lạ đến như vậy, bộ tộc này giải thích việc "hiếu khách" như vậy là để giúp giảm bớt sự ghen tuông cũng như nuôi dưỡng các mối quan hệ thúc đẩy trong cộng đồng.
Ngoài ra, một phong tục nữa của tộc người này cũng sẽ khiến các nền văn hóa khác phải "mắt tròn mắt dẹt", đó là khi các bạn là nữ của người vợ đến nhà, cô cũng phải "dâng" bạn cho chồng mình. Tuy nhiên, hiện tại điều này cũng ít khi xảy ra.
Không tắm bằng nước mà bằng... khói
Với dân số trên 50.000 người, phụ nữ ở các bộ tộc này đảm nhận những công việc hàng ngày như vắt sữa bò, chăm sóc con cái, nhà cửa khi đàn ông ra ngoài đi săn bắn, đôi khi là trong một thời gian dài.
Tên gọi của bộ lạc này bắt nguồn từ một lịch sử từ xa xưa.
Người Ovahimba sống trong những ngôi lều lớn đắp lên từ đất cùng các thành viên của nhiều thế hệ. Họ vẫn duy trì chế độ hôn nhân đa thê với một người đàn ông trung bình sẽ có 2 bà vợ. Mỗi bà vợ đều có ngôi lều riêng.
Do sống ở nơi ít mưa, thường xuyên xảy ra hạn hán nên người Ovahimba cũng có những cách thức để sống chung với tình trạng này.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra màu đỏ trên da, thậm chí là tóc của họ. Màu sắc này được tạo nên là do họ đã bôi một hỗn hợp lên đó gồm bơ sữa, đất và một loại cây để bảo vệ làn da của họ khỏi ánh nắng mặt trời cũng như các vết cắn của côn trùng.
Ngoài ra, họ cũng làm điều này với một niềm tin rằng màu đỏ tượng trưng cho Mẹ đất và máu, nguồn gốc của sự sống. Và đối với phụ nữ, thay vì tắm bằng nước, họ sẽ xông khói rồi sau đó bôi hỗn hợp nhựa cây thơm lên người.
Theo ngoisao.vn
Chồng nguyện vào địa ngục vì vợ Có hai vợ chồng nọ cãi nhau chí chóe suốt ngày. Khi về già, bà vợ chết trước, ông chồng gần mười năm sau mới chết. Do khi sống ông ta rất đàng hoàng, chính trực nên khi chết ông ta được lên thiên đàng. Khi lên đến cổng thiên đàng thì ông không chịu vào, cứ thập thò ngoài cổng. Thấy vậy,...