Tôi coi việc bị chồng hành hạ là… bình thường
Trong tiềm thức tôi nghiễm nhiên coi đó là việc bình thường, tôi tự làm tê liệt sức phản kháng của tôi từ hồi bé.
ảnh minh họa
Bố tôi đã đánh mẹ cho đến lúc ông nằm liệt giường và chết vì ung thư gan. Ông là người đàn ông cục súc và độc ác vô cùng. Ngay cả khi đã nằm liệt giường, việc vệ sinh cá nhân cũng chẳng lo nổi cho bản thân được nữa, mà ông vẫn tranh thủ mỗi khi mẹ tôi vào giường mang cơm, lau người mà có gì không vừa ý là tát bà nảy đom đóm mắt. Tát xong, tôi thấy ông thở dốc nhưng ánh mắt ánh lên vẻ sung sướng mãn nguyện, mẹ tôi lặng lẽ làm tiếp công việc của mình, mặc cho gò má hằn vết ngón tay, và đã quá quen với những hành động như thế rồi.
Với những gì tôi được chứng kiến suốt tuổi thơ mình, và với những gì mẹ dạy cho tôi, tôi hiểu rằng là phụ nữ thì phải nhẫn nhịn chịu đựng, là chồng đánh cũng không được phản kháng cho dù đúng hay sai. Ở quê tôi ngày ấy rất ít chuyện người ta “cắt đất” nhau, nhà nào bỏ nhau là ì xèo làng xóm lắm, và ai đúng ai sai người ta chẳng quan tâm nhưng người đời rỗi việc vẫn bàn tán đủ thứ trên đời và bao giờ người phụ nữ cũng là người phải chịu thiệt thòi, bị đánh giá không được tốt đẹp gì cho lắm.
Làng tôi ngày ấy ít gia đình hạnh phúc, hàu như nhà nào cũng có chuyện chồng đánh vợ. Trong tiềm thức tôi nghiễm nhiên coi đó là việc bình thường, tôi tự làm tê liệt sức phản kháng của tôi từ hồi bé. Và đến khi lấy chồng, khi bị anh ta đánh oan, tôi chỉ biết khóc tức tưởi và tiếp tục làm công việc của mình chứ chưa hề nghĩ đến chuyện li dị anh ta, chưa từng nghĩ đến.
Video đang HOT
Nhưng xã hội bây giờ không phải giống cái làng nhỏ và lạc hậu của tôi ngày ấy. Người ta bình đẳng, người ta đòi nữ quyền, người ta bênh vực phụ nữ. Vì thế mới có chuyện chồng tôi bị gọi ra tổ dân phố rồi phường kiểm điểm về hành vi đánh vợ và rồi anh ta lại đánh tôi thêm vài trận cho bõ ghét. Thế nên mới có chuyện tôi được chị em phụ nữ vận động khuyên bảo cốt sao để tôi tự bảo vệ bản thân. Nhưng tôi không làm được, mỗi lần bị anh đánh, người tôi như mất hết mọi cảm giác, tôi đứng yên chịu trận, không phút nào tôi nghĩ đến việc bỏ chạy hay là đánh lại anh ta.
Tôi lặng lẽ xoa dầu cho những vết thương bị tím, bị bầm. Tôi băng lại những vết chảy máu, tôi coi đó là việc làm bình thường. Không hiểu sao tôi lại có sức chịu đựng ghê gớm đến như thế? Mọi người khuyên tôi bỏ chồng. Nhưng bỏ rồi sẽ ra sao? Tôi biết dựa vào ai đây? Nếu chăng lấy được một người khác mọi chuyện sẽ thế nào? Người xấu thì nhan nhản mà người tốt hiếm lắm thay, chỉ sợ rằng tôi lại lấy phải một ông chồng giống hệt chồng hiện tại và bố tôi ngày xưa thì chẳng phải tôi càng khổ hơn hay sao? Tôi làm sao dám liều mình khi quá nhiều đau đớn đang rình rập ở phía trước đến vậy?
Như ngay lúc này đây, tôi cũng mong mình có thể dứt bỏ, có thể dũng cảm hơn, nhưng tôi quá yếu đuối và đớn hèn nên không thể. Suốt cuộc đời này tôi sẽ vẫn bị đánh đập hành hạ, đó là số kiếp của tôi, và tôi sẽ phải chịu đựng…
Theo Afamily
Nhìn vợ mình mà thèm vợ hàng xóm
Nhìn thấy vợ mình bệ rạc, lôi thôi trong mấy cái quần chun, nghĩ đến vợ hàng xóm xúng xính, xinh tươi mà anh phát thèm.
Phát mệt vì vợ hay nổi cáu
Tiến và Hiền (Từ Liêm - Hà Nội) là cặp vợ chồng bằng tuổi, làm cùng cơ quan. Cặp đôi này kết hôn được gần hai năm, kinh tế ổn định, công việc ổn thỏa, thế nhưng gần như ngày nào hai vợ chồng cũng "khục khặc". Theo Tiến cho biết thì vợ chồng anh thường hay cự cãi qua lại vì Hiền hay cố chấp những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Anh bảo: "Ngày yêu nhau tính tình cô ấy rất dễ chịu, đơn giản. Mỗi khi hai đứa có điều gì hơi trái chiều ý kiến là cô ấy cười xòa nhanh chóng gạt đi. Bây giờ, cưới nhau về thì cô ấy hoàn toàn thay đổi. Lúc nào cũng ở trong tâm thế thách thức, sẵn sàng đối đầu với chồng".
Để chứng minh cho lời mình nói, anh Tiến đưa ra hàng loạt dẫn chứng về người vợ hay gây sự của mình. Ví như khi anh anh cất công về sớm, hì hụi nấu cơm, giặt quần áo để ghi điểm với vợ, thì chị Hiền lại tỏ thái độ nghi ngờ "Anh làm điều gì khuất tất mà phải nịnh vợ" rồi vặn vẹo đủ điều. Rồi việc, chị Hiền dằn vặt mỗi khi anh "tự động" biếu tiền bố mẹ mà không thông qua vợ. Việc anh về trễ vài chục phút cũng bị chị truy xét là "chán vợ nên rảnh mắt được lúc nào hay lúc ấy". Hay lúc anh ngồi xem tivi chị cũng cau có chỉnh đốn dáng ngồi - nằm của chồng. Hoặc một tuần đôi ba lần anh về thăm bố mẹ cũng bị chị phán xét, tính toán... "Phần lớn thời gian cô ấy dành để cau có, gây sự với chồng. Không khí trong nhà lúc nào cũng ngột ngạt bởi những giáo lý riêng của cô ấy" - anh Tiến nói.
Anh cũng cho biết, thường thì khi ra ngoài cùng bạn bè, hoặc gặp gỡ hàng xóm chị Hiền rất vui vẻ, cười nói hoạt bát nhưng về đến nhà là mọi sự tắt ngấm. "Không biết có phải vì cưới nhau một thời gian nên cô ấy thấy chán ngán. Cô ấy rất hay bắt lý lẽ với chồng.. Thật sự tôi không hiểu nguyên do vì bản thân mình rất chú ý hỗ trợ vợ việc nhà, chăm sóc con cái. Hôm qua nghe anh hàng xóm khoe vợ tâm lý, cơm ngon canh ngọt, giục chồng về thăm bố mẹ thường xuyên... nghĩ đến vợ mình mà buồn. Thèm vợ mình được một phần tâm lý, nhẹ nhàng biết âu yếm chồng như vợ anh hàng xóm" - anh Tiến tâm sự.
Nhìn thấy vợ hàng xóm, nghĩ đến vợ mình, anh thật ngao ngán... (Ảnh minh họa)
Nhìn vợ người... chán ngán vợ mình
Anh Dũng (Trung Tự - Đống Đa - Hà Nội) kể, trước khi cưới nhau chị Duyên - vợ anh, là một người khá đơn giản, hiền lành. Gia đình và bạn bè anh ngày đó ai cũng cho rằng anh sướng vì yêu được cô gái chân phương, giản dị. Thậm chí anh bạn thân của anh còn mạnh bạo khẳng định chị Duyên là "Hàng hiếm giữa thế kỉ. Lấy về mày chỉ có sướng trở lên".
"Vốn đã mê tít cô ấy, lại được mọi người vun vào, khen ngợi hết lời nên mình càng lấy làm hãnh diệnvà quyết cưới bằng được" - anh Dũng tâm sự.
Tuy nhiên "thảm cảnh" đã diễn ra và anh Dũng thấy rằng đôi khi không phải chân lý của số đông đưa ra là đúng. Và qua năm tháng thì lời khẳng định chắc nịch của anh bạn thân lại càng trở nên sai bét! Theo lời anh Dũng kể thì chị Duyên thuộc dạng hiền lành, giản dị thật. Thế nhưng chị hiền đến mức chỉ cần ai nói gì đó gay gắt một chút là chị khóc. Mẹ chồng nóng tính, đôi khi nặng lời trách con dâu tắm cho cháu muộn - chị khóc. Chồng gắt vì vợ quên sở thích nước mắm chấm rau có thêm chút ớt - chị khóc. Hàng xóm nói móc một câu, chị không phản ứng mà nước mắt giàn dụa đi về.
Còn tính giản dị ngày xưa của chị Duyên giờ đây anh thấy giản dị đến mức... cẩu thả: "Cô ấy tận dụng một cái áo đến sờn chỉ, bật gấu. Tiết kiệm là tốt nhưng không phải theo kiểu của cô ấy, để nguyên chiếc áo xộc xệch, dứt chỉ lung tung đi khắp phố. Nhìn vào không khác nào người vô gia cư, thiếu ăn, thiếu mặc".
Anh cho biết, nhiều lúc nghĩ thương vợ sao cứ phải khổ, sống theo kiểu "giật gấu vá vai", anh chủ động mua đồ về cho vợ nhưng chị vẫn không biết tận hưởng, cất ngay ngắn chiếc áo mới vào tủ và tiếp tục diện chiếc áo cũ. "Nói nhỏ không được, nặng lời lên thì cô lại... khóc. Bản thân mình là chồng nhưng buồn và tự thấy xấu hổ vì lắm lúc không muốn dẫn vợ đi đến đâu. Cô ấy cứ nhất mực chân phương kiểu không giống ai thế thì chồng làm sao dám ngẩng mặt lên với ai" - anh Dũng khổ sở nói .
Chia sẻ thêm về vấn đề này, anh bày tỏ: "Thôi, cứ cho là hiền lành, yếu đuối, thế mới là đàn bà, là vợ, là phụ nữ. Nhưng nhiều lúc nhìn những người phụ nữ khác cá tính, năng động, tự xoay chuyển được mọi chuyện vợ người ta xúng xính, xinh đẹp trong váy áo thật phát thèm. Trong khi đó, vợ mình lúc nào cũng đánh đeo lấy mấy cái quần chun ngồi xuống là hở đến tận mông, lôi thôi hết chỗ nói".
Theo VNE
Ai bảo lấy vợ giàu là sướng Ai nhìn vào cũng nghĩ lấy vợ giàu sẽ sung sướng, chỉ những người trong cuộc mới thấm thía họ được cái tiếng nhưng thiệt thòi vô số thứ. Lấy vợ tiểu thư, chồng thành ô sin Tuy là dân quê lên thành phố học nhưng Tài lại có vẻ bề ngoài cao ráo, sáng sủa và tính cách rất ga lăng nên...