Tôi có xứng là đàn ông không?
Tôi xúc phạm vợ bằng những lời nói không mấy ra gì vì cái thói đi làm muộn của vợ khi vợ hắng giọng hỏi chuyện nhậu nhẹt của tôi.
Tôi sợ nhất là ánh mắt nhìn của vợ lúc vợ phạm sai lầm hay tôi có nỡ mắng mỏ vợ vài câu. Nước mắt vợ rưng rưng cứ nhằm vào mặt tôi mà nhìn, cái nhìn xuyên thấu, giống như tôi mắc tội lỗi gì lớn lắm. Những lúc ấy, tự nhiên tôi trở thành người mắc lỗi chứ không phải vợ, tình thế lập tức được xoay chuyển.
Vợ không hay khóc, đó là điều duy nhất tôi cảm thấy hài lòng trước khi lấy vợ. Vì bản thân tôi không thích những cô gái õng éo, hay nũng nịu người khác, lấy nước mắt làm trò. Trong mắt tôi, vợ lúc nào cũng là một cô gái mạnh mẽ, kiên quyết, tự lập và không bao giờ đòi hỏi ở người khác nhiều. Đó là điều tôi thích thú ở vợ, yêu vợ và rồi lấy vợ.
Nhưng từ ngày về sống với nhau dưới một mái nhà, vợ bắt đầu thay đổi. Vợ bắt đầu buồn, sầu não, và đôi khi tôi bắt gặp vợ ngân ngấn nước mắt. Tôi có gặng hỏi thì vợ cũng không nói tại sao. Có phải cuộc sống vất vả, cơm áo gạo tiền của chúng tôi đã đè nặng lên vai vợ vì vợ là người quá chu toàn?
Đã nhiều lần tôi nói với vợ, cứ để mình tôi đi làm, vợ ở nhà chăm sóc con cái, nhà cửa nhưng vợ không chịu nghe. Con còn nhỏ mà đã đem đi gửi nhà trẻ, không được gần gũi bố mẹ. Vợ cứ nhất nhất phải đi làm vì không muốn chồng vất vả, sống phụ thuộc vào chồng. Có những lúc, vợ thấy tôi mệt mỏi rồi lại buồn rầu, sầu thảm.
Sau này, khi li hôn, tôi mới biết, thì ra vợ đi làm thêm, đi phụ bàn buổi tối để kiếm thêm chi tiêu cho gia đình. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Gánh nặng gia đình không phải là quá lớn, tôi cũng có thể trang trải được cuộc sống này dù là không đủ giàu có. Nhưng đôi khi trong lòng tôi có những nỗi lo khó nói.
Vợ bắt đầu ít nói hơn, thường xuyên về muộn hơn. Tôi không biết, vợ đã làm gì bên ngoài. Nhưng tôi trách vợ, hằn học vợ vì nghi ngờ vợ lừa dối tôi, có bồ bên ngoài. Tôi bắt đầu quát tháo, mắng mỏ, tìm mọi cớ để hờn trách vợ khiến vợ giận và khổ sở. Nhiều lần như thế, tôi vẫn không hiểu nguyên do tại sao, tôi cấm tiệt vợ không được đi làm, không được ra ngoài.
Nhưng đúng là thiếu bàn tay vợ, một người đàn ông như tôi cũng khó khăn hơn nhiều. Tiền làm ra tiêu sạch, đã thế, tôi không thể trốn tránh được những buổi hẹn hò ,nhậu nhẹt. Tôi bắt đầu thấy ghét bản thân mình, thấy mọi thứ tha hóa.
Tôi xúc phạm vợ bằng những lời nói không mấy ra gì vì cái thói đi làm muộn của vợ khi vợ hắng giọng hỏi chuyện nhậu nhẹt của tôi. Những lúc ấy, vợ lại nước mắt trào ra, không nói câu nào, lẳng lặng đi vào chỗ con.
Sau này, khi li hôn, tôi mới biết, thì ra vợ đi làm thêm, đi phụ bàn buổi tối để kiếm thêm chi tiêu cho gia đình. Đúng là nhà tôi không có tiền, không có của cải, hai vợ chồng nương tựa vào nhau, vậy mà tôi lại không biết trân trọng vợ. Tôi đâu có quên vợ là một người mạnh mẽ, thích sống tự lập mà không ngại gian khổ. Vậy mà bao lâu nay, tôi đã đổ hết tội lỗi nên đầu vợ, tự biến mình thành một kẻ không ra gì, bắt vợ phải rơi nước mắt quá nhiều lần. Tôi có xứng là một gã đàn ông không? Phải làm gì để được vợ tha thứ?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chủ đề nên nói trong lần hẹn đầu
Lần hẹn hò đầu tiên luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quyết định xem mối quan hệ của hai bạn có thể tiến xa hay chỉ dừng lại ở đây thôi. Vì thế, một số người bản tính nhút nhát dễ gặp phải tình trạng căng thẳng quá mức, không biết nói gì khi đối diện với người kia. Những chủ đề nên nói dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Kể về anh chị em mình hoặc một con vật cưng
Anh, chị, em (hoặc anh em họ, trong trường hợp bạn là con một) và, thậm chí, vật nuôi cũng là một trong số những chủ đề được coi là "an toàn" cho lần gặp đầu tiên. Tuyệt nhiên đừng kể về cha mẹ mình và vị trí xã hội của họ, những gì họ đã làm trong cuộc sống bởi khi nhắc đến bậc sinh thành, vô tình bạn đã khiến bầu không khí trở nên căng thẳng không cần thiết.
Nói về công việc hoặc trường học
Kể về công việc của mình hay những câu chuyện vui của bạn ở trường. Tuy nhiên, đừng đánh giá hay phán xét gì cả nhé! Những câu kiểu như: "Ôi dào, công việc của tôi chán chết" hay "Thật hối hận vì thi vào trường này" có thể khiến người kia đánh giá không tốt về bạn. Than phiền chẳng thú vị tẹo nào.
Chia sẻ sở thích
Đây là chủ đề dễ nói và dễ được người kia hưởng ứng nhất. Đặc biệt, nếu giữa hai người có chung sở thích thì câu chuyện có thể ngay lập tức chuyển từ nhát ngừng sang rôm rả, phấn khích. Hơn nữa, đây cũng là cách giới thiệu nhẹ nhàng về bản thân mình và tìm hiểu xem người kia có thực sự phù hợp với mình không.
Nói về âm nhạc, thực phẩm, những điều thích và không thích
Nếu bạn đang ở trong một nhà hàng, hãy nói chuyện về thực phẩm. Nếu bạn đang ở trong một quán bar, hãy đề cập đến âm nhạc, những điều bạn thích, không thích và những câu chuyện hài hước bạn đã đọc được trước đó. Hãy nhớ điều này và tự tin lên nhé!
Nói về tương lai và du lịch
Nói chuyện tương lai là cách khôn khéo để tôn bạn lên một chút vì ai chẳng biết tương lai là chuyện chưa xảy ra. Tuy nhiên, khi nói về chủ đề này, bạn nên tránh nói về hôn nhân hay con cái mà chỉ nên nói chung chung về mong ước cuộc sống sau này thôi.
Du lịch cũng là một trong các chủ đề dễ chịu cho lần gặp đầu tiên và dễ dàng "bắt sóng" với người kia nhất. Chẳng có ai trong chúng ta không thích được đi chơi.
Đó là một vài gợi ý mà các chuyên gia đưa ra về chủ đề của buổi hẹn đầu tiên. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh với bạn rằng, dù có đề cập đến chuyện gì thì thái độ của bạn vẫn là yếu tố đầu tiên quyết định thành công. Vì thế, luôn mỉm cười và tỏ thái độ chăm chú, hào hứng vào câu chuyện của người kia để tạo không khí thoải mái, cởi mở. Hãy để đối phương còn muốn tiếp tục gặp lại bạn trong lần sau.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bạn gái em hay nói dối Cô ấy đã nói dối em khá nhiều việc, ngoài ra, cô ấy không thích vì em là người Thanh Hóa. Em là một người con trai năm nay 21 tuổi, đang là SV năm bước qua năm 3. Đầu năm học thứ 2 em có quen và yêu một bạn gái năm nhất mới vào học trong trường. Bạn gái kém em...