Tôi cố nhẫn nhịn chồng vì con còn quá nhỏ
Hiện tại tôi cố nín nhịn vì con còn nhỏ quá, cháu chưa được một tuổi, tôi chờ khi nào cháu ngoài một năm cũng sẽ rời đi…
Trong suy nghĩ của chồng: đàn bà chỉ suốt ngày nghĩ đến tiền nên chỉ nghĩ đến việc quản lý ví tiền của chồng. Vì vậy về kinh tế tôi không bao giờ hỏi xem chồng kiếm được nhiều hay ít, tôi để chồng tự giác đưa bao nhiêu thì đưa.
Là vợ chồng nhưng chồng tôi đi đâu, làm gì đến 12h đêm tôi không được biết, không được phép hỏi, khuya quá chưa thấy về tôi có gọi điện thì chồng không nghe máy hoặc tắt đi. Sau vài ba lần như thế bây giờ tôi không bao giờ hỏi nữa. Những ngày lễ như 8/3, 20/10 hay Noel chồng sẵn sàng để vợ con ở nhà còn mình đi ăn uống vui chơi với bạn bè. Nhiều khi tôi có cảm giác chúng tôi không phải là vợ chồng.
Hàng ngày tôi cũng đi làm, mặc dù thu nhập không cao nhưng ít nhất cũng đủ nuôi sống bản thân. Tôi cũng không dùng tiền của chồng để chi tiêu cho riêng mình, thế nhưng dường như chồng nghĩ tôi phải sống nhờ vào anh nên tỏ ý coi thường tôi. Chồng và mẹ chồng thường nghĩ tôi may mắn lắm nên mới lấy được anh vì có nhà cửa đàng hoàng. Anh mặc nhiên coi việc nhà như nấu cơm, rửa bát, lau nhà, giặt, phơi quần áo là bổn phận tôi phải làm. Anh bảo “Tôi thừa sức làm nhưng đó là việc của cô”.
Hiện tại tôi cố nín nhịn vì con còn nhỏ quá.
Video đang HOT
Cũng không phải vì lý do đàn ông nên chỉ lo việc lớn, từ lúc lấy tôi thì cũng chưa có việc gì lớn, còn trước đó chồng tôi cũng chưa lo được việc gì cho gia đình, theo như lời người nhà của anh. Không hôm nào tôi được tắm rửa trước 9h tối, sáng chuẩn bị cháo bột cho con xong là vội vàng đi làm hầu như chẳng hôm nào kịp ăn sáng. Tôi không có thời gian đi cắt tóc hay mua quần áo, giày dép cho mình. Đêm 2-3 lần tôi phải thức dậy để cho con ăn, nhanh thì mất 30 phút, lần nào nó giở chứng khóc lóc nôn oẹ thì phải mất 1 tiếng.
Mặc dù việc nhà cũng không có gì nhiều nhưng đôi khi con quấy khóc tôi phải dỗ, trông con nên không đủ thời gian để làm. Tôi bảo chồng là việc nhà gặp ai thì người ấy làm chứ tôi cũng có chơi đâu. Vậy nhưng chồng bảo tôi lười nó quen thói rồi, tôi thật không ngờ một người đàn ông mà lại có thể thốt ra những lời đàn bà như vậy.
Đã nhiều lần chồng bảo tôi không chịu được thì biến đi. Mấy lần đầu tôi bỏ qua không chấp nhưng những lần sau tôi chỉ nói “anh không phải thách tôi”. Chắc chồng nghĩ vì tôi không có nhà nên phải sống bám vào nhà chồng. Nhưng thà tôi đi thuê nhà ở còn hơn là sống trong nhà chồng mà lúc nào cũng bị coi là sống nhờ sống vả, bất cứ lúc nào cũng có thể bị đuổi ra khỏi nhà.
Hiện tại tôi cố nín nhịn vì con còn nhỏ quá, cháu chưa được một tuổi, tôi chờ khi nào cháu ngoài một năm cũng sẽ rời đi. Hơn một tháng nay về đến nhà tôi sống lặng lẽ, niềm vui duy nhất của tôi là chơi với con, chăm sóc con.
Theo VNE
Có con thì hôn nhân vẫn nồng nàn
Khoảng cách từ hai người đang yêu chuyển sang một cặp bố mẹ hạnh phúc tuy gần đấy mà lại khá xa. Đã có quá nhiều thay đổi từ khi son rỗi đến lúc có gia đình. Có thêm mấy nhóc xen vào giữa, bạn có cách nào để tình yêu hai người vẫn say đắm như xưa?
1. Đặt nhau vào vị trí hàng đầu
Nói đến chuyện xây dựng tình cảm lứa đôi khi hai người không chỉ đơn giản là vợ - chồng mà đã là bố - mẹ, câu hỏi đặt ra là nên ưu tiên ai trước: Vợ/chồng hay con? Charles J. Orlando, tác giả cuốn "The Problem with Women... is Men" (Tạm dịch: Vấn đề của đàn bà chính là... đàn ông) cho rằng, tất nhiên hãy chọn chồng/ vợ trước. Điều này không có nghĩa là bọn trẻ bị quan tâm ít đi, nhưng nó nhắc nhở bạn rằng hôn nhân là xương sống của tổ ấm và mọi thành viên trong gia đình đều phải nhìn thấy, cảm thấy sự hiện hữu của hôn nhân trong gia đình.
Hãy dành cho vợ/chồng mình sự ưu tiên từ khoảnh khắc bạn bước vào ngưỡng cửa, đặt lên má anh/cô ấy nụ hôn hay vòng tay ôm, để người bạn đời của bạn cảm thấy mình quan trọng, và chắc chắn bọn trẻ nhìn cảnh ấy cũng thấy chúng đang được bảo vệ dưới mái ấm an toàn.
2. Đừng dạy các ông bố phải chơi với con thế nào
Bố và mẹ có những vai trò rất khác nhau đối với cuộc sống của một đứa trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ là người nuôi dưỡng, ép ăn, vuốt ve, hôn nựng, âu yếm, bố là người... chỉ để cho vui! Tức là người bạn cho phép bọn nhóc thả cửa ăn thức ăn nhanh hay mì gói lúc mẹ không có nhà, chơi với chúng những trò... mạo hiểm như đánh lộn, vật nhau.
Cho dù phương pháp của mẹ rõ ràng là siêu việt và an toàn, nhưng chẳng có cách nói "em tin và tôn trọng anh" nào với chồng tốt hơn là cứ để cho chồng chăm và yêu con theo cách của anh ấy.
3. Đơn giản là nói "vâng"
Nghiên cứu cho thấy tần suất bạn phản ứng tích cực với các yêu cầu của nửa kia có liên quan trực tiếp đến sự thỏa mãn và hạnh phúc của mối quan hệ vợ chồng. Hãy chú ý nói nhiều hơn nữa những câu kiểu như "vâng, có lý đấy, nói em nghe thêm xem nào" hay "anh bắt đầu thuyết phục được em rồi đấy". Tìm kiếm các cơ hội bày tỏ sự đồng thuận với bạn đời theo nhiều cách khác nhau sẽ có tác dụng tốt cho hôn nhân của bạn.
4. Tỏ ra thống nhất
Hãy tỏ ra bạn là fan lớn của nửa kia. Khi bọn nhóc bắt đầu kịch bản: "Nhưng bố bảo con có thể ăn kẹo", hãy cố gắng cưỡng lại mong muốn được "phản pháo": "Còn mẹ thì bảo là con không được phép ăn". Cần tỏ ra bạn với bố bọn trẻ là một thể thống nhất, vững mạnh đến nỗi một khi hai người hợp lại với nhau thì không gì lay chuyển nổi.
5. Cùng tập thể dục!
Luôn năng động sẽ giúp bạn khỏe hơn và làm gương tốt cho con cái. Chưa kể hoạt động ngoài trời còn thúc đẩy cơ thể sản sinh endorphins, khiến tinh thần luôn vui vẻ. Mà người vui vẻ thì chồng chẳng bao giờ chán được. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy tranh thủ để cả nhà đạp xe 15 phút mỗi sáng hay đi bộ sau bữa tối để thắt chặt tình cảm gia đình.
Theo VNE
Mâu thuẫn với cả nhà chồng, có nên ly hôn? Ngay cả tình cảm vợ chồng cũng sứt mẻ, quan hệ với nhà chồng thì mẫu thuẫn, tôi có nên ly hôn? Chị Thanh Bình thân mến! Tôi đang rất đau khổ và bế tắc với cuộc hôn nhân của mình, tôi mong chị hãy cho tôi một lời khuyên! Tuổi Dần lận đận - không biết có phải đúng với tôi. Ngoại...