Tôi có nên yêu người đàn ông bất tài?
Từ nhỏ tôi đã sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Cha thường hay rượu chè bê tha rồi về hành hạ vợ con. Cảnh đó cứ ám ảnh tôi mãi cho đến tận bây giờ.
Năm tôi lên 10 thì bố mẹ tôi ly hôn. Tôi ở với bố, còn em gái ở với mẹ. Cũng kể từ đó, tôi bắt đầu phải tự lo cho mình. Tôi âm thầm lặng lẽ sống. Buồn vui tủi hờn, tôi chỉ biết viết ra cuốn nhật ký ngây ngô của mình. Nỗi nhớ đứa em gái bé bỏng, nỗi nhớ mẹ da diết làm bao đêm tôi phải khóc thầm.
Ý thức đã hình thành trong tôi từ nhỏ. Có lẽ vì thương mẹ nên tôi rất nghe lời dạy bảo dù mẹ ở rất xa. Tôi tự lo cơm nước, tự chăm sóc bản thân, tự học hành. Sau này, mẹ tôi tái hôn và sinh thêm một em trai. Dượng tôi là người thành phố, tính tình cũng không mấy dễ chịu. Dượng không có nghề nghiệp ổn định, chỉ sống dựa vào gia đình, vì gia đình dượng thuộc hàng khá giả. Thế là tôi lên ở cùng mẹ, dượng và các em. Cả nhà phải ở trọ bên ngoài.
Hết lớp 12, tôi không thi vào đại học, nhưng vẫn quyết tâm được tiếp tục đến trường. Tôi đăng ký vào một trường trung cấp, vừa làm vừa học. Ở đây, tôi đã gặp anh. Ngày xưa tôi ngây thơ không hiểu thể nào là tình yêu, cái cảm giác rung động đầu đời đã đẩy đưa tôi và anh lại gần nhau. Anh hơn tôi 5 tuổi, quê ở xa lắm. Bây giờ tôi đã ra trường và sắp xong khóa liên thông lên Cao đẳng, cũng vừa học vừa làm, nhưng tôi vẫn cảm thấy chán chường và lo lắng về tương lai của mình.
Tôi sợ mình lại có một gia đình không hạnh phúc khi lấy phải người chồng bất tài (Ảnh minh họa)
Tôi mất niềm tin vào tình yêu của mình quá. Hết lần này đến lần khác anh luôn làm tôi thất vọng. Anh là một đầu bếp. Anh đã đi làm từ khá lâu vậy mà chẳng bao giờ anh tích góp được gì cho tương lai. Anh thay đổi công việc liên tục. Ở con người và suy nghĩ của anh, tôi không bao giờ nhìn thấy sự kiên định và quyết tâm. Anh ấy đi làm xa, lên thăm tôi, cầm cho tôi vài đồng bạc nhưng lần nào khi về cũng có cớ để lấy lại. Anh cũng chưa bao giờ chủ động hay giúp đỡ tôi chút gì cả. Mặc dù tôi không cần điều đó, nhưng tôi chỉ mong anh làm được điều gì đó để tôi thấy an tâm và có niềm tin hơn về anh.
Anh ấy khiến tôi buồn và lo lắng rất nhiều. Thật sự tôi thấy mình rất mệt mỏi khi cố gắng làm hết sức để níu giữ tình yêu của mình. Tôi không muốn mình dẫm theo vết xe đổ của mẹ. Tôi sợ mình lại có một gia đình không hạnh phúc khi lấy phải người chồng bất tài.
Tôi đã nói chia tay nhiều lần với anh nhưng không dứt khoát được, có lẽ vì tôi thấy cô đơn trống vắng khi một mình. Có nhiều người theo đuổi tôi nhưng tôi không thấy có tình cảm với ai cả. Tôi muốn dứt khoát mối tình này và cho người khác cơ hội cũng như tôi cho bản thân mình cơ hội vậy. Nhưng sao khó khăn quá. Tôi phải làm sao đây?
Video đang HOT
Theo VNE
Đưa ngay những kẻ bất tài, lười biếng... ra khỏi công sở!
Chính phủ chỉ đạo xem xét lại số lượng thứ trưởng ở các bộ. Đó là thông tin mới nhất được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 29/9 vừa qua.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Khởi đầu cho việc này là ý kiến của chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội.
Đại biểu Ksor Phước đã thẳng thắn đặt vấn đề trừ Bộ khoa học Công nghệ có số lượng (4 vị) đúng với Nghị định 36 năm 2012, tất cả các bộ còn lại hiện nay đều thừa thứ trưởng. Trong đó, nhiều thứ trưởng nhất là Bộ Tài chính (9 vị). Bốn bộ có bảy thứ trưởng là Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ.
9 bộ có sáu thứ trưởng gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các bộ còn lại có 5 thứ trưởng.
Tuy Nghị định 36 qui định với Bộ quản lý Nhà nước nhiều ngành phức tạp thì được nhiều hơn 4 và phải do Thủ tướng quyết định nhưng việc hầu hết các bộ đều quá số lượng, không thể nói khác, là làm trái với Qui định 36. Theo lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Nếu ông nào làm sai quy định phải xử lý, còn nếu quy định chưa phù hợp cũng phải xem lại".
Nguyên nhân vì đâu các bộ lại có nhiều lãnh đạo như vậy?
Có lẽ có nhiều và rất nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân dễ thấy nhất hiện nay. Đó là bộ phận tham mưu, giúp việc ở các cơ quan bộ rất yếu kém về cả năng lực lẫn thái độ, phong cách.
Việc soạn thảo và ban hành hàng loạt những văn bản trái pháp luật, không hợp lòng dân và cả "ngô nghê" của một số bộ ngành đã bị đình chỉ, tuýt còi, thu hồi... vừa qua đã nói lên điều đó.
Sự chậm trễ trong việc ban hành thông tư dưới luật hay điển hình như vụ bức thư 30 ngày của Bí thư Thành ủy Hà Nội đã nói lên điều đó.
Lời nhận xét đúng đến 101% của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về đội ngũ 30% sáng cắp ô đi, tối cắp ô về nói lên điều đó...
Còn nhiều và rất nhiều các dẫn chứng sinh động cho sự yếu kém này.
Xin kể một ví dụ mà chính người viết bài này trực tiếp chứng kiến.
Cách đây chưa lâu, mình được phân công thực hiện cuộc phỏng vấn cho số báo tết. Biết vị bộ trưởng rất bận nên cách tết chừng 2 tháng, mình đã gửi nội dung phỏng vấn đến thư ký Bộ trưởng và được Bộ trưởng đồng ý trả lời.
Khoảng gần một tháng sau, mình hỏi vị thư ký thì được biết bộ phận truyền thông của Bộ đang tập hợp tài liệu, lập đề cương...
Sau rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin thúc giục, mình mới nhận được thông báo là đã chuyển đến cho thư ký Bộ trưởng. Giục vị thư ký nhiều lần, cuối cùng thư ký bộ trưởng đành thành thật rằng dù đã bắt sửa đi, sửa lại nhưng chất lượng quá kém nên vị thư ký không dám trình lên Bộ trưởng...
Với đội ngũ cán bộ giúp việc yếu kém, có thể không khó để cảm nhận rằng, không ít vị thứ trưởng đã phải nhiều lần làm việc thay vụ trưởng, thậm chí hoàn toàn có những việc có thể phải thay cả... nhân viên văn phòng.
Người xưa có câu: "Thần thiêng nhờ bộ hạ". Việc một số lãnh đạo từng phải bẽ mặt rút những quyết định vừa ký chưa ráo mực có nguyên nhân sâu xa từ đội ngũ giúp việc kém cỏi này.
Không dừng ở đó, không ít cán bộ giúp việc còn tỏ thái độ hống hách, "tinh tướng" nên những ai đã đến công đường rất sợ gặp những cán bộ loại này. Tuy chỉ là nhân viên giúp việc nhưng họ như những "ông kễnh" ở chốn công đường hạch sách, quát nạt. Trong khi đó thì ngược lại, những ông chủ đích thực thường niềm nở, trọng thị....
Vì vậy theo mình, một khi chưa cải tổ được bộ máy giúp việc thì dẫu có 4 thứ trưởng chứ 40 thứ trưởng, công việc vẫn bù đầu và rối như canh hẹ.
Người xưa cũng có câu: "Đa quan tàn dân". Quan đông thì dân khổ.
Một bộ máy quản lý nhà nước càng tinh giản và tinh nhuệ bao nhiều thì xã hội càng phát triển bấy nhiêu và ngược lại.
Đã đến lúc cần cuộc cải tổ bộ máy văn phòng của tất cả các bộ, ngành, đưa những kẻ bất tài, ăn bám, sáng cắp ô đi, tối cắp về, những kẻ hống hách, khinh dân ra khỏi chốn công đường, phải không các bạn?
Theo Dân trí