Tôi có nên ‘thú nhận’ quá khứ đau đớn với chồng mình?
Tôi về quê, nhưng đến đầu làng, tôi không dám vào nhà mình. Tôi ngồi đó, khóc nức nở, nghĩ về tuổi thơ không có một gia đình hạnh phúc.
Dù tất cả đã qua, nhưng mỗi lần nghĩ về quá khứ tôi không khỏi đau đớn (Ảnh minh họa).
Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của Quảng Ninh. Dù cuộc sống vất vả, nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để chị em tôi được ăn học đầy đủ. Khi cuộc sống gia đình đang hạnh phúc, bố tôi cặp với người đàn bà khác. Mẹ khóc nhiều lắm, mẹ đã cố để níu giữ bố, nhưng ông vẫn nhất quyết ly hôn.
Năm tôi tròn 10 tuổi, gia đình rơi vào cảnh chia lìa. Chị gái theo bố lên thành phố sống, còn tôi ở với mẹ. Căn nhà rộng, tuềnh toàng chỉ có 2 mẹ con. Hàng ngày, mẹ bận việc đồng áng, không có thời gian chăm tôi. Để mẹ yên tâm, tôi theo bạn bè lên đồi kiếm củi, nướng khoai, nướng mía… Tuổi thơ tôi cứ thế trôi qua trong khó nhọc.
3 năm sau, mẹ đi bước nữa, từ đó tôi sống trong chuỗi ngày kinh hoàng. Không chỉ bị cha dượng đánh đập, hành hạ, tôi còn phải nghỉ học vì không có tiền. Khổ cực, không ít lần tôi bỏ nhà đi bụi, theo đám bạn xấu lang thang ngoài đường. Có những hôm đói quá, chúng tôi đi ăn trộm. Rồi một đêm, khi vừa đột nhập cửa hàng tạp hóa, tôi bị chủ nhà bắt được, đánh tới tấp, cũng may tôi bỏ trốn được.
Trở về quê, nhưng đến đầu làng, tôi không dám vào nhà mình. Tôi ngồi đó, khóc nức nở, nghĩ về tuổi thơ không có một gia đình hạnh phúc. Đói quá, tôi lịm đi lúc nào không hay biết. Sáng hôm sau, tỉnh giấc, thấy mình nằm trên giường, ngồi cạnh là mẹ, đôi mắt thâm quầng, héo hon nhìn tôi.
Mẹ xin lỗi, rồi kể chuyện cha dượng bỏ đi không lâu sau ngày mẹ sinh cho ông ta một đứa con gái. Mẹ cũng mong tôi tha thứ và muốn hai mẹ con làm lại từ đầu.
Thương mẹ, đợt đó tôi quyết định ở nhà tu chí làm ăn. Hàng ngày, mẹ và em ra chợ bán rau. Còn tôi nhận rửa bát thuê cho một quán phở. Công việc vất vả nhưng mỗi tháng, ngoài tiền ăn, tôi được trả 3 triệu đồng. Số tiền kiếm được tôi đưa hết cho mẹ.
Video đang HOT
Tôi ngày càng chững chạc, biết lo lắng cho mẹ và em nhiều hơn. Không ít người nói tôi quá già so với tuổi, có lẽ vì phải lo toan nhiều thứ, nên tôi không còn sự hồn nhiên, vô tư của tuổi trẻ. Ngày đó, có không ít người theo đuổi, nhưng tôi chưa từng có ý với bất kỳ ai. Tôi sợ hôn nhân và ngại yêu.
Trớ trêu thay, khi bước sang tuổi 18, tôi phải lòng Ng., chủ thầu một công ty xây dựng. Một đêm, hắn rủ tôi lên trị trấn Đông Triều để tham dự sinh nhật một người bạn. Sau buổi tiệc, uống khá nhiều, không làm chủ được bản thân, tôi bị hắn dẫn vào một nhà nghỉ và thực hiện hành vi xấu xa.
Sáng hôm sau, hắn đưa tôi trở về nhà rồi dọa dẫm, nếu tôi kể với mẹ và mọi người hắn sẽ tung hết những hình ảnh đêm hôm qua. Tôi phần vì sợ mẹ lo, phần vì sợ tai tiếng nên đành nín nhịn.
Từ hôm đó, tuần nào hắn cũng bắt tôi lên thị trấn Đông Triều để vào nhà nghỉ. Tôi sợ lắm, nhiều lần định bỏ trốn, nhưng nghĩ tới mẹ và em gái ở nhà, đành nhắm mắt buông xuôi. Có những lần, tôi kháng cự bị hắn tát sưng mặt. Tôi khóc, hắn chửi tôi: “Đồ đàn bà ngu dốt”, “đàn bà đê tiện”,…
Tôi ngày càng gầy đen, xấu xí. Nhiều lần mẹ hỏi có chuyện gì, tôi khóc và nói bản thân cảm thấy chán chường với cuộc sống. Nhưng mẹ cấm: “Con không được nói linh tinh, còn có mẹ và em. Không có con mẹ sống sao đây?”.
Rồi một lần đi cùng hắn lên thị trấn, khi vừa đến cổng nhà nghỉ quen thuộc, một người phụ nữ lạ mặt xông vào đánh tới tấp. Người phụ nữ ấy hét vào mặt tôi: “Ả đàn bà lẳng lơ, sao mày dám tằng tịu với chồng tao?”. Dù tôi đã cố giải thích, thanh minh, nhưng cô ta vẫn không ngừng chửi, không ngừng đánh.
Sau trận đòn “ thừa sống, thiếu chết” ấy, tôi được giải thoát khỏi gã đàn ông bỉ ổi kia, nhưng nỗi đau ấy vẫn đeo bám tôi cả cuộc đời.
Chuyện tôi bị đánh, cả xã đều biết. Nhiều người còn đăng clip lên mạng bêu rếu, cho rằng tôi là kẻ đáng phải chịu cảnh như thế. Có người không hiểu chuyện còn nhổ nước bọt, phỉ báng mỗi khi tôi đi qua.
Tủi nhục, mẹ đưa tôi cùng em gái vào Nam để “trốn chạy” ánh mắt dị nghị của người đời. Hai năm sau mẹ qua đời, trước khi nhắm mắt xuôi tay, mẹ dặn tôi phải ráng sống làm lại từ đầu, chỉ có tôi mới là chỗ dựa tốt nhất cho em gái.
Từ ngày đó, tôi đã cố gạt nỗi đau, làm lại tất cả. Tôi dần bắt nhịp được cuộc sống nơi đô thị phồn hoa. Khi có chút vốn, tôi mở cửa hàng kinh doanh và xây dựng gia đình. Giờ tôi đã bước vào tuổi 40, có 2 đứa con cùng người chồng hết mực yêu thương. Còn em gái, cũng đã có công việc ổn định.
Nhưng có lẽ, quá khứ là phần ký ức tôi không thể nào quên được, không ít đêm khi tỉnh giấc, mọi thứ lại hiện về khiến tôi đau đớn. Đôi lần tôi định chia sẻ với chồng, nhưng tôi sợ anh sẽ sốc và không thể chấp nhận được người phụ nữ như tôi.
Theo NĐT
Cái giá đắng chát khi chấp nhận để chồng mình đi xuất khẩu lao động 3 năm
Chị uất ức và ném luôn chiếc điện thoại xuống nền nhà vỡ tan tành. 3 năm hi sinh chờ chồng những mong ngày anh trở về gia đình hạnh phúc cuộc sống sung sướng hơn, nào ngờ cái giá mà chị nhận được...
Lương công nhân ba cọc ba đồng của hai vợ chồng chỉ đủ sống. Năm ấy đùng một cái đứa con của anh chị phải đi viện. Chi phí chữa trị cho con tốn khá nhiều. Chút ít tiết kiệm của hai vợ chồng đã chi hết cho con, cũng may mắn là con qua khỏi, sau đó sức khỏe lại bình thường.
Sau lần con bị ốm ấy, anh bảo anh phải đi kiếm việc đó nhiều tiền để làm, chứ trông chờ mấy đồng lương công nhân thế này thì chỉ có chết. Một hôm anh về nhà bảo với chị là đã có cách kiếm tiền. Anh bảo rằng sẽ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài để đổi đời sau này, về nước kiếm chút vốn vợ chồng sẽ xoay ra buôn bán làm ăn.
Lúc đầu, chị không đồng ý để chồng đi những 3 năm trời, nhưng nghĩ lại lương công nhân chẳng là bao, khi có việc thì không biết kiếm đâu ra tiền. Thôi thì chị đành hi sinh cho tương lai của con, vậy là chị đã đồng ý để chồng đi. Vợ chồng chị đã tìm cách vay mượn bạn bè, người thân, đồng thời thuyết phục bố mẹ chồng cầm cố ngôi nhà để vay ngân hàng cùng với số tiền tiết kiệm được suốt thời gian qua giúp anh thực hiện chuyến xuất khẩu lao động.
Anh đi được 1 tháng thì chị phát hiện mình mang bầu đứa con thứ 2. Những ngày không chồng chị vẫn cố gắng vừa đi làm vừa lo cho con nhỏ. Anh cũng không quên gọi điện thường xuyên về động viên vợ và chia sẻ cuộc sống ở ở nơi xứ người. Ngày đứa con thứ 2 chào đời, chị có thể cảm nhận được tiếng cười hạnh phúc của chồng mình từ đầu dây bên kia.
Thế rồi ba năm dài đằng đẵng cũng trôi qua, đã đến lúc anh được về nước đoàn tụ với gia đình. Các khoản vay nợ cho anh trước khi đi cũng đã được anh gửi về trả đầy đủ. Chị còn tích cóp được một khoản kha khá từ việc anh gửi về để làm vốn mở cửa hàng. Chị đã vui sướng biết bao, chỉ mong chờ đến giây phút được gặp lại chồng mình.
Thế nhưng ngày đón anh trở về chị đã không thể nhận ra chồng mình.Từ vẻ ngoài cho đến cách nói chuyện với gia đình của chồng hoàn toàn thay đổi. Anh trở nên khác lạ, sành điệu và kiêu ngạo hơn trước rất nhiều. Đến cả hai đứa con anh cũng chỉ vồ vập ôm hôn nó được một lát rồi vội đưa trả cho vợ ngay.
Những món ăn ngày xưa chị nấu anh thích thì giờ anh chẳng thèm động đũa. Đêm đầu tiên sau từng ấy ngày xa cách, anh chỉ ôm vợ qua quýt rồi lăn ra ngủ mà không biết chị khóc ướt gối. Có lẽ nào sau từng ấy thời gian anh đã trở nên khác với ngày xưa đến như vậy?
Mới về nước có mấy ngày nhưng chị thấy chồng mình ngoài việc ôm khư khư chiếc điện thoại ra thì anh không thích làm gì. Kể cả con anh cũng chẳng thèm quan tâm đến. 3 bố con chẳng khác nào những người xa lạ.
Cho đến một lần trong một lúc chồng ra ngoài đầu ngõ uống nước với bạn để quên điện thoại ở nhà, chị vô tình đọc được tin nhắn của một người phụ nữ lạ gửi đến cho chồng qua facebook. Chị choáng váng khi thấy dòng tin: "Em nhớ anh lắm chồng à! Về mấy hôm rồi mà chưa gặp nhau, mau qua với em đi".
Chị mò vào facebook của người phụ nữ đó thì ngớ người khi biết cô ta về cùng đợt với chồng chị, và họ làm cùng nhau ở bên ấy. Lúc này thì chị đã không thể nào ngăn được dòng nước mắt của mình nữa. Chị không ngờ ba năm cách xa nhau biền biệt, từng ấy thời gian chờ đợi mà anh lại có thể âm thầm phản bội vợ con như thế. Hóa ra ở nước ngoài, anh đã có bóng dáng của người phụ nữ khác bên cạnh mình.
Anh về nhà thấy vợ khóc lóc thảm thiết, anh cũng không một lời giải thích. Cuối cùng, anh chỉ ậm ừ xin lỗi với vợ và hai con rồi van xin chị giải thoát cho anh. Chị uất ức và ném luôn chiếc điện thoại xuống nền nhà vỡ tan tành. 3 năm hi sinh chờ chồng những mong ngày anh trở về gia đình hạnh phúc cuộc sống sung sướng hơn, nào ngờ cái giá mà chị nhận được lại đắng chát thế này sao ?
Theo PNVN
Em phải đi công tác gấp, anh xong việc thì xuống đón con về, nó đang đứng dưới nhà nghỉ Cái khoảng khắc chị đọc được những dòng tin nhắn yêu thương, mùi mẫn lẫn thô tục của chồng mình và người phụ nữ kia chị có cảm tưởng như tim mình như có hàng nghìn mũi kim đâm khiến chị gục ngã... Chị chưa bao giờ nghĩ mình lại rơi vào hoàn cảnh này, mỗi lần nghĩ đến dù đang cười thì...