Tôi có nên quay lại với người chồng cũ khi đang bệnh tật?
Đôi khi tôi ước, giá như mình chết đi cho con đỡ khổ. Nhưng nghĩ lại, nếu tôi chết đi nó một thân một mình tôi sao đành lòng.
Ngày chồng rời khỏi căn nhà, lúc đó vì tự ái tôi đã không níu kéo anh lại. Giá như tôi có thể sống khác hơn, giá như tôi có cơ hội khác tôi sẽ không “ương bướng như vậy”. Chỉ khi anh đi rồi tôi mới ngỡ rằng mình đã mất đi điều quý giá nhất. Hôn nhân là vậy, khi cả hai người cùng nóng phải có một người nhu mì, nhẫn nhịn…
Tôi và anh từng có thời gian yêu nhau mặn nồng. Khi đó, mọi thứ đẹp như trong câu chuyện cổ tích, người đàn ông đó là mẫu hình lý tưởng mà tôi ao ước. Nhưng rồi thời gian qua đi, khi bước vào cuộc hôn nhân thật sự với bao khó khăn toan tính, chúng tôi bắt đầu nảy những cãi vã bất đồng về quan điểm sống. Anh không những không nhường nhịn và còn cố tình tạo ra những xung đột trong gia đình. Đỉnh điểm của mâu thuẫn khiến hai chúng tôi lâm vào bế tắc và quyết định ly hôn.
Tôi chỉ ước giá như ngày đó tôi có thể nín nhịn hơn, giá như tôi đủ sáng suốt, đủ vị tha để cứu vãn cuộc hôn nhân ấy biết đâu sẽ tốt hơn.
Trong căn nhà chật chội chưa tới 10m2, bỗng thiếu vắng hình bóng người đàn ông. Một mình vất vả nuôi con, tôi mới thấm thía được sự vất vả. Tôi chỉ ước giá như ngày đó tôi có thể nín nhịn hơn, giá như tôi đủ sáng suốt, đủ vị tha để cứu vãn cuộc hôn nhân ấy biết đâu sẽ tốt hơn. Nhưng mẹ tôi lại nói, khi người đàn ông muốn rời bỏ chúng ta, họ sẽ không cho ta thêm một cơ hội nào nữa.
Dù lòng rất đau đớn, nhưng với tôi điều quan trọng nhất hiện tại là chăm lo cho đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, nhưng với sức yếu ớt như tôi, cùng với xuất phát điểm không mấy gì khá khẩm. Mẹ con tôi ngày càng lâm vào cảnh éo le, bi đát.
Mọi người ạ! Tôi không kêu ca cũng không trách ông trời mà chỉ tự trách bản thân sinh ra vốn đã yếu ớt, mang trong mình đủ căn bệnh như phổi, gan và giờ là bệnh thận đang hành hạ tôi mỗi ngày. Nhiều lúc tôi muốn cố, nhưng tôi không thể gượng dậy nổi, bởi sức khỏe của tôi ngày càng yếu đi.
Video đang HOT
Bao đêm tôi tự trách mình, người mẹ như tôi thật đáng trách khi không cho con mình một cuộc sống đầy đủ. Tôi cũng không thể cho con tôi một chỗ ngủ an toàn hơn khi mỗi đêm trở trời mưa rơi ướt giường nằm. Còn con trai tôi, nó càng lớn càng thấu hiểu, thương mẹ hơn.
Khi nó cứng cáp tôi cho con ra Hà Nội làm thuê. Tiền kiếm được bao nhiêu, con gửi về cho tôi thuốc thang hàng tháng hết. Nghĩ tới cảnh con vất vả mà tôi ứa nước mắt. Người mẹ như tôi thật đáng trách, tôi sinh con ra nhưng chưa bao giờ lo cho nó được một ngày no đủ. Đôi khi tôi ước, giá như mình chết đi cho con đỡ khổ. Nhưng nghĩ lại, nếu tôi chết đi nó một thân một mình tôi sao đành lòng.
Tôi gạt qua nỗi đau bệnh tật ấy để cố gắng từng ngày. Để không phụ thuộc vào con tôi cũng kiếm việc làm thêm, nhưng dạo gần đây sức khỏe của tôi giảm sút hẳn. Từ ngày chia tay chồng, tôi luôn sống trong sự day dứt ân hận. Cũng có đôi người đàn ông ngỏ lời, nhưng tôi chưa sẵn sàng cho việc đi bước nữa.
Mới hôm qua, chồng cũ gọi điện cho tôi hỏi thăm tình hình con trai thế nào. Anh cũng nói hiện anh đang sống một mình. Khi anh nói với tôi, 5 năm qua nếu tôi đã thấu hiểu, tôi vẫn còn yêu anh thì cả hai làm lại từ đầu. Tôi mừng lắm, tôi vẫn yêu anh, nhưng nghĩ tới cảnh anh gặp lại thấy tôi bệnh tật thế này liệu anh sẽ nghĩ thế nào? Giờ tôi khó xử quá mọi người ơi?
Theo ĐSPL
Tâm sự của một người vợ phải nuốt nước mắt rời bỏ chồng
Quyết định phút chót của chị khiến anh không kịp trở tay. Chị hài lòng với sự lựa chọn cho hiện tại, chị biết quyết định phút chót đó chính là lựa chọn hợp lý nhất.
Kết hôn được 5 năm, nhìn bạn bè ríu rít chào đón thành viên mới mà chị thấy chạnh lòng ghê gớm. 5 năm kết hôn cũng là chừng ấy năm chị mệt mỏi và mặc cảm khi phải chống chọi với căn bệnh lạ thường: rối loạn hệ thần kinh thực vật. Chị phát hiện bệnh lần đầu tiên từ khi là sinh viên năm thứ 3. Khi ấy, chị đang yêu anh - mối tình đầu và cũng là mối tình cuối của cuộc đời chị. Một buổi tối, khi đang ngồi ôn thi, chị choáng váng mặt mày, chới với ngã xuống sàn nhà, chỉ kịp bấm điện thoại gọi cho anh xong rồi không biết gì nữa.
May mà anh đến kịp thời đưa chị đi bệnh viện. Kết luận bệnh của bác sĩkhiến chị rụng rời chân tay. Khi vẫn nằm trên giường bệnh, chị đuổi anh về, nói lời chia tay anh rồi quay mặt vào tường khóc như một đứa trẻ. Anh ôm chị vào lòng, dỗ dành, chăm sóc chị cho đến ngày sức khỏe ổn định và đưa chị về quê nghỉ ngơi một thời gian.
Hai năm cuối đại học, chị chật vật với những lần vào viện, ra viện, bảo lưu và phải đến 6 năm chị mới hoàn tất chương trình học hơn 4 năm của trường. Suốt khoảng thời gian ấy, không ít lần anh chị giận hờn rồi chia tay, cũng vài ba lần chị nói anh hãy rời xa chị vì chị không tự tin vào sức khỏe của mình, chị sợ làm khổ anh.
Cuối cùng, đám cưới của anh chị vẫn diễn ra trong niềm hạnh phúc ngập tràn của chị. Đám cưới cũng đánh dấu 1 năm chị chưa phải ghé thăm bệnh viện. Chị những tưởng niềm hạnh phúc bên anh sẽ giúp chị củng cố sức khỏe của bản thân. Ấy vậy mà vừa cưới được 2 tháng, chị lại phải nhập viện.
Lúc bình thường, chẳng ai tin chị là người có bệnh. Nhưng khi trở bệnh, chị có thể ngất, đầu óc lơ ngơ, cử chỉ chậm chạp, nói năng thiếu tỉnh táo... và nhập viện bất cứ lúc nào. Cả đời chắc chị sẽ phải ăn ngủ với thuốc.
Còn bệnh viện, như căn nhà thứ hai của chị vậy. Những lúc yếu đau như thế, tất nhiên người chăm sóc chị nhiều nhất không ai khác ngoài anh. Có đợt, chị nằm viện cả tháng, anh nghỉ làm nhiều ngày, rồi bố mẹ chị lên đỡ đần, anh chạy ngược chạy xuôi vừa lo kiếm tiền chữa trị cho chị, vừa lo thu xếp việc nhà - việc công để có nhiều thời gian ở bên chị.
Từ ngày kết hôn, anh gầy sọp đi trông thấy. Ai cũng hiểu gánh nặng tiền bạc và vợ ốm đè nặng trên đôi vai anh. Đặc biệt là chị, bố mẹ chị, sâu trong thâm tâm, họ biết ơn và cảm thấy mắc nợ anh. Người ngoài nhìn anh dìu vợ, bế vợ, thay quần áo, chải tóc cho chị... những lúc chị nằm viện lại tỏ vẻ ghen tị: "Bệnh tật vất vả là thế, cũng may có người chồng tử tế kéo lại.
Thời này, mấy người được như anh ấy!". Lúc chị tỉnh táo, chị luôn nói với anh: "Không có anh em chẳng biết sống ra sao nữa. Em làm khổ anh quá!", "Vợ chồng sao em cứ nói lời khách sáo thế? Không giúp vợ thì giúp ai?", anh nhẹ nhàng. Hạnh phúc long lanh trong mắt chị.
5 năm trôi qua, kế hoạch sinh con của anh chị bị hoãn lại chưa biết đến ngày nào sẽ thực hiện được bởi bệnh tình của chị. Có lúc khỏe mạnh, chị xin việc đi làm, song chỉ đi làm được một thời gian ngắn, mệt mỏi, áp lực, bệnh lại tái phát, chị lại nhập viện. Anh khuyên chị nghỉ hẳn ở nhà, việc kiếm tiền đã có anh lo. Song đó cũng không phải giải pháp tích cực. Chị ở nhà chồng nuôi, không phải đối mặt áp lực công việc thì lại đối mặt với nỗi cô đơn, vài ba tháng bệnh lại tái phát, đợt nào lâu thì được 1 năm. Anh vẫn ân cần, chăm chút chị từng ly từng tí nhưng nỗi mệt mỏi hiện rõ trên đôi mắt anh. Anh ít cười hơn, không còn hài hước như trước, hay mất ngủ, thường xuyên ngồi lan can hút thuốc giữa đêm...
Giờ với chị, nỗi muộn phiền vì bệnh đã quen, chị nặng lòng về anh nhiều hơn. Những lúc chị khỏe mạnh, không khí gia đình cũng chẳng thể vui lên. Chị khao khát bóng dáng trẻ thơ trong nhà mình, và chị biết, anh cũng canh cánh như thế...
Rời xa anh là chị sẽ giải thoát cho anh khỏi nhiều gánh nặng. Chị có nghĩ đến phương án đó không?! Có chứ, chị nghĩ cả nghìn lần, nhưng chị không đủ dũng khí để nói với anh. Dẫu sao chị cũng đã đi lấy chồng, chị đâu dám về ăn bám bố mẹ chị nữa. Rồi bố mẹ chồng, nhà chồng chị, vốn dĩ họ đã phản đối cuộc hôn nhân này, bạn bè chị ai cũng bận rộn với công việc và gia đình riêng, rời bỏ anh, chị bám víu vào đâu? Chị còn không dám giãi bày nỗi lòng mình trên facebook, vì chị biết, anh đọc được sẽ lại càng lo nghĩ hơn.
Hôm ấy, chị lại bị ngất. Anh đưa chị vào viện cấp cứu, khi sức khỏe ổn định hơn, chị nằng nặc đòi anh đưa về quê: "Em chán bệnh viện này lắm rồi, đông đúc, ngột ngạt, về quê nằm viện cho đỡ đông". Rồi anh đành chiều theo ý chị. Ngày chị ra viện, vừa về đến nhà, chị vào cầm chiếc ba lô đựng ít quần áo và đưa cho anh: "Anh về thành phố đi mai còn đi làm. Từ nay, đây sẽ là chốn em đi về, nếu lỡ có trở bệnh, bố mẹ sẽ đưa em đi viện. Lúc nào rảnh, hãy về chơi với em và bố mẹ. Em nợ anh đến ngày hôm nay là quá nhiều rồi...". Anh đang ú ớ vì ngạc nhiên thì chị đã đẩy anh ra khỏi cổng.
Chị hiếng mắt qua tấm rèm cửa sổ, thấy bóng anh liêu siêu khuất xa dần, chị thấy nhẹ nhõm lạ với quyết định phút chót của mình. Tất cả thủ tục ly hôn, chị sẽ hoàn tất sau. Chị quyết định về "ăn bám" bố mẹ tiếp, vì chị biết ở bên anh, gánh nặng, sự nhàm chán, nỗi mệt mỏi đã giết chết tình yêu anh dành cho chị từ lâu rồi, chút tình còn sót lại có chăng chỉ là lòng thương hại.
Chị mở một quán cà phê nhỏ ngay nhà mình. Đã lâu lắm chị mới thấy vui vẻ, thoải mái đến thế. Niềm vui hàng ngày của chị là những bước chân của khách vào quán... Chị hài lòng với sự lựa chọn cho hiện tại, bởi hơn ai hết, chị biết quyết định phút chót đó chính là lựa chọn hợp lý nhất cho cuộc sống của riêng chị.
Theo Phunutoday
Xót xa những người vợ từng ngày mong chồng lấy vợ khác "Chồng ở nhà không lấy vợ, mình ở đây không làm ăn được gì, thấy bức xúc nên vẫn thường động viên anh lấy vợ", chị Hoài chua xót kể lại. Trở lại xóm chạy thận để đồng cảm hơn nữa số phận những người phụ nữ mang trong mình căn bệnh suy thận, mặc định trong suy nghĩ của họ đó là,...