Tôi có nên chờ đợi bạn trai ở nước ngoài về cưới mình
Hai tháng trước, do quá sốt ruột nên tôi đã giục anh ấy về. Anh nói nếu tôi không chờ đợi được thì nên buông tay.
Ảnh minh hoạ
Tôi 31 tuổi – cái tuổi đủ sự trưởng thành để có một tổ ấm cho riêng mình. Tôi có ngoại hình ưa nhìn, công việc ổn định ở Hà Nội, tuy chưa có nhà và vẫn đang phải đi thuê nhưng cảm thấy bằng lòng với những gì mình có lúc này. Đối với mọi người xung quanh, tôi là gái ế hoặc nếu không thì họ cũng cho rằng tôi quá kén chọn. Trước đây, đứng trước thị phi của cuộc sống, tôi cảm thấy mệt mỏi và suy nghĩ hàng đêm, đặc biệt là day dứt khi nghĩ tới bố mẹ. Nhưng sau này, tĩnh tâm lại, tôi thấy mình không nên sầu não làm gì vì cuộc sống là của mình, mình phải sống cho cuộc đời của mình, không ai sống thay cả.
Cách đây 3 năm, tôi được chị đồng nghiệp giới thiệu cho một người bạn thân ở Úc. Anh hơn tôi 3 tuổi và đã làm việc (dưới hình thức xuất khẩu lao động) ở bên đó 3,4 năm rồi. Lúc đầu, tôi không quan tâm nhiều lắm vì lo ngại về khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, anh lại rất quan tâm và cố gắng liên lạc với tôi ngay cả khi tôi không trả lời tin nhắn của anh. Phải mất một thời gian sau, tôi mới bắt đầu chú ý đến những dòng tin nhắn ấy và mở lòng mình đáp lại. Chúng tôi nói chuyện rất hợp, có nhiều điểm chung về sở thích. Ngày nào chúng tôi cũng nói chuyện, lúc thì anh gọi điện về, lúc chat với nhau qua mạng.
Video đang HOT
Một hôm, anh tỏ tình, tôi bất ngờ nhưng kịp nhận ra mình cũng có tình cảm với anh. Có thể mọi người sẽ cho chuyện của chúng tôi là viển vông nhưng sự thật chúng tôi đã yêu nhau cho dù chưa một lần gặp mặt trực tiếp. Chúng tôi nói nhiều đến những dự định cho tương lai và anh nói sẽ cố gắng kiếm tiền về Việt Nam xây dựng gia đình với tôi. Tôi lúc đó vẫn hoài nghi về những điều anh nói nhưng chị đồng nghiệp đã khuyên tôi nên cho anh cơ hội, chị nói anh yêu tôi thực sự và muốn kết hôn với tôi. Đã nhiều lần tôi nghĩ đến việc đặt vé để tìm đến với anh nhưng anh năn nỉ cố gắng chờ thêm một thời gian để trở về bên tôi. Gia đình của anh khá phức tạp, bản thân anh phải gánh vác nhiều trách nhiệm với gia đình. Tôi biết và càng thương anh nhiều hơn.
Có một điều kỳ lạ là cô bạn thân của tôi (sinh cùng tháng với tôi) cũng có chuyện tình giống tôi. Cô ấy và chồng mới cưới đã quen nhau qua sự giới thiệu của đồng nghiệp khi anh ấy còn đang ở Hàn Quốc. Lúc đó, cô bạn tôi đã biết về chuyện tình cảm của tôi và không nghĩ rằng sau đó cô ấy cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như vậy. Thế nhưng, họ đã quyết tâm đến với nhau sau 6 tháng quen biết và kết thúc bằng một đám cưới đẹp vào cuối năm ngoái. Hiện giờ, tôi băn khoăn lắm, có nên tin tưởng và chờ đợi bạn trai trở về không? Có lúc tôi nghĩ mình có đang mơ hồ, chứng kiến hạnh phúc của bạn nên tôi tự dặn lòng phải cố gắng lên nhưng rồi lại trăn trở liệu thực sự hạnh phúc có đến với mình? Hai tháng trước, do quá sốt ruột nên tôi đã giục anh ấy về. Anh nói nếu tôi không chờ đợi được thì nên buông tay. Liệu tôi có nên từ bỏ chuyện tình cảm này không? Mong mọi người hãy cho tôi một lời khuyên. Chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Những điểm sáng trong xuất khẩu lao động
Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Truyền thông Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong hai năm 2014 và 2015, số lao động (LĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đều vượt con số 100.000 LĐ. Với đà tăng trưởng đó, cùng với những điểm sáng trong hoạt động này, có thể tự tin trong năm 2016 Việt Nam sẽ tiếp tục vượt ngưỡng chỉ tiêu về xuất khẩu lao động.
Chất lượng nguồn lao động được nâng cao
Cụ thể, tháng 7-2016, có gần 12.000 LĐ đi làm việc ở nước ngoài, nâng tổng số 7 tháng đầu năm có gần 66.000 người đi xuất khẩu LĐ. Có được kết quả trên là do nhu cầu tiếp nhận LĐ Việt Nam ở các thị trường chủ lực Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản tăng ổn định. Ở Đài Loan, hiện có 35.332 LĐ đang làm việc; Nhật Bản: 19.195 người; Hàn Quốc: 5.145 người; Malaysia: 1.703 người, tiếp đó là các thị trường Saudi Arabia: 2.018 người; Macao: 172 người và các thị trường khác.
Thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng do chất lượng nguồn lao động ngày càng cao.
Điểm sáng trong năm nay là Việt Nam và Thái Lan ký kết thỏa thuận hợp tác LĐ, đồng thời cho phép hợp pháp hóa đối với LĐ tự do của Việt Nam. Đặc biệt, các thị trường tiếp nhận LĐ trình độ cao như Đức, Nhật Bản đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc với nhiều ưu đãi. LĐ trình độ cao của Việt Nam cũng có cơ hội đi làm việc ở một số nước như Hàn Quốc (theo chương trình thẻ vàng), một số nước Trung Đông (kỹ sư xây dựng, lao động nghề hàn 3G, 6G trình độ cao). Đặc biệt, sau hơn 4 năm (2012-2016) ngừng tiếp nhận LĐ Việt Nam do tỷ lệ cư trú bất hợp pháp tại nước này tăng đột biến (55%), Hàn Quốc đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm tuyển dụng LĐ Việt Nam. Ngày 17-5-2016, bản ghi nhớ giữa hai nước được ký kết với hứa hẹn sẽ có 3.500 LĐ Việt Nam sang nước này làm việc trong năm 2016. Đến đầu tháng 10-2016, đợt kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 11 chính thức khởi động lại.
Theo bà Trần Thị Vân Hà, sở dĩ Việt Nam khai thác được nhiều thị trường tiềm năng, chất lượng cao là do chất lượng nguồn LĐ xuất khẩu từng bước được nâng lên. Cụ thể, tỷ lệ LĐ được đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài đã tăng từ 35% (vào năm 2003) lên trên 50% vào năm 2016. Cùng với đó, 100% LĐ Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Phần lớn LĐ Việt Nam được người sử dụng LĐ nước ngoài đánh giá tốt về khả năng tiếp thu công việc nhanh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Bên cạnh đó, Việt Nam kịp thời triển khai các giải pháp chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu LĐ của doanh nghiệp, giảm chi phí cho người LĐ, minh bạch hóa các chi phí đi thực tập tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp phái cử được phép thu từ thực tập sinh các khoản phí dịch vụ, nhưng các khoản phí theo quy định này không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm, không quá 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm.
Nỗ lực để vượt ngưỡng
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, để vượt ngưỡng chỉ tiêu 3 năm liên tiếp đưa hơn 100.000 LĐ đi xuất khẩu LĐ mỗi năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, cũng như ý thức chấp hành tốt của người LĐ. Người LĐ nên tránh xa những lời mời gọi "mật ngọt" để dính vào bẫy xuất khẩu LĐ bất hợp pháp để rồi tiền mất tật mang. Dù các phương tiện truyền thông gần đây đưa nhiều dẫn chứng về việc LĐ bị mất trắng vì trả tiền cho môi giới xuất khẩu LĐ nhưng những bài học đó dường như chưa đủ sức thuyết phục. Nhiều người LĐ khi muốn trở về quê hương mà bất lực, có người chết nơi đất khách quê người. Người LĐ trái phép ở nước ngoài phải đối diện với các rủi ro như công việc bấp bênh, bị ngược đãi, lương thấp...
Để nâng cao chất lượng hoạt động này, Bộ tiếp tục thực hiện rà soát các thị trường. Với thị trường Hàn Quốc, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản thông báo tạm dừng tuyển chọn LĐ tại 90 quận, huyện thuộc 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ LĐ hết hạn hợp đồng không về nước trên 35%; tạm dừng tuyển LĐ trong năm 2016 đối với 44 quận, huyện có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Tiếp tục thực hiện chính sách ký quỹ đối với LĐ Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, tiếp tục kêu gọi LĐ Việt Nam về nước đúng thời hạn. Ngoài ra, thực hiện các chính sách hỗ trợ tái hòa nhập với LĐ Việt Nam tại nước này, miễn phạt tiền đối với LĐ bất hợp pháp tự nguyện về nước trong thời hạn ân xá.
Bộ LĐ-TB&XH cũng tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa LĐ sang Đài Loan, Thái Lan làm việc, đưa thực tập sinh đi Nhật Bản, đưa điều dưỡng viên đi Nhật Bản và CHLB Đức. Các chương trình này đều được đào tạo miễn phí và đặc biệt được ưu tiên cho những vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu LĐ cho biết sẽ là thách thức vì ưu điểm của người LĐ tại 4 tỉnh này là có kinh nghiệm và tay nghề tốt nhưng tinh thần kỷ luật không cao, thường xuyên bỏ trốn để lên bờ làm việc tăng thu nhập. Thời gian qua tỷ lệ LĐ Việt Nam bỏ trốn tương đối lớn, trong đó có nhóm LĐ thuyền viên tàu cá. Nếu công tác tuyển chọn, đào tạo, định hướng và quản lý không tốt thì đây sẽ là những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu LĐ và cơ quan quản lý.
Kim Vũ
Theo_Hà Nội Mới
[Án lệ 02] Đứng tên nhà đất hộ Việt kiều, được chia nửa lợi nhuận khi giá đất tăng Trường hợp người Việt ở nước ngoài mua đất nhờ thân nhân đứng tên hộ, nếu có tranh chấp, hai bên sẽ dược chia đôi khoản lợi nhuận giá đất tăng. Suốt một thời gian dài, chính sách sở hữu nhà cho người Việt Nam ở nước ngoài đặt ra những điều kiện nhất định. Chính vì vậy, thị trường phát sinh vô...