Tôi cố chấp hay vì em rất ương ngạnh?
Đôi lúc tôi thấy mệt mỏi vì giữa chúng tôi vô tình hình thành nên một bức tường trong suốt, mặc cho tôi gào thét, hai con người không hề thấu hiểu nhau.
Tôi năm nay 26 tuổi, đến nay đã là năm năm cuộc tình giữa tôi và cô ấy. Khi thời gian yêu nhau càng lâu, chúng tôi càng nghĩ đến việc sẽ sống với nhau cho đến sau này. Tuy nhiên, càng yêu tôi càng nhận thấy chúng tôi không thể hòa hợp nhau.
Tôi nói sơ về tuổi thơ của bạn gái tôi, thiết nghĩ cũng là lý do ảnh hưởng ít nhiều đến cô gái của ngày hôm nay. Bạn gái tôi sinh ra trong một gia đình thiếu hạnh phúc, bố mẹ chia ly. Từ nhỏ, cô ấy sống một mình cùng ông bà, người đã nuôi dạy cô ấy từ vật chất đến tinh thần. Nhưng do sống xa vòng tay cha mẹ, theo năm tháng cuộc đời đã vô tình rèn luyện một cô gái cứng cỏi và chấp nhận số phận như ngày hôm nay.
Vốn dĩ đó là điều tốt nên có ở mỗi người chúng ta, đó là sự kiên cường. Nhưng vô tình thay sự cường ấy lại vô tình khiến cô ấy trở nên cứng đầu hơn. Đã 5 năm chúng tôi quen nhau, biết bao nhiêu sóng gió trải qua từ thời chúng tôi phải yêu xa, chúng tôi từng cãi nhau rất nhiều. Nhưng tôi luôn là người sẵn sàng nói lời xin lỗi và đứng ra làm hòa mặc dù lỗi đó chẳng liên quan gì đến tôi. Tôi đã sống chân thành với cô ấy bằng cả sự bao dung và cho đi, nhưng đôi lúc những gì tôi cần là sự thấu hiểu.
Cô ấy là người sống rất lập trường, và tất nhiên không có gì thay đổi được. Khi chính tôi đôi lúc lại trở thành người thích dạy bảo trong mắt cô ấy. Cô ấy luôn bỏ ngoài tai mọi lời khuyên từ tôi, và rất khó để khiến con người ấy chấp nhận rằng mình sai. Đối với cô ấy, từ “xin lỗi” là một thứ xa xỉ đến mức không bao giờ nói, thậm chí phải tỏ ra im lặng để cho qua mọi chuyện. Hoặc đôi lúc tỏ ra hung dữ để bảo vệ quan điểm của chính bản thân mình.
&’Vì tôi cố chấp hay em ương ngạnh nên phải xa nhau. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Sau đó là chuyện trong cuộc sống, đôi lúc những lời khuyên của tôi về chuyện học hành hay công việc khiến cô ấy chẳng thể ngồi yên hoặc chịu lắng nghe tôi nói. Tất cả chỉ dừng lại sau vài câu và kế đó là sự nóng giận lại bùng lên, tôi đành im lặng.
Video đang HOT
Tôi luôn thông cảm mọi thứ, tôi hiểu rằng, cuộc sống nếu đầy đủ hơn thì cô gái này sẽ không ương ngạnh và cứng cỏi đến như vậy. Nhưng đôi lúc tôi thấy mệt mỏi vì giữa chúng tôi vô tình hình thành nên một bức tường trong suốt, mặc cho tôi gào thét, hai con người không hề thấu hiểu nhau. Tôi cảm thấy mình như đang nói chuyện với một viên đá, không thể nào có sự thấu hiểu. Có gì là khó khăn khi tôi chỉ cần cô ấy nhận ra được nhược điểm của mình, biết chấp nhận, biết cúi đầu. Và cũng như tôi hiểu được rằng sự ương ngạnh rất khó tồn tại trong xã hội này.
Khi tôi viết những dòng tâm sự này, tôi không mong ước rằng các bạn sẽ nghĩ tôi là người đúng hay sai. Tôi không muốn cô ấy sống theo ý nguyện của tôi và lắng nghe tôi. Tôi chỉ mong các bạn chỉ cho tôi một con đường, một cách để chúng tôi dung hòa nhau, thấu hiểu nhau hơn. Vì nếu muốn có một cuộc sống về sau, hai chúng tôi phải tìm ra điều này!
Theo Afamily
Ám ảnh hàng đêm khi chứng kiến bố lột quần, đánh mẹ
Tôi rất khó cảm xúc với người khác phái, chỉ vô tình bắt gặp một đặc điểm gợi nhớ đến... bố tôi là tôi rùng mình sợ hãi. Tôi sợ hôn nhân, sợ dẫm phải vết xe đổ của mẹ.
Năm nay tôi đã 32 tuổi. Bạn bè tôi đều đã lập gia đình, thậm chí có người đã có đứa con thứ hai, nhưng tôi vẫn lẻ bóng đi về, vẫn chăn đơn gối chiếc. Lý do là vì tôi bị ám ảnh bởi người cha của mình.
Tôi không may mắn được hưởng tuổi thơ trong trẻo hồn nhiên như chúng bạn. Mẹ tôi là người phụ nữ rất hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương con hết mực. Nhưng tình yêu của mẹ đã dành sai chỗ cho một người đàn ông như bố tôi. Có thể nói, trong trường hợp của mẹ, câu "gái có công chồng chẳng phụ" sai hoàn toàn.
Gia đình tôi có 3 anh chị em sinh sống ở Thái Bình. Tôi là con gái út. Ngay từ hồi còn nhỏ, bố đã thường xuyên rượu chè và mượn cớ về đánh đập mẹ con tôi mỗi khi không vừa ý chuyện gì. Từ hồi tôi học lớp 2, tôi đã nhớ như in những trận đòn kinh hoàng mà ông đánh tôi mỗi khi anh em tôi bị điểm kém. Ông đánh rất đau, bạ đâu đánh đấy mà toàn dùng thắt lưng da để vụt. Tôi đau chết điếng mà cố nhịn không dám khóc bởi nếu khóc ông càng đánh đau hơn. Tôi vẫn nhớ những lần đó mẹ tôi khóc lóc thảm thiết để van xin ông nhưng ông không tha. Chỉ khi nào ông nguôi giận thì ông mới dừng. Chính bởi vậy ngay từ nhỏ chúng tôi đã rất sợ cha.
Mẹ tôi thường xuyên phải chịu đựng những trận đòn thừa sống thiếu chết
Còn với mẹ thì ông còn dã man hơn nhiều, chỉ cần mẹ cãi lại ông vì bất cứ 1 lý do gì dù đúng dù sai là ông cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay ngay lập tức. Tôi nhớ có lần ông đòi mẹ tôi nấu món này món nọ, mẹ tôi đi làm về cũng mệt nên chỉ nói với giọng hơi khó chịu một chút, ấy vậy mà ông ấy dang ngay cái bàn tay hộ pháp ra tát mẹ tôi nổ đom đóm mắt trước ánh mắt sững sờ của mấy anh em tôi. Má mẹ tôi sưng vù và in hằn 10 đầu ngón tay sau cái tát trời giáng đó. Sau những lần như vậy chúng tôi vô cùng thương mẹ và căm ghét bố nhưng những đứa trẻ như tôi thì biết làm được việc gì khác?
Không dừng lại ở đó. tuổi thơ của tôi còn phải đau đớn khi chứng kiến cảnh bố như một con quỷ hung dữ túm tóc lột quần áo đánh mẹ giữa đêm. Hồi đó chúng tôi còn nhỏ nên vẫn chưa hiểu chuyện gì nhưng đó là những kí ức kinh hoàng cho tới giờ tôi không bao giờ quên. Lần đó anh em chúng tôi phải chạy sang cầu cứu hàng xóm thì mẹ tôi mới được giải thoát nếu không chắc mẹ đã chẳng còn sống cho tới tận bây giờ. Cứ mỗi lần nghĩ lại cảnh tượng đó là tôi thấy rùng mình và chảy nước mắt vì thương mẹ. Hồi đó tôi còn ngây thơ ước rằng giá như mình cao lớn một chút thì có phải mình đã xông vào đánh bố giúp mẹ không.
Mẹ tôi lại là một người phụ nữ nhẫn nhịn và có tinh thần chịu đựng phi thường. Dù ở với bố tôi phải chịu nhiều đắng cay như thế nhưng không bao giờ mẹ có ý định chống đối. Có thể chính bởi tính cách này mà bố tôi càng được đà lấn tới. Bà chỉ âm thầm chịu đựng. Thậm chí còn bao che, không muốn các con hay họ hàng biết những trận đòn thừa sống thiếu chết mà bà đã phải chịu đựng. Chính bởi vậy, anh em chúng tôi ngay từ nhỏ đã vô cùng thương mẹ. Chúng tôi luôn cố gắng học hành, phấn đấu thật tốt để mong kiếm thật nhiều tiền giúp mẹ thoát khỏi cảnh nghèo và mang mẹ chạy trốn đi một nơi thật xa.
Mơ ước đó từng bước trở thành hiện thực khi 3 anh em tôi thi đỗ vào trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Chúng tôi thuê nhà, làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Không như những gia đình khác bố mẹ phải chạy từng đồng lo cho con ăn học, nhà tôi thì ngược lại, 3 anh em tôi học giỏi nên kì nào cũng nhận được học bổng, còn kiếm được thêm tiền gửi về cho mẹ.
Ra trường với tấm bằng loại giỏi, anh chị em chúng tôi không khó để xin được những công việc có mức thu nhập khá, lại hợp với chuyên môn. Chúng tôi vẫn chung sống hòa thuận và yên ấm bên nhau, hàng tháng gửi tiền về cho bố mẹ. Những lần gọi điện hỏi thăm đều thấy mẹ vui phấn khởi, cứ nghĩ thầm rằng, giờ các con trưởng thành bố mẹ đỡ vất vả chắc không còn cảnh bạo lực như xưa. Nhưng hóa ra không phải, bố vẫn đánh mẹ thường xuyên thời gian đó, có điều mẹ vẫn giấu chúng tôi, những cuộc điện thoại vẫn đầy ắp tiếng cười phấn khởi của mẹ ẩn chứa đằng sau là một nỗi đau về thể xác. Sau này tôi mới biết tính mẹ như vậy, luôn chịu đựng hi sinh, luôn muốn các con yên lòng.
Một vài năm sau, khi anh trai tôi được lên chức tổng giám đốc của một doanh nghiệp Nhà Nước cũng là thời cơ để chúng tôi tìm cách giải thoát cho mẹ. Chúng tôi một căn hộ ở Hà Nội để đón mẹ lên ở cùng. Căn nhà cũ ở Thái Bình đành phải bán đi để thêm thắt vào căn hộ ở trên này. Và dù không muốn thì bố tôi cũng lên ở cùng chúng tôi. Chúng tôi hi vọng giờ đây bố đã thay đổi tâm tính, chứng kiến thành quả của con cái thì sẽ khác xưa. Nhưng hóa ra chúng tôi đã sai lầm.
Cái khổ vẫn còn đeo bám mãi mẹ tôi cho tới lúc già. Giờ đây hàng ngày hàng giờ chứng kiến cảnh người bố vũ phu vẫn không tiếc tay đánh mẹ khiến lòng tôi quặn thắt.
Ông ấy rất khỏe, những lúc ông ấy lên cơn thì một đứa con gái chân yếu tay mềm không thể làm gì nổi. Người anh trai của tôi những lúc đó cũng chỉ dám giữ ông để cho mẹ chạy mà thôi. Có người hỏi tôi: tại sao con cái lớn thế mà lại để bố đánh mẹ, nhưng tôi thực sự không biết làm cách nào khác. Bởi lúc đó trong ông như một con thú hoang rất đáng sợ. Ông sẵn sàng đánh đập lại bất cứ một đứa nào nếu dám chống đối lại ông. Ngay cả anh trai tôi đã từng bị ông ấy cầm dao dọa chém bởi khi đã 'lên cơn" thì ông ấy bất chấp, không khác gì một kẻ thâm thần.
Tôi khuyên mẹ nên ly dị nhưng chưa bao giờ mẹ có khái niệm đó. Mẹ nói: Mẹ cố sống đến giờ này là vì chúng tôi. Dù ông ấy thế nào đi chăng nữa thì vẫn là bố của chúng tôi. Có còn hơn không. Mẹ đã chứng kiến biết bao gia đình tan cửa nát nhà, con cái khổ sở vì vợ chồng ly tán, nay bà không muốn các con phải khổ. Tôi thuyết phục bà hàng nghìn lần vẫn không được.
Nhiều lúc tôi thầm nghĩ, rất may anh trai của mình bản chất hiền lành, nên không có án mạng xảy ra chứ không chắc chắn cảnh giết cha vì bênh mẹ đã xảy ra ngay trong chính căn nhà này.
3 anh em tôi đã từng rủ mẹ bỏ ra ngoài thuê nhà, để mặc ông bố ở trong căn nhà rộng thênh thang đó 1 một mình không người hầu hạ nhưng rồi kế sách đó chẳng được bao lâu. Ông ấy gọi điện xin lỗi khóc lóc với mẹ tôi khiến mẹ tôi lại mủi lòng. Một ngày ông ấy gọi cho mẹ tôi gần 20 cuộc điện thoại để xin lỗi, oán trách bản thân và bảo... nhớ bà. Cứ xong mỗi lần như thế mẹ tôi lại mủi lòng, và sự việc chỉ êm êm trong khoảng thời gian ngắn. Nhiều khi tôi vừa giận vừa thương vì người mẹ nhu nhược yếu đuối của mình nhưng ngẫm đi ngẫm lại thì thấy mẹ quá vị tha và độ lượng. Mẹ bảo không nỡ nhìn ông ấy chết. Đấy cứ thế mẹ tôi phải chịu đựng bố tôi cho tới tận bây giờ.
Giờ đây hàng ngày hàng giờ tôi vẫn luôn muốn bù đắp cho mẹ nhiều nhất có thể, đi làm được bao nhiêu tiền tôi dành tiền đưa mẹ tôi đi du lịch, bồi bổ chăm sóc mẹ tôi từng li từng tí. Đi làm về tôi chỉ muốn nhanh nhanh chóng về bên mẹ.
Chính bởi vậy giờ đây tôi không dám lấy chồng cho dù đã 32 tuổi. Một phần vì cảm thấy không yên tâm khi phải xa mẹ, sợ lỡ có ngày bố đánh chết mẹ thì sao.
Còn phần nữa là bởi trải qua quá nhiều biến cố nên tôi thấy mình già dặn quá so với tuổi. Tôi quá nhạy cảm và tinh đời trước người khác phái. Người ta yêu thì phải nhắm một mắt nhưng tôi không làm thế được. Người ta nhìn đời bằng lăng kính màu hồng thì tôi nhìn đời bằng lăng kính không số. Tôi khó mà rung động được người khác phái. Chỉ một hoặc vài lần tiếp xúc, tôi đã có thể "đọc gia vị" người đó tốt hay xấu, hiền lành hay gia trưởng, đến với tôi vì mục đích gì.
Tôi sợ đi vào vết xe đổ của mẹ. Tôi sợ hôn nhân.
Theo VNE
Lạnh gáy khi chứng kiến 'thú vui' của bố chồng Từ hôm phát hiện "thú vui tao nhã" của bố chồng tôi cảm thấy ngột ngạt, không thoải mái mỗi khi giáp mặt ông. Cứ nhìn bản mặt bề ngoài nghiêm nghị của ông lại càng khiến tôi thấy ghê tởm, hãi hùng. Tôi vừa về làm dâu nhà chồng được tròn 3 tháng. Nhìn chung thì bố mẹ chồng tôi khá cởi...