“Tôi chưa thấy nước nào có Nhà khoa học nhân dân”
“Không nên đặt thêm danh hiệu Nhà khoa học nhân dân và Nhà khoa học ưu tú. Đã là Nhà khoa học thì vinh danh thành tựu sáng tạo của họ, bằng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Tôi chưa thấy nước nào trên thế giới có “Nhà khoa học nhân dân”!”.
Sáng 21/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, dự thảo luật tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng. Ngoài ra có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành, hình thức thi đua, khen thưởng và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung Luật này là nhằm khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan, trùng lắp.
Theo quan điểm đó, việc danh hiệu “Chiên sĩ thi đua toàn quôc” dự kiến được “nới” định kỳ 5 năm một lần thay cho xét hàng năm như hiện nay, tạo điều kiện tôn vinh vào dịp Đại hội Thi đua yêu nước các cấp và phù hợp với việc tổng kết, đánh giá kế hoạch phát triên kinh tế, xã hội 5 năm của đât nước.
Các hình thức Huân chương (từ Điều 34 đến Điều 48) cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng: nâng cao tiêu chuẩn, chặt chẽ hơn, không lấy danh hiệu thi đua làm điều kiện, tiêu chuẩn để xét các hình thức khen thưởng, mà lây các hình thức khen thưởng câp thâp đê khen thưởng câp cao hơn; tránh khen thưởng tràn lan, trùng lắp, “tích lũy thành tích” và dồn khen thưởng lên cấp trên.
Thời gian xét khen thưởng từ Huân chương Lao động lên Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng là 10 năm thay cho 5 năm như hiện nay. Đồng thời, quy định tiêu chuẩn cụ thể để những người lao động có thành tích, dù không phải là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cũng sẽ được khen thưởng. Dự luật cũng bổ sung quy định về tặng Huân chương Sao vàng cho nguyên thủ nước bạn.
Dự thảo luật cũng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “danh nhân”. Theo Ban soạn thảo, danh hiệu “danh nhân” nhằm tôn vinh những người có đóng góp đặc biệt cho đất nước (Quốc Tổ Hùng Vương, Anh hùng dân tộc…).
Video đang HOT
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi thẳng thắn góp ý: “Không nên đặt ra thêm danh hiệu Nhà khoa học nhân dân và Nhà khoa học ưu tú. Đã là Nhà khoa học thì vinh danh thành tựu sáng tạo của họ, bằng giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn vinh danh đóng góp cho cộng đồng đối với một số nghề đặc biệt như thầy thuốc, nhà giáo thì đã có Thầy thuốc nhân dân, Nhà giáo nhân dân… Tôi chưa thấy nước nào trên thế giới có “Nhà khoa học nhân dân”! Ngoài ra, “Danh nhân” cũng không phải là danh hiệu thi đua khen thưởng”.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng, cần hết sức tránh tính hình thức, đảm bảo các danh hiệu vinh dự được trao cho những đối tượng thực sự xứng đáng; đảm bảo ý nghĩa thực sự của công tác thi đua, khen thưởng.
Một nội dung cũng gây nhiều tranh luận là dự thảo luật đề xuất nhiều quy định nhằm hạn chế khen thưởng đối với quan chức cấp vụ trở lên. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, thực tế thời gian qua, việc khen thưởng lãnh đạo thì nhiều, cán bộ thì ít, khen ở khu vực nhà nước nhiều, ngoài xã hội ít. Để tránh việc khen thưởng tràn lan, chủ trương tới đây sẽ hạn chế tối đa, từ cấp vụ trở lên, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc.
Theo Dantri
Nhiều nguy hiểm rình rập các bé trong ca sinh 5
Dù mang thai tự nhiên hay mang thai nhờ sự can thiệp của khoa học thì việc có nhiều thai cùng lúc sẽ rất nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Hậu quả của sự "liều lĩnh" để đánh đổi lấy hạnh phúc được làm cha mẹ có thể sẽ phải trả giá rất đắt.
Thêm một trường hợp mang đa thai cho ra đời cùng lúc 5 đứa trẻ (3 trai, 2 gái) đã vượt cạn thành công tại bệnh viện Từ Dũ ngày 17/3. Ca sinh nở hiếm có này khiến các bác sĩ cũng phải ngỡ ngàng, nhưng họ đang cảm thấy bất an vì ngày càng nhiều ông bố bà mẹ chấp nhận dấn thân vào nguy hiểm chỉ vì... quá ham con.
Ca sinh 5 hiếm gặp đã chào đời "mẹ tròn con vuông" tại Từ Dũ
Được biết, sau khi lập gia đình 2 năm, sản phụ L.H.A.T. (28 tuổi, ngụ tại quận 5, TPHCM) vẫn chưa thể có con. Nhờ sự can thiệp bằng phương pháp kích thích buồng trứng và bơm tinh trùng vào tử cung của một đơn vị hỗ trợ sinh sản (không thuộc bệnh viện Từ Dũ), chị A.T. đã mang thai. Trong thai kỳ, thai phụ từng đến khám tại bệnh viện Từ Dũ và được chẩn đoán mang 4 phôi thai, tất cả đều phát triển khỏe mạnh.
Các bác sĩ đã nhiều lần tư vấn, đề nghị thai phụ và gia đình bỏ bớt phôi thai chỉ nên giữ lại một hoặc hai phôi khỏe mạnh nhất. Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi và phải nhờ đến sự can thiệp của khoa học vợ chồng chị A.T. mới được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ nên họ quyết định giữ lại tất cả phôi thai. Đến tuần 33,5 của thai kỳ chị A.T. có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình nhanh chóng đưa chị đến bệnh viện Từ Dũ.
Hai trong số 5 bé đang gặp phải triệu chứng suy hô hấp
"Sản phụ liên tục xuất hiện những cơn gò, tim thai không nghe được, chúng tôi quyết định tiến hành can thiệp bằng thủ thuật mổ bắt con. Cả ê kíp thực hiện ca mổ và gia đình đều bất ngờ vì sản phụ cho ra đời cùng lúc 5 bé, nhiều hơn chẩn đoán ban đầu một bé. Khi áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, khả năng mang đa thai rất phổ biến nhưng mang cùng lúc 5 trẻ thì rất hiếm khi xảy ra", BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ cho biết.
Cũng bằng phương pháp kích thích phóng noãn, tháng 8/2011 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, sản phụ Lê Thị Việt Trinh (21 tuổi, ngụ tại An Giang) đã cho ra đời 3 bé gái và 1 bé trai. Kế đó, tháng 6/2012 tại bệnh viện Từ Dũ, sản phụ Trần Thị Tình (31 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp) mang thai tự nhiên đã cho ra đời 4 bé gái với cân nặng 1,5kg 1,6kg 1,2kg và 1,7kg. Chị Tình suýt đã phải đánh đổi cả tính mạng của mình vì bị tiền sản giật trong lúc vượt cạn.
Bé trai lớn nhất chỉ đạt cân nặng 2kg
Không lâu sau khi chào đời, để tránh nguy cơ mù vĩnh viễn 2 trong số 4 bé gái của vợ chồng chị đã phải chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 phẫu thuật mắt vì chứng bệnh võng mạc. Thông tin từ anh Trần Hữu Đồng cho biết, hiện vợ chồng anh đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cho các con. Sức khỏe của chúng đều không được như những đứa trẻ khác, chúng rất nhạy cảm mỗi khi trái gió trở trời. Bác sĩ còn lo lắng về các yếu tố như tâm thần, vận động của con tôi.
Dù sinh non nhưng mẹ con sản phụ A.T. đã may mắn vượt qua những nguy hiểm ban đầu như thai lưu, tiền sản giật, băng huyết... Song họ đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như tình trạng suy kiệt cơ thể ở người mẹ sau sinh chứng bệnh lý vàng da các bé đang gặp phải hiện 2 trong số 5 bé bị suy hô hấp. "Chúng tôi lo lắng trước nguy cơ rất cao các bé có thể gặp phải như: Bệnh lý võng mạc mắt câm điếc bẩm sinh chậm phát triển về tâm thần vận động...", BS Vũ Tề Đăng, Phó khoa Sơ sinh cho biết.
Các bé đang đối mặt với nhiều nguy hiểm về phát triển tâm thần, vận động
Biết trước những nguy hiểm luôn chực chờ mẹ con sản phụ mang đa thai, BS Huỳnh Thị Thu Thủy khuyến cáo: "Việc kích thích phóng noãn có thể khiến cả hai buồng trứng đều rụng, khả năng thụ thai rất cao. Mang đa thai là trường hợp thường gặp khi dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, do đó sau khi thụ thai, thai phụ cần đi kiểm tra định kỳ để bác sĩ có những biện pháp can thiệp hỗ trợ hợp lý.
Với những trường hợp mang đa thai, cả mẹ và trẻ có thể gặp phải nhiều nguy hiểm. Chúng tôi luôn tư vấn rõ về các nguy cơ và khuyến cáo thai phụ cùng gia đình trước tuần thứ 8 nên bỏ bớt phôi thai chỉ giữ lại 1 hoặc 2 phôi khỏe mạnh. Hiện việc bỏ bớt phôi thai đã đạt được mức độ an toàn rất cao cho các phôi còn lại. Tuy nhiên quyết định bỏ hay không bỏ vẫn là do gia đình".
Theo Dantri
Nửa đêm đi cứu diều, bị điện cao thế phóng nguy kịch Tiếc con diều mắc trên đường dây điện, đang nửa đêm, cậu bé cầm dao lẻn ra ngoài đi cứu diều. Theo thông tin từ gia đình, chiều 12/3, trong lúc thả diều với nhóm bạn cùng xóm, con diều của em P.V.T. (14 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn, TPHCM) bị vướng vào đường dây điện cao thế. Tiếc diều, T. định...