Tôi choáng váng khi thấy mẹ “trong vòng tay” chồng mình
Đầu óc tôi muốn nổ tung. Tôi phải làm sao đây để đối diện với người mẹ, người chồng mà tôi luôn yêu thương nay lại phản bội tôi?. Bỏ chồng ư?. Hay bỏ người mẹ đã sinh ra và nuôi nấng mình?. Hay tôi chấp nhận sống tay ba với cuộc tình đầy ngang trái này?
Bố bỏ mẹ con tôi trong một vụ tai nạn xe máy. Lúc đó, tôi đang học ở trường. Khi cô giáo báo tin, tôi bỏ sách vở, vừa chạy bộ tới bệnh viện vừa khóc. Còn mẹ tôi thì ngất lịm khi nghe hung tin. Đám tang của bố vào một ngày trời giông bão khiến cho không khí càng thêm não nề, buồn thảm. Sau đám tang, mẹ ốm bẹp giường còn tôi và bà ngoại thay nhau chăm sóc. Phải mất một tháng sau, mẹ tôi mới đỡ buồn và bắt đầu đương đầu với cuộc sống mẹ góa con côi đầy khó khăn.
Trước đây, kinh tế gia đình đều phụ thuộc vào bố tôi. Bố tôi làm tại công ty dược phẩm nên lương bổng có thể dư sức nuôi ba miệng ăn. Mẹ ở nhà chuyên tâm vào việc nội trợ, chăm sóc con cái. Nhưng khi bố ra đi, gia đình tôi thiếu thốn tình cảm và kinh tế khó khăn trông thấy. Chẳng còn ai gánh vác việc thu nhập ngoài mẹ.
Không xin được việc ở nhà nước hay công ty, mẹ tôi đành lên chợ hoa quả Long Biên lấy hàng về bán ở ngay đầu ngõ. Mưa nắng, đắt ế thất thường nên thu nhập của mẹ tôi chẳng đáng là bao. Tôi thương mẹ vô cùng nên không bao giờ dám đòi hỏi quần áo đẹp hay những bộ đồ chơi đắt tiền.
Nhìn thấy mẹ lam lũ vất vả mà thu nhập lại eo hẹp, tôi thầm hứa lòng mình sẽ học thật giỏi, thi đỗ vào trường Đại học, sau này dễ xin việc làm ở cơ quan nhà nước. Dường như quá vất vả với việc sinh nhai, nên mẹ tôi quên bẵng tuổi xuân của mình, lặng lẽ nuôi tôi thành người.
Ảnh minh họa
Rồi tôi cũng đỗ vào trường sư phạm. Vừa đi học, vừa đi làm gia sư nên đôi vai mẹ bớt nặng. Sau 4 năm đại học, tôi được giữ lại trường làm trợ giảng rồi thành giảng viên. Thấy con nghề nghiệp ổn định, mẹ tôi giục tôi lập gia đình. Lúc ấy, có một anh hơn tôi 12 tuổi, (kém mẹ tôi 7 tuổi) ngỏ lời yêu tôi. Phân vân vì tuổi tác khá chênh lệch, tôi đưa anh về nhà giới thiệu, và xin ý kiến mẹ.
Vừa mới nhìn thấy anh, mẹ tôi có vẻ ưng ngay bởi dáng người cao to, khỏe mạnh, ăn nói điềm đạm và khuôn mặt khá điển trai phong trần. Mẹ tôi bảo, chồng hơn vợ 12 tuổi thì có gì mà nhiều nhặn. Chồng hơn nhiều tuổi, con càng được chiều. Ngoài tuổi tác, điều mà tôi phân vân nữa là anh lại là lái xe nay đây mai đó không hợp với tính cách thích bình yên, xum vầy của tôi.
Video đang HOT
Mẹ tôi lại khuyên, đàn ông phải đi đâu đi đó mới có cái nhìn phóng khoáng, chứ ru rú từ cơ quan tới về nhà thì chán chết. Thấy mẹ tôi nhiệt tình vun vào, tôi đã nhận lời cầu hôn của anh.
Vì là con một, sợ mẹ buồn không người chăm sóc khi tôi đi lấy chồng, tôi ra điều kiện anh phải ở rể, coi là người đàn ông gánh vác việc gia đình mình. Vì yêu tôi, anh gật đầu đồng ý.
Tôi lấy chồng mà vẫn ở bên mẹ, ngày cưới mẹ tôi hoan hỉ lắm. Sau khi cưới, mẹ tôi vui ra mặt vì dường như mẹ không phải gồng mình làm chủ gia đình nữa mà đã có chồng tôi gánh vác những việc lớn nhỏ trong gia đình như sửa nhà, chữa điện hỏng, hay đi về quê bố tôi cách vài trăm cây số lo việc hiếu hỉ thay mẹ.
Rồi chúng tôi sinh bé trai khiến gia đình thêm ấm cúng. Tôi nghỉ ở cữ 4 tháng. Lúc đấy, nghe nói đi buôn hoa quả lãi hơn bán lẻ, mẹ muốn kiếm thêm thu nhập đã bàn với chồng tôi cùng đi Lạng Sơn nhập hoa quả rồi về tiêu thụ ở một số đại lý (vì chồng tôi là lái xe đường dài).
Chồng tôi đồng ý. Và sau khi gom tiền, mẹ và chồng tôi bắt đầu đi Lạng Sơn nhập hàng. Sau chuyến đi đầu, hàng hóa tiêu thụ hết veo, trừ tiền ăn ở, đi lại, xăng dầu, vồn liếng, lãi thu về gấp nhiều lần bán lẻ khiến mẹ và chồng tôi phấn khởi vô cùng. Mới đầu một tuần mẹ và chồng tôi đi 1-2 ngày, nhưng rồi, lịch đi ngày càng dày đặc.
Những chuyến đường dài làm cho tình cảm mẹ và chồng tôi ngày càng khăng khít. Về tới nhà là họ nói chuyện phòng ngoài với nhau cả buổi để tôi một mình trong phòng chăm con. Mải chăm con nhỏ và nghĩ tới việc gia đình tăng thu nhập, tôi không hề nghĩ ngợi gì.
Cho tới khi, một lần, tôi đi chợ, một bà hàng xóm ghé tai tôi nói, con trai bà ấy đã nhìn thấy mẹ và chồng tôi vào một nhà nghỉ và ở chung một phòng. Tôi nghe câu nói đó định mắng té tát vào bà hàng xóm đó vì tội xúc phạm mẹ và chồng nhưng vì chốn đông người, tôi đành nuốt cơn bực, bỏ về.
Về đến nhà, nỗi bực tức của tôi ngày càng dâng cao cùng với đó là sự nghi ngờ bắt đầu xâm lấn trí óc tôi. Bất giác tôi chợt nhớ lại, đã từ lâu, vợ chồng chúng tôi không quan hệ và tình cảm bắt đầu nguội lạnh. Còn mẹ tôi dạo này đổi khác. Có kinh tế, mẹ không còn lam lũ ngày nào, thay vào đó là những chiếc váy hợp mốt và kiểu tóc bồng bềnh trông trẻ ra đến dăm tuổi. Tôi rùng mình với ý nghĩ của mình khi so sánh mẹ và anh trông cũng khá đẹp đôi. Nhưng rồi, tôi vội xua đuổi suy nghĩ xúc phạm tới mẹ và chồng. Tôi cố gắng kìm chế và trở lại với cuộc sống bình thường.
Một lần, trường tôi tổ chức tập huấn nâng cao trình độ giảng dạy, tôi xin đi một tuần. Xa con, xa nhà vài ngày mà tôi nhớ quay quắt. Vì con mọn nên tôi xin phép về sớm một ngày so với dự kiến. Nỗi nghi ngờ vưởng vất khiến tôi buồn chán nên cũng chẳng muốn thông báo gì.
Khi tôi về nhà là 8 giờ tối. Trời chưa khuya mà nhà tôi lại tắt điện đi ngủ sớm. Linh cảm chuyện chẳng lành, tôi lấy chùm chìa khóa riêng ra mở cửa. Cánh cửa bật mở, cảnh tượng đập vào mắt tôi là mẹ và chồng tôi đang quấn lấy nhau, người không một mảnh vải.
Tôi cũng chẳng biết mình đã tỉnh lại khi nào. Cho tới tận hôm nay, tôi vẫn không thể tin những gì mình đã nhìn thấy là sự thật. Tôi luôn như người mộng du trong chính cuộc sống thật của mình. Tôi có bất hiếu không khi có ý định bỏ đi thật xa để xóa bỏ quá khứ về một ngôi nhà như thế, một người mẹ như thế?.
Theo VNE
Bác sĩ sợ lấy vợ vì...lương ba cọc ba đồng
Con sợ lấy vợ lắm bố mẹ ạ. Kinh tế gia đình mình khó khăn, lương con ba cọc ba đồng. Con gái bây giờ đa số ham tiền, hám giàu có. Chẳng cô nào chịu lấy những người nghèo như chúng con đâu, giả có yêu được cũng khó mà giữ được.
Người "mở hàng" cho ca trực tư vấn của tôi hôm đó là một người mẹ có hai cậu con trai đã trưởng thành. Chuông điện thoại reo, tôi vừa cất tiếng "A lô" là đầu dây bên kia nói, giọng mừng rỡ:
Chào anh, may quá, tôi gọi cho anh nhiều lần lắm rồi mà hôm nay mới gặp. Tôi cũng đã nói chuyện với mấy chuyên viên khác, nhưng tôi quyết định để dành chuyện này nhờ anh, vì tôi tin anh hiểu, thông cảm và giúp đỡ tôi tốt nhất!
Trong lòng tôi đã nghĩ rằng đây là người mẹ đang phiền lòng vì con cái không ngoan, bỏ học, chơi lô đề, cờ bạc hay nghiện hút. Cũng có thể đây là bà mẹ chồng bực mình vì cô con "dâu Tây" hay giận cậu con trai bênh vợ, cãi lại mẹ. Nhưng không để tôi phải đoán mò, người mẹ ấy chủ động nói chuyện của mình:
Chẳng giấu gì anh, tôi muốn nhờ anh giới thiệu bạn gái cho con trai tôi. Tôi biết anh đi nhiều, quen biết nhiều, nhất là những người còn đang tuổi yêu đương. Tôi nghĩ, anh mà "chấm được" tôi và cháu nhà tôi cũng yên tâm.
Hóa ra mẹ già tìm bạn gái cho con trai lớn tuổi. Những ca tư vấn như thế này tôi ít gặp, nhưng có lẽ chuyện khó khăn, khẩn cấp lắm thì người mẹ ấy mới tìm đến với tôi nhờ giúp đỡ. Tôi lại đoán hay là người mẹ ấy có cậu con trai "có vấn đề", có khó khăn gì đó trong việc giao tiếp, tìm bạn, nên mới nhờ mẹ mai mối cho mình, chứ thanh niên hiện nay cái gì cũng tốc độ, kể cả chuyện yêu đương mà. Để xóa tan sự nghi ngại của tôi, người mẹ ấy kể luôn:
- Thú thật với anh, gia đình tôi là cán bộ, công chức ở Hà Nội. Tôi và ông ấy đã nghỉ hưu, cuộc sống tạm ổn, ở nhà tập thể, kinh tế cũng chẳng dư giả gì. Tôi có hai con trai, một cháu năm nay 29, một cháu đã 31 rồi. Các cháu đều cao ráo, sáng sủa, ngoan ngoãn, học hành tử tế. Biết nhà mình không khá giả, nên các cháu đều cố gắng học giỏi, tự lập, không đua đòi ăn chơi. Cháu lớn đã học xong đại học Y. Ra trường, cháu mất hơn một năm làm việc không lương cho một bệnh viện. Năm vừa rồi cháu mới được vào làm hợp đồng, rồi sau vào chính thức. Hiện nay cháu đang hưởng lương tập sự, mỗi tháng thu nhập khoảng 3 triệu đồng. Cháu nhỏ, kém anh trai 2 tuổi, cũng đã đi làm, nhưng thu nhập cũng không khá hơn anh là mấy.
Tuy nhiên, điều tôi lo lắng không phải chuyện lương lậu, mà là cuộc sống tình cảm, riêng tư của các cháu. Hai cháu rất ít đi chơi, ít bạn bè. Cả ngày đi làm, đến tối về là ngồi ôm máy tính đến khuya. Các cháu đều không có bạn gái. Nhiều lần chúng tôi nhắc nhở các cháu chuyện vợ con, đứa nào cũng ậm ừ cho qua. Tôi và họ hàng tích cực giới thiệu bạn cho các cháu, nhưng các cháu đều ngại tiếp xúc. Con trai lớn từng ấy rồi mà nói đến bạn gái, đến vợ con là cứ đỏ lựng cả tai lên, rồi tìm cách lảng sang chuyện khác. Nhiều lần buồn quá, vợ chồng tôi nói với các con: "Bố mẹ ngày một già, các con cũng đã đi làm, tuổi cũng không còn ít, tại sao không nghĩ đến chuyện tìm bạn gái, người yêu và lấy vợ để bố mẹ yên lòng. Bây giờ bố mẹ còn khỏe, nếu các con có cháu, bố mẹ còn giúp được. Sau này, bố mẹ già, có muốn giúp cũng khó". Anh có biết cháu trả lời thế nào không?
Bị hỏi bất ngờ, tôi nói "không ạ", người mẹ ấy nói luôn:
- Cháu nó nói: "Con sợ lấy vợ lắm bố mẹ ạ. Kinh tế gia đình mình khó khăn, lương con ba cọc ba đồng. Con gái bây giờ đa số ham tiền, hám giàu có. Chẳng cô nào chịu lấy những người nghèo như chúng con đâu, giả có yêu được cũng khó mà giữ được. Con bây giờ chỉ muốn làm, bao giờ khá giả mới dám nghĩ đến chuyện lấy vợ. Mẹ đừng giục con, con sốt ruột lắm!". Hóa ra là như vậy đấy anh ạ.
Rồi người mẹ ấy kể rằng đã phải thuyết phục, làm thay đổi cách nghĩ lệch lạc của con mình như thế nào. Bà động viên con trai rằng ở đời có người nọ, người kia, đừng vơ đũa cả nắm, không phải cô gái nào cũng ham tiền như con trai bà nghĩ, rằng cũng có nhiều cô gái chân thành, đánh giá cao tư cách đạo đức của người đàn ông, mong muốn có một gia đình bình thường, vợ chồng thương yêu nhau, chăm lo làm ăn. Các con trai bà mẹ ấy không tin, cho rằng "có đốt đuốc giữa ban ngày cũng chẳng tìm thấy cô nào như thế mẹ ạ".
Rồi bà bàn với con về chuyện đăng báo, tham gia các câu lạc bộ kết bạn, nhưng con trai bà không đồng ý. Vì cho rằng những việc đó chỉ dành cho những người lớn tuổi. Bà mẹ đành gạ gẫm rằng nếu mẹ tìm thấy cô nào tử tế, có tư cách đạo đức, có vẻ hợp với "nhà mình" thì mẹ giới thiệu, con phải tích cực ủng hộ mẹ nhé. Các con trai bà đồng ý, họ nói: "Thôi, nếu mẹ tìm được ai, mẹ ứng ý, người ta đồng ý, mẹ cứ nói chuyện trực tiếp với người ta trước, nói rõ hoàn cảnh nhà mình, hoàn cảnh của con. Nếu cô ấy chấp nhận làm bạn với con, mẹ bảo con, con nghe theo lời mẹ. Con không tự tin để tìm bạn gái bây giờ đâu, nhất là các cô gái thành phố!. Thế là một "bản hợp đồng" được ký kết miệng giữa người mẹ ấy và các cậu con trai "không đến nỗi nào" nhưng lại có cách nhìn lệch lạc về các cô gái thời nay. Đó cũng là lý do tại sao bà sốt sắng gọi điện đến Trung tâm tư vấn và gặp tôi.
Người mẹ ấy khẩn khoản: "Anh giúp tôi nhé! Anh có gặp ai tử tế, chân thành, có đạo đức, không chê nhà tôi nghèo thì giới thiệu cho tôi, hoặc cho cô ấy số điện thoại của tôi. Tôi sẽ liên hệ, trò chuyện với cô gái ấy. Nếu hợp duyên hợp số, các cháu nên vợ, thành chồng, tôi sẽ biết ơn anh".
Kết thúc cuộc nói chuyện với người mẹ ấy, tôi cứ suy nghĩ miên man mãi. Tình thương yêu con, mong muốn vun vén cho con cái của người mẹ ấy thật cảm động. Là cha mẹ, hạnh phúc lớn nhất của họ là nhìn thấy con cái trưởng thành, có công ăn việc làm tử tế, trai có vợ, gái có chồng. Những không lẽ cái mong ước đơn sơ thế mà cũng khó khăn đến vậy sao? Lẽ nào niềm tin vào tình yêu chân thật, lòng tin vào các cô gái lại sa sút tới mức khiến các cậu con trai của người mẹ ấy sợ hãi, né tránh chuyện yêu đương đến vậy sao? Hay là lỗi ở các cậu con trai ấy, họ nhìn phiến diện, lệch lạc, chỉ mới biết vài cô gái hám tiền, còi thường tình cảm mà thành "vơ đũa cả nắm". Tôi nhận lời giúp người mẹ ấy, nhưng cũng rất lo lắng. Liệu có bạn gái nào thông cảm, thấu hiểu nỗi lòng người mẹ, chấp nhận tiếp xúc với mẹ trước khi gặp người con trai mẹ không?
Kể lại chuyện này trong mục "Chuyện kể bên ấm trà" tôi hy vọng vẫn còn đâu đó những bạn gái nhận ra những nét đáng yêu của các chàng trai tự nhận mình nghèo khó, kém cỏi, rồi mặc cảm, tự ti, dung cảm đập tan ý nghĩ phiến diện của một số bạn trai hiện nay, để chứng minh cho các bạn trai thấy "Tình yêu vẫn còn!".
Theo ANTD
Nước mắt đắng cay của nữ phạm nhân giết hàng xóm Vì lỗi lầm của mình mà tui đã phải trả giá quá nhiều. Chồng tui đã không còn trên cõi đời này nữa, đó là điều mà tui ân hận và day dứt nhất trong suốt thời gian cải tạo ở đây. LTS: Bùi Thị Liễu hầu như không ngừng rơi nước mắt trong suốt cuộc trò chuyện với tôi. Mỗi khi nhắc...