Tôi “chịu kiếp” chung chồng cùng đồng nghiệp cũ
Từ thứ hai đến thứ sáu, anh chung sống với cô ấy, còn dành cho mẹ con tôi hai ngày cuối tuần.
ảnh minh họa
Tốt nghiệp xong, tôi nhận công tác tại một trường vùng cao. Ở đó, tôi quen anh, cha của hai đứa con tôi bây giờ. Lúc yêu, chúng tôi cũng trải qua bao nhiêu sóng gió mới đến được với nhau. Mọi người đều nói tôi dũng cảm lắm mới dám lấy anh vì trước đó anh cũng đã yêu một lúc hai cô, xảy ra nhiều chuyện nên anh bị điều tiếng chẳng hay ho gì. Nhưng tôi không quan tâm đến những chuyện này, tôi thật sự yêu anh.
Video đang HOT
Quen nhau hơn một năm thì chúng tôi làm đám cưới. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy đám cưới đó không được vui vẻ lắm. Cuộc sống của chúng tôi diễn ra bình thường. Sau gần một năm, tôi sinh con trai đầu lòng kháu khỉnh, bụ bẫm, thông minh. Tôi không được nhờ cậy vào người khác nên cảm thấy mỗi ngày đi làm và chăm con đã là quá sức rồi, không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện khác, đương nhiên tôi cũng không để ý nhiều để nhận ra chồng tôi đã thay đổi như thế nào.
Tôi chuyển công tác và mang theo con trai đi cùng vì con còn nhỏ. Hai mẹ con sống xa anh. Đến nơi công tác mới, bận rộn công việc, con nhỏ và xa chồng, nhiều lúc tôi cảm thấy mình kiệt sức. Thế mà cuối tuần anh về, thấy mẹ con nheo nhóc, anh lại cằn nhằn tỏ vẻ khó chịu. Lúc đó, tôi thấy mình sống như lúc nào cũng để chống lại một cái gì đó. Cũng may anh vẫn rất thương con và giúp đỡ tôi mọi công việc nhà khi anh về.
Một ngày, tôi biết được anh có quan hệ với người cùng cơ quan của anh và cũng là cơ quan tôi trước kia. Cô ấy cũng là bạn của tôi. Tôi sụp đổ và không tin nổi chuyện này. Càng tìm hiểu, càng biết nhiều chuyện, tôi càng thấy thất vọng. Anh sống với chị ta như vợ chồng, nghĩa là anh cùng một lúc đóng vai trò làm chồng của hai người đàn bà. Từ thứ hai đến thứ sáu, anh làm toàn bộ công việc của một người đàn ông trong gia đình với người đàn bà đó, kể cả giặt quần áo. Còn cuối tuần thì làm chồng của tôi và làm cha của con tôi.
Càng nghĩ tôi càng thấy đau lòng. Tôi quyết định ly hôn nhưng sau nhiều đêm đã nằm khóc, tôi đành chấp nhận chào thua tất cả. Vì con, tôi không thể bỏ anh. Tôi tha thứ cho anh dù không dễ dàng gì. Thế rồi, cuộc sống của tôi lại tiếp tục. Anh chuyển công tác về gần tôi, gia đình có thêm bé thứ hai, chúng tôi rất hạnh phúc. Tôi cũng nghĩ rằng sau cơn mưa trời sáng rồi. Vậy mà gần đây tôi thấy anh có những biểu hiện khác thường, lén lút nghe điện thoại rất lâu, sợ tôi cầm vào điện thoại… Bằng trực giác của người phụ nữ, tôi tin chắc rằng anh lại đang lừa dối tôi.
Thật sự lần này tôi không muốn tìm hiểu nữa, không phải vì sợ mà vì chán nản, thất vọng về anh. Trong tôi bây giờ đang ngổn ngang không biết giải quyết như thế nào? Anh cũng quan tâm đến tôi và yêu thương các con. Hai đứa con tôi ngoan ngoãn, học giỏi, chúng cũng rất yêu bố. Các bạn cho tôi lời khuyên nhé.
Theo VNE
Chậm mà chắc
Chị vừa cầm cây đánh con, vừa la hét cho cả xóm nghe để thỏa cơn giận. Mỗi lần như thế, ai cũng biết chị đang "chém thớt", vì khi cơn giận đi qua, chị trút bầu tâm sự với hàng xóm, bảo cái tội con bé chưa đến nỗi bị đánh như thế, lỗi là ở... thằng cha nó!
Chị ở nhà thuê, vợ chồng làm nghề tự do, kinh tế chỉ đủ trang trải, tằn tiện lắm mới dư chút đỉnh. Xấp xỉ 40, chị vẫn không nghĩ đến chuyện sinh đứa con thứ hai, dù rất muốn. Chồng chị đằm tính, anh thường sử dụng nụ cười thay câu trả lời. Chị bảo "chết tới nơi mà lúc nào cũng cười, đàn ông gì mà chậm như rùa, cả đời sẽ chẳng có cái nhà để ở!". Đụng tới cái nhà là chuyện hết sức nhạy cảm với cả hai vợ chồng. Chị quá khao khát căn nhà, đến nỗi vì chị mà anh nhắm mắt hùn hạp với bạn bè, không lường trước những rủi ro. Khi thua lỗ, chị càng được dịp chê chồng kém cỏi, chậm chạp, than mình số khổ. Anh cũng chỉ... cười, xem như là cách kìm cơn nóng giận của mình.
Vì căn nhà mà chị rượt anh "chạy" có cờ. "Chạy" để kiếm tiền dành dụm mua nhà. Sau thua lỗ, anh đi làm thuê, còn ôm việc về nhà cho hai vợ chồng tranh thủ làm thêm, nên thời gian rỗi với anh rất hiếm. Chưa kịp tỉnh táo sau thất bại, chị lại đòi vay tiền làm ăn riêng, không hùn hạp với ai, vì sợ chồng hiền lành, chậm chạp, dễ bị gạt. Lần này thì anh không cười, mà phản đối ra mặt. Anh muốn được tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn, chờ thị trường khởi sắc.
Từng bị thất bại, anh tỏ ra thận trọng. Là thợ thiết kế mẫu giày dép, anh tỉ mẩn từng chút một. Thấy anh đính từng bông hoa li ti, từng hạt cườm nhỏ lên đôi dép mà chị ngứa mắt, bảo anh lúc nào cũng "mò", bày ra những mẫu "khó nuốt" như thế, có mà... ăn cám! Anh vẫn lặng thinh trước cặp mắt sắc và lời nói lạnh của vợ, không phân bua hay hứa hẹn điều gì. Khoảng thời gian bị vợ "đày" là khoảng thời gian nung nấu ý chí, đến nỗi anh tự khen mình giỏi nhịn nhục. Thâm tâm anh không cho phép mình thất bại vì non nớt, vì những lời thúc giục hời hợt của vợ. Gần hai năm trời sống trong bầu không khí ảm đạm, nhưng cũng chất chứa hy vọng, anh bất ngờ bàn với vợ kế hoạch kinh doanh mới.
Chị ngỡ ngàng, mừng, nghĩ về ngôi nhà trong một tương lai gần. Thị trường chấp nhận những mẫu mới của anh. Đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Những người thợ từng bỏ đi lúc anh kinh doanh thất bại, tự đến nhà tìm anh. Đến lúc này, chị không còn chê anh chậm nữa, dù anh vẫn vậy, ai nói gì cũng cười, cứ túc tắc làm, sản phẩm nào ra đời cũng được đón nhận, từ mẫu mã đến độ bền. Bây giờ công việc làm ăn thuận lợi hơn, chị muốn tích lũy vốn để mở rộng cơ sở, nên kế hoạch mua nhà tạm dừng lại. Trước đây, chuyện "cái nhà" ăn mòn lý trí của chị, biến chị trở thành người đàn bà ích kỷ, chỉ biết làm khó chồng. Dù vậy, anh không chấp vợ, chẳng qua vợ anh cũng muốn được an cư như mọi người. Nghĩ vậy, anh thấy lòng nhẹ tênh.
Hai vợ chồng sát vách nhà anh chị, vì ham làm giàu mà bỏ bê con cái. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào kinh doanh, đến khi rủi ro, trở thành tay trắng, con cái hư hỏng, căn nhà cũng bán nốt, chưa tù tội là may. Anh vốn ít nói, nhưng cũng thẳng thừng tổng kết: ở đời, không phải cái gì muốn cũng đều được. Có những việc cần làm ngay, nhưng có những việc phải cân nhắc. Ai bảo anh chậm, anh không hề phản ứng. Với anh, khi làm bất cứ việc gì cũng phải biết gắn công việc với hạnh phúc gia đình. Chậm mà chắc, vẫn hơn.
Theo VNE
Mẹ chồng bắt tôi tuyệt giao với bố mẹ đẻ Tôi không vay được tiền để đưa cho mẹ chồng. Bà túm lấy điện thoại của con dâu rồi vứt điện thoại vỡ tan tành. Bà bắt tôi tuyệt giao với nhà đẻ vì đã coi tiền hơn con gái. Ngồi buồn vào mạng dạo chơi, thấy những dòng tâm sự của các chị em thật ai oán. Đúng là "mỗi cây mỗi...