Tôi chỉ muốn bạn gái là một người bình thường, đôi khi vụng về, khờ khạo
Chẳng lẽ bỏ cô ấy chỉ vì cô ấy tốt quá? Cái quan trọng là tôi thấy cô ấy yêu mình thật lòng, nhưng cái cách chỉn chu mà cô ấy sống khiến tôi lúc nào cũng phải gồng lên, áp lực vô cùng.
Ở bên một người quá hoàn hảo làm tôi thấy oải kinh khủng, vì bị nắn như kiểu mẹ trẻ dạy con. (ảnh minh họa)
Ngày mới yêu, tôi hãnh diện vì có bạn gái ngoan hiền bao nhiêu, thì bây giờ càng gần cưới lại thấy sợ bấy nhiêu. Tôi có cảm giác đang cưới một “mẹ trẻ” chứ không phải vợ.
Mới tiếp xúc và nhìn vẻ bề ngoài của bạn gái tôi, quả thật gọi cô ấy là hoàn hảo tuy có hơi quá nhưng cũng không phải là không thể. Bạn gái tôi sở hữu một vẻ ngoài xinh xăn, vóc dáng cân đối, ưa nhìn. Cô ấy là thạc sỹ, có công việc ổn định. Điều quan trọng hơn cả, là cô ấy có tính cách ngoan hiền nên đi đâu ai cũng quý mến.
Chúng tôi yêu nhau đến giờ được khoảng hơn 2 năm. Nhưng chỉ khoảng hơn 1 năm đầu tôi thấy vui và hạnh phúc, còn lại cảm xúc đến giờ của tôi là mệt mỏi. Ở bên một người quá hoàn hảo làm tôi thấy oải kinh khủng vì bị nắn như kiểu mẹ trẻ dạy con.
Vốn là cô gái sinh ra trong gia đình nền nếp nên tất nhiên dù yêu nhau lâu như vậy tôi và cô ấy vẫn không vượt quá giới hạn. Mặc dù bản thân là đàn ông cũng có những ham muốn nhất định nhưng vì bạn gái không muốn tôi cũng không bắt ép. Vấn đề của tôi không phải chuyện cô ấy đòi giữ gìn cái trinh tiết ấy mà ở việc cô ấy sống khuôn phép quá đến mức cứng nhắc.
Tất nhiên, tôi hiểu yêu nhau là phải giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ. Nhưng thử hỏi, là người yêu, là chồng sắp cưới, đi bên cạnh bạn gái mà bị cô ấy nắn từ một câu nói, từ cách ăn một bát phở không được để ra tiếng đến cách cười, cách đi… thì làm sao chịu được.
Tôi không phải người hoàn mĩ nhưng bản thân tự thấy cũng không phải người thô kệch, thiếu văn hóa. Cuộc sống con người mà đi đâu, làm gì, mở miệng ra cười, nói cũng sợ người khác đánh giá thì khác nào địa ngục. Cô ấy chê bai mọi thứ và cái gì cũng không khiến cô ấy hài lòng.
Tôi từng nói, nếu em cảm thấy anh kém cỏi như vậy sao lại lựa chọn yêu anh, tốt nhất là tìm người khác đúng với tiêu chuẩn của em cho đỡ mất công đào tạo. Nhưng mỗi lần tôi nói vậy cô ấy lại khóc, nói muốn tốt cho tôi mà tôi không hiểu. Tôi là người yêu đương chân thành, nghiêm túc nên cũng không muốn làm cô ấy khổ sau ngần ấy thời gian gắn bó bên nhau.
Nhưng càng lúc sức chịu đựng của tôi càng không thể chấp nhận thêm được nữa. Tan làm đi uống vài cốc bia với anh em đồng nghiệp ở ngoài ngõ cô ấy nhìn thấy về cũng lên một bài giáo huấn.
Video đang HOT
Tôi mệt mỏi vì phải gồng mình lên, để trở thành viên ngọc không tì vết cho xứng với vợ sắp cưới. (Ảnh minh họa)
Nào là “chả ra cái thể thống gì, anh đường đường là người có ăn có học mà ra ngồi đầu đường xó chợ, tụm năm tụm ba hô hào mấy cốc bia chả có tí hình tượng nào cả”… Từ một việc hết sức bình thường mà bao nhiêu đàn ông, thanh niên vẫn làm tôi có cảm giác mình vừa phạm cái tội gì đáng xấu hổ lắm.
Cô ấy luôn nhắc tôi, làm không chỉ nghĩ cho mình mà còn phải nghĩ cho thể diện của cô ấy. Cô ấy là người yêu của tôi, và không muốn có một người bạn trai kém cỏi làm cô ấy phải mất mặt. Tôi mệt mỏi vì phải gồng mình nên để trở thành viên ngọc không tì vết cho xứng với vợ sắp cưới.
Thú thật, trong hơn 1 năm qua, nhiều lúc tôi đã nghĩ đến chuyện chia tay nhưng lại không làm được. Chẳng lẽ bỏ cô ấy chỉ vì cô ấy tốt quá? Cái quan trọng là tôi thấy cô ấy yêu mình thật lòng, nhưng cái cách chỉn chu mà cô ấy sống khiến tôi lúc nào cũng phải gồng lên, áp lực vô cùng.
Có đôi lúc tôi chỉ muốn có một người bạn gái bình thường, đôi khi vụng về, đôi khi khờ khạo, nhưng cô ấy dám cùng tôi lê la vài quán hàng trên phố, mặc bộ đồ hơi ngớ ngẩn một tí cũng được chứ không phải là một cô vợ kiểu mẫu như thế này.
Giờ, tôi có nên dừng lại không? Hay như nhiều người sẽ bảo, tôi sướng không biết đường sướng, vợ sắp cưới tốt như thế mà còn không ưng thuận?
Theo Depplus
Lý giải vì sao người thông minh khó yêu hơn người bình thường
Những người thông minh có xu hướng khó yêu hơn so với những người bình thường không phải do đặc thù công việc mà do những suy nghĩ trong đầu họ gây ra.
Cụ ông 70 tuổi đi tìm bạn gái gây chú ý. Ảnh: QQ.
Mới đây, tại một buổi giao lưu hẹn hò tại Hồ Bắc (Trung Quốc), một cụ ông 70 tuổi chưa kết hôn cũng chưa từng yêu ai đã đến để tìm người yêu khiến cộng đồng mạng xôn xao.
'Tôi năm nay 70 tuổi. Tôi đến đây để tìm bạn gái. Tôi đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học', cụ ông nói đồng thời cho biết ông đã tốt nghiệp Đại học giao thông Tây An, là kỹ sư công nghệ thông tin cao cấp, đã làm công việc nghiên cứu suốt 37 năm.
Cụ ông trên là một minh chứng tiêu biểu cho những người có học thức thường muộn màng trong chuyện yêu đương và kết hôn.
Liệu có phải những người thông minh, có học thức vì quá mải mê sự nghiệp, nghiên cứu mà không có thời gian nghĩ đến chuyện yêu đương? Hay vì một lý do khác?
Sau các nghiên cứu, các nhà khoa học mới đây đã đưa ra được những kết luận đáng chú ý rằng những người thông minh (chẳng hạn như các nhà khoa học) có xu hướng khó yêu người khác hơn so với người bình thường không phải là do đặc thù công việc, mà do những suy nghĩ trong đầu của họ gây ra. Và đây là những lý do:
Thói quen phân tích khiến người thông minh gặp bất lợi trong chuyện tình cảm
Những người thông minh thường giỏi trong việc thu thập thông tin và dữ liệu, đặt ra các giả thiết và phân tích những tình huống đó. Điều này có lợi thế giúp họ giải quyết tốt khi làm việc nhưng lại bất lợi trong vấn đề tình cảm, vì tình cảm không thể cảm tính như công việc được.
Chính vì việc thường xuyên đánh giá các tình huống, khả năng xảy ra khi bắt đầu một mối quan hệ nên họ thường sẽ cảm thấy không yên tâm, hoặc là thấy đây là một cơ hội 'đầu tư' không sinh lợi nhuận, nên sẽ từ chối tham gia nó.
Người thông minh cần nhiều thời gian hơn để mở lòng với người khác giới
Một số dạng người thông minh sẽ có sở thích là làm việc, điều này làm họ thường có xu hướng không thích tốn thời gian gián đoạn công việc để xây dựng một mối quan hệ dài hơn, mà có thể họ cho là 'mất thời gian'.
Dẫn đến việc chưa kịp quen biết ai, họ đã thấy trước trong đó tiềm tàng những rủi ro không đáng phải đối mặt, cuối cùng là thôi, thà sống một mình cho khỏe còn hơn tham gia những trò 'vô bổ' này, tốn thời gian vô ích.
Niềm tin vào kinh nghiệm bản thân là một trở ngại
Không phải ai sinh ra cũng có số đào hoa, có sức hút đối với người khác giới, do đó dĩ nhiên là thế nào cũng từng trải qua một mối tình không thành công. Mà những người thông minh thì dĩ nhiên không nghĩ là mình 'dốt' hơn người khác nên sẽ tin tưởng vào 'kinh nghiệm bản thân' hơn là tin người khác.
Chính vì vậy, họ nghĩ là trước đây mình từng đổ vỡ trong một mối quan hệ rồi, thì 'kinh nghiệm bản thân cho thấy' chắc gì mối tình sau sẽ tốt hơn mối tình trước?
Độc thân là tốt nhất
Người thông minh có xu hướng cảm thấy thoải mái hơn khi sống độc thân, so với việc tham gia một mối quan hệ với một người 'không thuộc về họ', lâu dần việc này sẽ dần trở thành ý thức trong tư tưởng của họ, khiến nó làm họ cảm thấy như vậy là tốt hơn.
Chính vì vậy, họ chọn sống một mình không phải là vì họ cô đơn, mà một phần là do họ muốn như vậy, rằng 'qua quá sáng suốt', không tốn thời gian cho những việc 'vô bổ'.
Theo Afamily
Lặng người khi nhìn người phụ nữ đó vụng về che đậy cơ thể mình bằng chiếc khăn tắm mỏng Tôi rụng rời khi nhìn thấy người phụ nữ đó, đấy chính là cô bạn thân của tôi, một người bạn thân đến nỗi tôi tưởng như chúng tôi là ruột thịt của nhau chứ chẳng phải ai xa lạ gì. Tôi đau đớn khi nhìn thấy người phụ nữ đang vụng về lấy chiếc khăn mỏng che lấy cơ thể đó. (Ảnh...