Tới bữa vợ chưa kịp nấu, chồng lên giọng ‘tôi chỉ vẩy tay là xong’ nhưng chỉ chưa đầy 1 ngày sau anh đã phải cuống quýt xin cô tha thứ
‘Ngồi ăn, vợ chồng vẫn như diễn kịch câm không ai nói với ai câu nào. Nhưng ăn xong, tự nhiên anh lại bê bát đi rửa, đêm mon men xin em tha thứ.’, người vợ chia sẻ.
Mặc dù xã hội phát triển nhưng vẫn còn không ít anh chồng vẫn còn giữ lối suy nghĩ cổ hủ rằng đàn ông chỉ lo việc lớn, chuyện nhà cửa bếp núc là của đàn bà. Vậy nên sau khi kết hôn, mọi vấn đề trong gia đình họ phó thác hết lại cho vợ, bản thân mình chỉ chăm chăm lo sự nghiệp riêng của mình.
Tuy nhiên, khi sức chịu đựng vượt quá giới hạn, chắc chắn các bà vợ sẽ vùng lên. Khi ấy, hôn nhân gia đình rất dễ rạn nứt. Như câu chuyện 1 người vợ mới chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây chẳng hạn.
Câu chuyện như sau: “Khi yêu chồng em tâm lý nhẹ nhàng lắm. Không tới phòng bạn gái thì thôi, tới là xắn tay dọn dẹp, chợ búa về nấu ăn như đúng rồi. Miệng còn dẻo quẹo bảo sau này cưới rồi, anh sẽ vẫn là người nấu cơm cho em ăn. Thế nhưng lấy nhau rồi, chồng em thay đổi 180 độ khiến em gần như người đàn ông mình yêu. Trước anh tâm lý, nhiệt tình bao nhiêu thì sau gia trưởng, vô tâm bấy nhiêu.
Chồng em làm kinh doanh, thu nhập được nhưng thường xuyên bia rượu, nhậu nhẹt. 10 ngày đi làm tới 9 ngày về trong tình trạng ‘lao đao’, có hôm còn nôn ọe từ cổng hại vợ dọn tới nửa đêm chưa được ngủ. Nói thì anh lại bảo: ‘Tính chất công việc của anh như thế’.
Nói thật, là vợ, là phụ nữ em cũng phần nào hiểu công việc của chồng, nhưng cái gì nó cũng có giới hạn của nó. Đằng này thân em như trâu ngựa, ngày đi làm, tối về cơm nước chăm con ăn, dạy con học. Cứ quần quật như cái máy chạy từ sáng sớm đến đêm khuya, dây cót lúc nào cũng vặn căng hết cỡ. Bực nhất là trong tư tưởng của chồng em những chuyện đó là thuộc trách nhiệm của phụ nữ nên em chỉ được làm, không được phép than.
Hôm vừa rồi con ốm quấy quá, cả ngày nó không chịu rời tay mẹ nên tối muộn em cũng chẳng nấu cơm, dọn dẹp được. Đi làm về thấy nhà cửa bừa bộn, chồng em cau có quát thượng: ‘Ở nhà làm cái gì mà để nhà như chuồng lợn, cơm nước cũng không nấu’.
Dù bực nhưng em vẫn cố nhẹ nhàng giải thích mà chồng không cho vào tai, còn giở giọng trách vợ vô dụng, có mấy việc nhà lo không xong. Rằng mấy việc cỏn con ấy anh vẩy tay cái là xong, chứ em chẳng qua viện cớ.
Video đang HOT
Sẵn trong người đang mệt, ức lên em sẵng giọng: ‘Anh giỏi từ mai ở nhà mà vẩy tay vẩy chân cho em xem. Nếu với anh việc nhà đơn giản nhẹ nhàng thế, em đổi vị trí cho anh đó’.
Tối ấy vợ chồng em chiến tranh lạnh mỗi đứa ngủ 1 phòng. Đúng như những gì đã nói, sáng ra em trang điểm đi làm từ 7h, để lại 2 đứa con với cả núi quần áo, tã bỉm dưới chân giường cho chồng tự giải quyết.
Em lên cơ quan được 1 lúc đã thấy anh gọi: ‘Em đi đâu không trông con cho anh đi làm à?’. Em đáp: ‘Em nói rồi, mình hoán đổi vị trí vài ngày. Anh vẩy tay cho xong việc đi, tối em về’.
Thế là em cúp máy. Tí cứ 5, 10 phút chồng lại nhắn tin hỏi con ăn gì, quần áo giặt thế nào, nấu cháo cho con ra sao. Đứa lớn học tầng mấy, học cô nào nhưng em mặc xác không trả lời. Coi như chấp nhận để con bị mất nề nếp 1 vài ngày. Tối đúng 8h em mới dắt xe về, vừa mở cửa vào nhà em sốc thấy chồng ngồi mặt mũi tóc tai bơ phờ, người toàn cháo bột con nôn ra chưa kịp thay. Nhìn vừa buồn cười, vừa tội nhưng em kệ. Lẳng lặng dọn nhà xong, em đi nấu cơm.
Ảnh minh họa
Ngồi ăn, vợ chồng vẫn như diễn kịch câm không ai nói với ai câu nào. Nhưng ăn xong, tự nhiên anh lại bê bát đi rửa. Đây là lần đầu trong suốt 5 năm lấy nhau chồng em biết rửa bát cho vợ. Đêm lại mom men ôm vợ thủ thỉ: ‘Anh sai rồi, vợ tha thứ cho anh nhé. Từ mai anh sẽ chủ động về sớm cùng em làm việc nhà’.
Vậy là xem ra em cũng đã cải tạo được lão rồi phải không các chị“.
Trong hôn nhân, không gì quan trọng bằng sự sẻ chia trách nhiệm giữa hai vợ chồng. Bởi cuộc sống có nhiều áp lực, nếu cứ 1 người gồng mình gánh vác còn người kia thờ ơ như người ngoài cuộc, chắc chắn sẽ có lúc đối phương mệt mỏi mà buông tay. Vậy nên để hôn nhân thêm gắn kết, các anh chồng hãy luôn kề vai sát cánh cùng vợ trong bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất, để người phụ nữ của các anh không bao giờ cảm thấy mình kiệt sức, hay đơn độc trong cuộc sống nhé.
Nàng dâu "công thần"
Đúng như mong muốn của bà Khanh, con trai bà gặp gỡ và bén duyên với Hằng - một đồng nghiệp cùng cơ quan.
Lần đầu gặp Hằng, bà Khanh chưa kịp tìm hiểu tính nết, gia cảnh Hằng ra sao, khi mới nghe cô giới thiệu địa chỉ nhà, bà đã ưng ngay lập tức, nhà Hằng chỉ cách nhà bà chừng 2 cây số.
Ảnh minh họa.
Hai đứa yêu nhau khoảng 2 tháng thì bà Khanh giục cưới. Bà chưa kịp bàn chuyện ở riêng hay ở chung thì Hằng đã khuân hết quần áo, đồ đạc về nhà. Nghĩ rằng Hằng là đứa hiểu chuyện và thương mình, bà Khanh cũng hết lòng với con dâu: "Mẹ về hưu rồi, nếu giúp được việc gì cho các con mẹ rất vui. Các con cần gì thì cứ bày tỏ thoải mái với mẹ".
Khi nói câu ấy, bà Khanh không hề biết rằng cô con dâu "hiền lành" của mình sẽ tận dụng triệt để quyền được "bày tỏ thoải mái" đến mức khiến bà ức phát điên. Sống chung dưới một mái nhà nhưng hai đứa chưa bao giờ gửi bà tiền sinh hoạt phí. Thời gian đầu bà nghĩ hai đứa đang tích tiền để mua nhà riêng nên bà vui vẻ "xòe tiền" đi chợ và sắm sửa đồ đạc trong nhà. Nhưng cách ăn uống và mua sắm của Hằng không hề tiết kiệm chút nào.
Khi 2 mẹ con đi siêu thị, Hằng vô tư nhặt những món thực phẩm đắt nhất rồi thả vào giỏ, bà Khanh góp ý: "Mấy thứ này là hàng ngoại, đắt quá con ạ, mẹ thấy hàng nội chất lượng tương đương mà giá hợp lý hơn rất nhiều". Hằng khẳng định: "Con thấy hàng ngoại mới tốt mẹ ạ, đắt một tí nhưng mình có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng".
Không muốn Hằng nghĩ mình tiếc tiền nên bà Khanh đành "bấm bụng" để con dâu thoải mái lựa chọn những thứ nó thích. Nhưng Hằng lại không phải đứa con dâu biết điều, bà Khanh càng dễ dãi, Hằng càng tiêu pha quá đà. Cô có thói quen mua hàng online, ngày nào cũng có một vài shipper giao hàng đến nhà, bấm chuông inh ỏi, có lần bà Khanh xuống mở cửa, nhìn tờ hóa đơn chìa ra trước mặt, bà suýt ngã ngửa vì... sốc.
Hằng đi làm về, bà hỏi: "Máy ép trái cây, máy tập thể dục, máy sấy tóc,... nhà mình đều có rồi, con sắm đồ mới làm gì?". Hằng nhún vai: "Mẹ ơi, những thứ ấy toàn đồ cũ, không biết sẽ hỏng lúc nào, con sắm đồ mới để mẹ dùng cho sướng".
Hằng được tiếng là sắm đồ mới cho mẹ chồng dùng nhưng tất cả hóa đơn đều do bà Khanh trả. Hơn nữa, vì đã quen dùng đồ cũ nên bà không thích đụng tay vào đồ mới, tất cả những thứ ấy nghiễm nhiên thuộc về Hằng. Bà Khanh ngày càng tỏ ra khó chịu với thói mua sắm hoang phí của Hằng, nhưng hễ mở miệng cằn nhằn là Hằng "đốp" lại ngay: "Mẹ bảo con muốn gì thì cứ bày tỏ thoải mái với mẹ cơ mà".
Có hôm thấy shipper giao máy cuộn nem đến nhà, bà Hằng thực sự bất bình, đợi Hằng về, bà thẳng thắn góp ý: "Con mua thứ này làm gì? Nhà chỉ có 3 mẹ con, mỗi lần cuộn nem chỉ mất 15-20 phút là xong". Hằng giải thích: "Cuộn nem bằng máy sẽ đều và đẹp hơn mẹ ạ". Chưa dừng lại ở đó, mỗi lần giặt quần áo, phát hiện Hằng có rất nhiều váy áo hàng hiệu trong khi con trai mình chỉ xài đồ rất bình thường, bà Khanh không khỏi bức xúc: "Đúng là con nhà lính tính nhà quan".
Sự khó chịu càng dâng lên khi cháu nội chào đời. Hết thời gian nghỉ đẻ, Hằng nhanh chóng trở lại với công việc, cháu nội để một mình bà Khanh chăm sóc. Khi cháu đến tuổi đi mẫu giáo, bà ngỡ mình sẽ nhàn hơn chút nhưng bà lại bị con dâu sai đủ thứ việc. Trước khi đón con từ lớp về, Hằng gọi cho bà, thản nhiên sai: "Mẹ ơi, mẹ lên phòng con bật điều hòa lên nhé". Bà Khanh thắc mắc: "Ơ hay, con đã về đâu mà bảo mẹ bật điều hòa?". Hằng giải thích: "Mẹ cứ bật lên, khoảng 10 phút nữa con đưa cháu về đến nơi, vào phòng nằm là mát luôn, khiếp, hôm nay ngoài trời oi chảy mỡ ra".
Giá thực phẩm không ngừng leo thang, phí điện nước không ngừng tăng, bà Khanh vô cùng bức xúc khi phải nuôi cả con trai, con dâu và cháu nội, đã thế thói quen mua sắm, tiêu xài của con dâu ngày càng hoang phí. Sữa, bỉm cho con, Hằng cứ vung tay order loại xịn nhất, không quên chú thích "ship hàng về nhà" cho mẹ chồng thanh toán.
Chịu đựng con trai và con dâu khoảng 5 năm thì bà Khanh cảm thấy quá ức chế và mệt mỏi, bà đem chuyện tâm sự với một người bạn thân. Người bạn ấy thực sự phẫn nộ: "Bà điên à? Bà già rồi mà còn để chúng nó bóc lột đến tận xương tủy, đáng lẽ bà phải cho chúng ra ở riêng chứ, ôm vào người làm gì cho mệt". Bà Khanh thở dài bất lực: "Tôi từng gợi ý mua nhà cho chúng nó ở riêng rồi, nhưng chúng nó bảo không thích đấy chứ".
Trong hôn nhân có 1 "hung thủ tệ hại", 1 điều cấm kỵ và 1 yếu tố cốt lõi: Cặp đôi hoàn hảo vẫn có thể ra tòa như thường nếu "phạm" vào chỉ 1 trong 3 điều ấy Phụ nữ đừng để "kẻ giết người" ấy có cơ hội xuất hiện nhé, nếu không muốn cuộc hôn nhân của bạn chết trong chính tay bạn. Khi yêu mọi thứ dường như đều màu hồng cả. Ta chỉ việc lên đồ xúng xính, xức nước hoa thơm phức và tươi vui phơi phới đến địa điểm hò hẹn cùng người yêu. Ta...