Tôi ‘bội thực’ vì thói chiều chuộng vợ quá thể của anh trai mình
Mình không biết chị ấy làm vợ như thế nào, nhưng làm dâu như thế thì không được. Ra đường chẳng biết oai cỡ nào nhưng về nhà thì chỉ tay năm ngón.
Mình không biết chị ấy làm vợ như thế nào, nhưng làm dâu như thế là không được. (Ảnh minh họa)
Bức xúc quá nên mình không thể không tâm sự với mọi người cho hả giận được. Đôi lúc mình chỉ muốn gõ vào đầu anh trai mình cho anh tỉnh ngộ, chứ cứ thế này thì một thời gian ngắn nữa chắc chị dâu trở thành “bà hoàng, nữ chúa” trong nhà mình rồi.
Anh trai mình kết hôn được 4 năm. 4 năm qua, mình chứng kiến cảnh anh trai từ một người đàn ông hào hoa phong nhã, biến thành đầu bếp, ô sin, và giờ là vú em. Bực tức hơn cả là anh mình còn rất hài lòng vì “được” như thế.
Còn bà chị dâu thì sống cứ như minh tinh điện ảnh vậy, sáng cho con bú được vài phút thì bắt đầu chải chuốt đi làm. Mặc kệ con cho mẹ mình chăm bẵm, trông nom. Chiều tối về thì lại ôm con lăn ra giường chơi đùa, kệ cơm nước cho anh trai mình lo. 4 năm làm dâu mà mình chưa từng thấy chị ấy cầm cái chổi quét nhà hay dùng cái khăn lau bàn. Mình chỉ thấy chị ấy khi thì gọi điện rủ bạn đi mua sắm, lúc lại ngồi sơn vẽ móng tay, nhìn rất ngứa mắt.
Việc nhà thì mẹ mình chẳng làm, vì mẹ mình quan niệm, có dâu rồi thì dâu lo. Bà chỉ chăm cháu. Mình đồng ý với quan điểm của bà. Bà vất vả suốt mấy chục năm trời, giờ con trai con gái lớn rồi, còn có thêm con dâu thì phải chăm sóc, lo lắng lại cho bà chứ. Mình cứ tưởng chị dâu sẽ chăm chỉ, khôn khéo mà lo những việc đó. Nào ngờ, ông anh mình lại “nhảy” ra nhận việc, từ giặt quần áo, nấu cơm, lau nhà… Còn rửa bát thì anh bắt mình làm. Đến khi có con, anh trai mình còn tận tụy hơn, đêm hôm lổm nhổm dậy pha sữa cho con, để chị dâu ngủ không biết trời đất.
Video đang HOT
Cứ tưởng chị dâu sẽ chăm lo việc nhà, nào ngờ anh trai lại “nhảy” ra nhận việc. (Ảnh minh họa)
Việc trong nhà, anh trai mình làm phần lớn, còn vài việc lặt vặt thì bắt mình mó tay vào. Hầu như chị dâu mình không phải đụng tới cái gì. Nhiều khi mình góp ý, bảo anh trai đừng nuông chiều chị dâu như vậy mà rồi chị ấy đè đầu cỡi cổ. Ấy thế mà anh còn mắng mình lắm chuyện, bảo mình cấm có bép xép bóng gió gì trước mặt chị dâu. Đã thế, mình mặc kệ. Mình kể cho mẹ mình nghe, mẹ mình cũng bức xúc, nói chị dâu vài câu thì anh trai đã bênh chằm chặp, còn cà kê bảo mẹ phải thương con dâu như con đẻ thì sau này con dâu mới chăm sóc mẹ chồng như mẹ ruột. Thế là về sau, bà cũng coi như không nghe, không nhìn thấy. Mẹ mình quá nín nhịn, chứ làm dâu phải chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau cho tử tế là điều hiển nhiên. Đấy là phận làm con, là làm tròn chữ hiếu.
Không biết chị ấy thủ thỉ bên gối thế nào mà anh trai lại bị chị ấy che mắt như vậy, để đến nỗi cả nhà nhìn không vừa mắt.
Quá đáng hơn là, 4 năm qua, chưa lần nào chị ấy xốc vác lao vào bếp làm mâm cơm cúng các cụ trong các dịp lễ giỗ ở quê. Bố mẹ mình tuy không phải là trưởng, nhưng nhà bác trưởng toàn con gái, nên coi như anh trai mình là cháu trưởng trong họ. Năm 2 lễ giỗ cụ ông cụ bà là con cháu phải về hêta. Năm nào, bố mẹ và mình cũng về sớm lo cỗ bàn, mình phải nhặt rau, nấu nướng cùng các chị, trong khi chị dâu mình đủng đỉnh tận trưa bưng mâm mới thấy mặt.
Lần thì chị ấy lấy lý do bận họp dự án với các sếp (chị ấy làm cho một công ty truyền thông), khi thì lấy lý trấu đứa bạn vừa ly hôn phải ở lại an ủi, lúc lại là cớ em họ bị ngã xe phải vào viện thăm… nói chung là không khi nào chị ấy không có lý do để trốn việc nấu cỗ. Mỗi lần về, chị ấy lại mua bao nhiêu đồ để biếu xén, lấy lòng mọi người bằng vật chất. Mình không đồng ý với việc này, vì mình biết người ở quê chú trọng tình cảm chứ không phải là cứ quà tặng này nọ là họ thích.
Hơn thế nữa, ăn xong, anh trai mình lại dúi con cho vợ, bảo chị dâu đi ru con ngủ, thế là chị ấy đường hoàng rời đi, không cần rửa bát nữa. Các anh chị nhà bác mình thì ai cũng xuề xòa, đông đúc xúm vào dọn dẹp nên chẳng quan tâm là có thiếu người nào không. Nhưng mình thì không thể chấp nhận được một người phụ nữ đi làm dâu mà lại lười biếng, không biết giữ mặt mũi cho nhà chồng như vậy được. Rồi các bác, các cô chú trong họ sẽ đánh giá thế nào? Chắc chắn họ sẽ chê bai nhà mình không biết dạy dỗ con dâu, để dâu lười lại không biết điều như vậy.
Mình không biết chị ấy làm vợ như thế nào, nhưng làm dâu như thế là không được. Còn anh trai mình nữa, ra ngoài bảnh bao, thành đạt là thế, cũng là sếp của hơn 20 nhân viên văn phòng, thế mà về nhà để vợ chỉ tay năm ngón. Mình bảo anh trai mình sợ vợ, ảnh còn cười mình, nói đấy là chiều vợ. Chiều mà như thế thì loạn, thì rồi chị ấy “ăn thịt” cả nhà chồng. Một người phụ nữ đi làm dâu như thế thì ai chẳng làm được! Về nhà là sai bảo chồng, trốn dọn dẹp, hở chút là chải chuốt đi phố xá.
Mình phát điên vì anh ấy cứ sống như cái bóng của chị dâu vậy. Chị ấy bảo gì thì nghe nấy, ai nói gì thì lại bênh vợ chằm chặp. Thỉnh thoảng còn bưng bê hầu hạ tận miệng cho chị ấy không khác gì thái giám hầu thái hậu. Mình xót anh trai, bực chị dâu quá mà chẳng biết khuyên bảo thế nào. Mọi người nói xem, giờ có cách gì để trị cho chị dâu mình một trận được không? Để anh trai mình tỉnh ngộ.
Theo Afamily
Cá sấu trăm tuổi béo phì chết vì... ăn quá nhiều
Do tiếp nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể nên con cá sấu 100 tuổi đã chết do triệu chứng liên quan tới căn bệnh béo phì gây nên.
Với người dân Bangladesh, ném đồ ăn cho cá sấu được cho là tục lệ có thể đem lại may mắn cho con người thì với loài động vật này, đó vừa là lợi ích nhưng cũng vừa là tai nạn như trường hợp của con cá sấu trăm tuổi sống tại Điện thờ Hazrat Khan Jahan Ali, phía Tây Nam quốc gia này. Được biết, con cá sấu này đã chết do bội thực vì lượng thức ăn mà người dân đem tới điện thờ để cúng tế.
Con cá sấu 100 tuổi chết do ảnh hưởng của căn bệnh béo phì.
Anh Mohammed Sarwar, 40 tuổi, người trông coi điện thờ cho biết, con cá sấu 100 tuổi này tăng cân rõ rệt sau khi được ăn thỏa thích số thịt dê và thịt gà mà người dân ném cho. Theo đức tin của người Bangladesh, những ai cho cá sấu đói ăn sẽ được vạn sự như ý.
Nếu như trước kia, người ta thường chỉ mang tới một con gà nhưng gần đây khi điều kiện kinh tế ổn định hơn, người ta còn mang cả dê tới. Họ nghĩ rằng lễ vật càng lớn thì cơ hội được thần linh phù hộ sẽ càng cao hơn.
Thực chất, con cá sấu trăm tuổi béo phì này chỉ là một trong số 4 con cá sấu sống tại Điện thờ Hazrat Khan Jahan Ali. 3 con còn lại cũng đã chết do bội thực.
Cả 4 con cá sấu đều chết do bội thực.
Theo Trí Thức Trẻ