Tôi biết tìm đâu người bắt mạch, kê toa cho mình?
Tôi hay cáu gắt, quạu quọ, hay la mắng con vô cớ, hay nổi giận bất thình lình dù chẳng có cơn cớ gì. Thậm chí, tôi đã không ít lần nhục mạ Linh khi nghĩ rằng, cô ấy chính là nguyên nhân làm cho mình không còn là đàn ông và cũng chẳng được làm đàn ông…
ảnh minh họa
Mọi chuyện bắt đầu từ một sự tình cờ. Hôm đó tôi dọn dẹp nhà cửa và gọi chị ve chai vào để bán mớ đồ vừa dạt ra. Nghĩ rằng những thứ này là đồ phế thải, không bán cũng không để làm gì nên tôi vừa bán, vừa cho. Chị ve chai mừng húm, vừa hí hửng xếp gọn mọi thứ vào xe đẩy, vừa rối rít khen: “Anh rộng rãi hơn ông bà chủ cũ của nhà này. Họ á hả? Cứ là tính từng đồng, từng cắc, nhất là thằng cha chồng…”.
Mới đầu tôi không để ý nhưng sao đó giật mình: Chị ta nói ai vậy? Tôi được biệt phái đi công tác ở Châu Phi 1 năm, nhà chỉ có 2 mẹ con Linh, con tôi lại là con gái thì lấy đâu ra ông bà chủ? Lấy đâu ra “thằng cha chồng”? Tôi vờ hỏi chị mua ve chai: “Nè, chị đừng có thấy tôi vừa bán, vừa cho rồi nịnh tôi nghen. Hôm đó tôi bán cho chị chớ ai?”. Tới lúc đó, chị ta mới ngẩng lên nhìn kỹ tôi rồi khẽ nhíu mày: “Làm gì có? Ông chủ cũ có cái nốt ruồi bự chảng ngay chân mày… Mà có phải tôi chỉ gặp một lần đâu mà nhớ lộn?’.
Tôi không hỏi nữa. Đúng hơn là không dám hỏi vì sợ chị ta sẽ nói ra những điều khiến mình nghi ngờ vợ.
Thế nhưng tôi đã lầm. Ngay từ giây phút đó, lòng tôi đã nhen nhóm những nghi ngờ. Và sự nghi ngờ cứ lớn dần với đơn vị tính thời gian là từng giây! Tôi muốn gọi cho Linh nhưng rồi lại chần chừ và cuối cùng là không gọi. Cô ấy đang dự một hội thảo quan trọng, tôi không muốn làm cô ấy phân tán tư tưởng.
3 ngày sau, vợ tôi về. Nhì cô ấy, tôi không biết phải bắt đầu giải quyết nỗi nghi ngờ của mình từ đâu. Cuối cùng tôi chọn cách âm thầm theo dõi. Vợ tôi là cán bộ ở một Viện nghiên cứu khoa học tại TPHCM. Cô ấy có vị trí nhất định trong xã hội nên tôi không thể hành xử hồ đồ. Dù vậy, những lời nói của chị mua ve chai không lúc nào rời khỏi tâm trí tôi.
Ai đã từng sống trong nỗi nghi ngờ, ghen tuông dằn vặt thì sẽ hiểu được tâm trạng của tôi lúc ấy. Tôi có cảm giác, vợ tôi không giống người phụ nữ mà tôi đã chung sống 8 năm trước khi đi công tác nước ngoài. Cô ấy không còn vui vẻ, hài hước như trước; không còn những cử chỉ âu yếm yêu thương bất ngờ mà tôi luôn chấm điểm 10 cho sự “thông minh, sáng tạo” của đời sống vợ chồng; không còn chịu khó chăm chút cho cha con tôi những bữa ăn tươm tất… Có thể nói, chỉ sau 1 năm xa cách, vợ tôi đã thành một người khác hẳn.
Video đang HOT
Khi tôi nói điều này với Linh, cô ấy im lặng, rất lâu sau mới trả lời: “Thay đổi là quy luật của tự nhiên và xã hội mà anh”. Trời ạ, lại còn mang triết học ra đây để lý giải nữa. Tôi không đồng tình: “Anh chỉ nói những thay đổi trong quan hệ của vợ chồng mình chứ không đề cập những vấn đề to tát như vậy”. Vợ tôi lại im lặng. Một sự im lặng thay cho câu trả lời khẳng định.
Cuối cùng thì tôi cũng biết cái người “có nốt ruồi bự chảng ngay chân mày” là Trưởng khoa của một trường đại học ngay tại TPHCM này. Tôi không quan tâm vì sao họ quen biết nhau mà chỉ muốn biết, anh ta đã làm gì vợ tôi trong thời gian tôi đi vắng?
Và một trong những phương thức tồi tệ nhất để đánh ghen là đi gặp tình địch để dằn mặt! Điều bất ngờ lớn nhất đối với tôi là gã kia nhanh chóng thừa nhận đã quan hệ với vợ tôi khoảng 6 tháng trước khi tôi về! “Anh đừng quan trọng hóa vấn đề. Đây thuần túy chỉ là một sự lấp đầy khoảng trống của hai người khác giới. Vợ tôi đi công tác xa, chồng cô ấy cũng vậy. Chúng tôi có quyền được bù đắp những thiệt thòi mà mình phải gánh chịu khi bị đối tác bỏ rơi. Đơn giản vậy thôi. Bây giờ thì anh đã về, vợ anh vẫn còn nguyên vẹn chứ có mất đi đâu mà căng thẳng như vậy?”.
Thú thật lúc đó tôi chỉ muốn tát vào mồm kẻ vô liêm sĩ ấy nhưng rồi tôi kịp suy nghĩ, mình chẳng đáng phải bẩn tay vì một kẻ không ra gì! Nhưng tôi cũng không thể không làm gì để lấy lại sĩ diện của một gã đàn ông bị vợ cắm sừng. Tôi hắt cả ly cà phê đen vào người hắn: “Mày là thằng khốn!”.
Tôi không biết hắn có kể lại với vợ tôi về cuộc gặp ấy không nhưng tôi để ý thấy Linh chẳng có gì thay đổi: Cô ấy vẫn ít nói, không cười, thờ ơ mỗi khi lên giường và đầu óc như để đâu đâu…
Cho đến một ngày, tôi thấy mình không thể tiếp tục im lặng. Tôi nói với Linh: “Bây giờ em tính sao? Anh để em toàn quyền quyết định. Anh chỉ muốn yêu cầu em một điều… Hãy cho anh biết sự thật”.
Tôi nói đến đây thì thấy như có một hòn đá đang đè lên ngực mình. Tôi nhìn Linh chờ đợi. Vợ tôi cúi mặt. Lát sau cô ấy ngẩng lên, giọng thật nhẹ: “Em không muốn ly hôn. Anh có thể bỏ qua cho em lần này không? Con người ai chẳng có sai lầm…”.
Đúng là con người ai chẳng có sai lầm. Vợ tôi đã biết lỗi và mong tôi tha thứ. Tôi cũng rất muốn điều đó. Thế nhưng dường như giữa ý muốn và thực tế lại không gặp nhau. Tôi đang sống trong ngôi nhà của mình với vợ con nhưng đi đâu, làm gì trong không gian ấy tôi cũng thấy cái gã có nốt ruồi kia hiển hiện trước mặt.
Rồi tôi bắt đầu hình dung hắn đã làm gì trong ngôi nhà của mình khi tôi đi vắng. Suy nghĩ ấy khiến tôi trở thành một thằng đàn ông bất lực khi lên giường với vợ. Mỗi khi chạm vào da thịt Linh, tôi lại như thấy trước mặt mình nụ cười đểu cáng của gã ấy và những điều hắn làm với vợ mình… Tôi đã cố gắng và tôi biết Linh cũng cố gắng, thế nhưng mọi thứ vẫn không thể nào hàn gắn được.
Sự việc kéo dài như thế đã gần 1 năm nay. Nếu cứ tiếp tục kéo dài, tôi không biết mình sẽ như thế nào bởi giờ đây, chính tôi cũng nhận ra sự thay đổi của mình. Tôi hay cáu gắt, quạu quọ, hay la mắng con vô cớ, hay nổi giận bất thình lình dù chẳng có cơn cớ gì. Thậm chí, tôi đã không ít lần nhục mạ Linh khi nghĩ rằng, cô ấy chính là nguyên nhân làm cho mình không còn là đàn ông và cũng chẳng được làm đàn ông…
Một năm trước, tôi nghĩ Linh là kẻ tâm thần, nhưng bây giờ hình như chính tôi cũng đang cần chữa trị một chứng bệnh về thần kinh mà tôi không biết phải tìm ở đâu người có thể bắt mạch, kê toa cho mình…
Theo NLĐ
'Bắt mạch' căn bệnh đổ lỗi
Thời buổi này theo tôi, lớp già cần thay đổi cách nhìn, nếp nghĩ cổ hủ gán cho hậu bối là 'trẻ người non dạ'.
- Cũng như câu cửa miệng 'trứng khôn hơn vịt' hoặc 'khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già' đã tạo thành đường mòn trong đầu óc, tư duy bao đời nay.
- Lớp trẻ bây giờ nói năng thẳng băng đâu phải rụt rè, e ngại 'uốn ba tấc lưỡi' như thời chúng ta.
Trong một cuộc hội thảo thanh niên vừa diễn ra, có những cô cậu còn ngồi trên ghế nhà trường mạnh dạn nói lên 'căn bệnh' đổ lỗi khi sai sót, sai phạm khá phổ biến trong giới trẻ.
Ảnh minh họa
- Thật đúng như câu 'hậu sinh khả úy'.
Thế hệ 'hai thứ tóc trên đầu' nghe thế hệ 'đầu xanh' tự soi mình, tự 'mổ xẻ' như vậy cần phải vắt tay lên trán mà suy ngẫm.
- Đương nhiên, nhiều khi già cũng phải biết 'nghe lời' trẻ.
Cha mẹ, ông bà nên tự hạ mình xuống để lắng nghe, thấu hiểu con cháu.
- Hẳn nhiên rồi. Nếu ta không tức thời dễ rơi vào bi kịch: Tre chưa già, chưa mối mọt thì măng đã lớn đè lên.
- Một tiến sĩ tâm lý học đã 'bắt mạch' chứng bệnh đổ thừa của giới trẻ là sự lây nhiễm từ thói xấu 'tốt che xấu khoe', trốn tránh không dám đối diện với cái dở, cái sai của người trên.
- Giờ bọn trẻ đã xác định được triệu chứng, nắm được căn nguyên, thế nào cũng sớm tìm được thuốc chữa tiệt nọc 'bệnh' đó thôi.
Theo Datviet
Lo ngại an ninh trong bệnh viện Khoảng một năm trở lại đây, đã có hàng chục vụ tội phạm trộm cắp, lừa đảo, giả danh bắt cóc trẻ em hay hành hung bác sĩ xảy ra tại các bệnh viện công lập gây bức xúc dư luận. Ngành y tế thừa nhận, hiện 100% bệnh viện trên cả nước có tình trạng này. Chuyên nghiệp hóa lực lượng bảo...