Tôi biết sống sao cho qua hai ngày Tết dương lịch sắp tới đây!
Người ta thích Tết vì được nghỉ ngơi, ăn chơi bung lụa. Tôi thấy Tết thì sợ quá.
Tôi biết sống sao cho qua mấy ngày Tết này đây? (Ảnh minh họa)
Nhà chồng tôi rất đông anh em, đúng kiểu các cụ hồi xưa hay nói “đẻ cho hết trứng thì thôi” nên bố mẹ chồng tôi làm tù tì 10 người con. Nhiều khi tôi khâm phục mẹ chồng vô cùng, vừa sinh đứa này xong lại tới đứa khác. Đứa lớn mới chạy thì đứa nhỏ ra đời. Vậy mà ông bà có thể nuôi được hết mười mấy người lớn thành tài.
Chồng tôi là con trai út nên ở với bố mẹ. Hồi yêu, tôi cũng phân vân lắm. Làm vợ anh đồng nghĩa với việc phải gánh vác trách nhiệm lớn. Chưa kể khoảng cách tuổi tác giữa bố mẹ hai bên. Bố mẹ chồng tôi tính tuổi chắc gần bằng ông bà nội tôi. Anh cả của chồng tôi còn lớn tuổi hơn bố mẹ tôi. Như vậy sẽ rất khó xưng hô khi chúng tôi về chung một nhà.
Tôi phải lo ăn ở cho mấy chục người trong ngày Tết. (Ảnh minh họa)
Phải mất mấy tháng tôi mới đưa ra được quyết định là bất chấp hết tất cả. Về vấn đề tuổi tác thì hai bên gia đình thống nhất sẽ gọi theo vai vế chứ không câu nệ lớn hay nhỏ tuổi hơn. Về nhà cửa thì mấy anh chị chồng tôi đều đã chuyển ra riêng và có cuộc sống ổn định. Có người còn định cư ở xa nên tôi không phải lo chuyện ứng xử với họ. Gia đình chồng tôi chỉ tập họp đầy đủ vào vài dịp lễ, tiệc trong năm. Trong đó có ngày Tết dương lịch.
Video đang HOT
Năm nào cũng vậy, vì Tết âm mọi người ai ở nhà nấy, đi chúc Tết họ hàng nên dịp Tết dương lịch được quy định là ngày tụ họp của đại gia đình. Anh chị nào cũng dẫn con dẫn cháu về mừng tuổi bố mẹ chồng tôi. Và người chịu trách nhiệm lo ăn uống, ngủ nghỉ cho mọi người chẳng phải ai khác mà chính là tôi.
Năm nào tôi cũng cong lưng tìm chỗ ngủ cho từng hộ gia đình. Hai năm trước chưa sửa lại nhà, tôi cứ trải nệm cho mọi người nằm như xếp cá. Năm ngoái thì đỡ hơn nhưng lại phát sinh thêm vài đứa cháu nhỏ. Thế là có hộ phải chuyển ra nhà nghỉ ngủ tạm cho qua đêm.
Mới đầu tháng 12 này, mẹ chồng gọi tôi tới thủ thỉ. Bà nói tôi mua thêm vài tấm nệm, vài cái màn và mấy cái gối. Nhiêu đó thôi cũng đủ để tôi hiểu là mẹ chồng không muốn con cháu mình ra ngoài ngủ như năm trước nữa. Trong suốt nửa tháng nay tôi cứ phải loay hoay lên kế hoạch cho hộ nào ngủ ở đâu, hộ nào nhiều con cháu, hộ nào ít để còn sắp xếp.
Chưa kể cái khoản ăn uống. Mọi người chỉ tụ tập có một ngày hai đêm thôi mà tôi muốn điên đảo. Năm ngoái, dù có hai chị chồng phụ giúp, nhưng việc chính thì ở tôi cả. Tôi phải nấu ăn cho mấy chục người, rồi lại hì hục rửa bát chén. Lại đến khoản cháo cho mấy đứa cháu còn nhỏ cũng làm tôi bận lu bù. Tiệc tùng, tiền bạc cứ loạn cả lên. Năm ngoái khi tiễn mọi người về nhà, tôi mệt nhừ người cả tuần sau đó.
Nghĩ đến sắp tới là đầu năm mới, tôi đã “rùng mình” rồi. Ôi, tôi biết sống sao qua hai ngày ấy đây? Người ta thích Tết vì được nghỉ ngơi, ăn chơi bung lụa. Tôi thấy Tết thì sợ quá.
Theo Afamily
Vợ muốn tôi sống sao?
Vợ chồng tôi lại vừa cãi nhau, và vẫn như mọi lần, hễ cãi nhau là cô ấy lôi con về ngoại. Thường thì sau một vài hôm tôi sẽ đi đón vợ con về, vì tôi nghĩ, dù đúng dù sai vẫn là vợ mình, nhịn vợ một tý chẳng đi đâu mà thiệt. Nhưng lần này thì tôi quyết định mặc kệ, vợ có chân đi khắc có chân tự về.
ảnh minh họa
Tôi luôn nghĩ rằng vợ chồng sống với nhau, hiểu nhau thực ra không khó. Nhưng rồi dần dà tôi chẳng biết thực ra vợ tôi muốn cái gì nữa.
Hồi mới cưới nhau, tôi vì quê xa còn cô ấy gần nhà mẹ đẻ, nhà bố mẹ vợ rộng rãi lại neo người nên ông bà thuyết phục chúng tôi ở chung. Tôi nghĩ bố mẹ vợ có tuổi rồi cần người chăm nom, lại nghĩ vợ chắc cũng thích ở nhà mẹ đẻ nên quyết định về sống với ông bà thay vì thuê nhà trọ.
Bố mẹ vợ thì dễ sống nhưng chính vợ tôi lại hay bóng gió mỉa mai. Ví dụ như xem bộ phim "Ở rể" trên ti vi, cô ấy không ngần ngại bình luận rằng đàn ông đi ở rể là vô dụng, là tạo điều kiện cho nhà vợ coi thường. Chúng tôi có con nhờ ông bà ngoại chăm nom, vợ tôi lại suốt ngày nựng con "cháu bà nội tội bà ngoại". Những câu nói không biết là vô tình hay hữu ý nhưng nó động chạm đến lòng tự ái của tôi. Vậy nên sau ba năm sống chung tôi quyết định dọn ra ngoài. Bố mẹ vợ cũng có vài lời ngăn không được thì thôi, còn vợ tôi thì suốt ngày căn vặn tại sao ở với bố mẹ, tiền nhà không mất, con có bà chăm nom, tự nhiên đang yên đang lành lại đi thuê nhà trọ ở? Tôi bảo tôi không muốn người khác nhìn vào bảo mình là "chó chui gầm chạn".
Có một dạo công ty tôi đang làm trên đà phá sản. Công việc ít, lương bèo bọt, tôi quyết định nghỉ việc tìm việc mới. Thời gian tôi ở nhà chờ việc có hai tháng mà dài như hai năm. Vợ tôi đi làm, mặc định tôi ở nhà phải lo cơm nước, con cái. Tôi vì ở nhà buồn vừa làm việc nhà coi như niềm vui, vừa là giúp vợ. Vậy mà ngày nào đi làm về cô ấy cũng mặt nặng mày nhẹ, đụng đến gì cũng cáu, cũng khó chịu. Cô ấy còn suốt ngày lên facebook viết những dòng trạng thái không đầu không cuối như: "Chán!", "Không có tương lai", "Nhìn nhầm người" khiến bạn bè cứ nhảy vào hỏi han tới tấp. Tôi hỏi vợ "em có chuyện gì buồn à?". Cô ấy lại trả lời "Em viết linh tinh vậy thôi".
Từ ngày tôi ở nhà, vợ chồng lại hay to tiếng vì những điều nhỏ nhặt. Mỗi lần giận chồng cô ấy lại lôi con về ngoại. Tôi không coi đó là hành động vợ bỏ nhà đi, chỉ coi như cô ấy đưa cháu về thăm ông bà, vài hôm tôi lại sang đón. Lần nào sang cô ấy cũng vui vẻ về cùng như chưa từng giận dỗi. Tôi nhiều khi thấy buồn cười vì tính vợ giống trẻ con.
Rồi tôi có công việc mới, làm giám sát thi công cho các công trình xây dựng. Công việc nhiều đến nỗi không có ngày để nghỉ ngơi. Việc nhiều đồng nghĩa với thu nhập cao. Thời gian đầu vợ tôi vui vẻ lắm, hân hoan lắm, lời nói hành động thay đổi hẳn. Càng thấy vợ vui vẻ, tôi càng có động lực để kiếm tiền.
Rồi hôm kia tôi về nhà, vợ hỏi tôi "chủ nhật anh có nghỉ không, vợ chồng mình đưa con đi chơi". Tôi bảo tôi phải đi làm không nghỉ được. Không ngờ vợ tôi vùng vằng, mọi bực bội như nén từ lâu lắm bật ra:
- Anh bận, anh bận. Rốt cuộc anh có nhớ là mình đang có gia đình nữa hay không?
- Ơ hay, anh đi làm kiếm tiền chẳng phải là để lo cho gia đình này hay sao? Anh đi làm, ngày nghỉ cũng tiếc không dám nghỉ vì tiền công sẽ cao hơn. Ai nghỉ ốm nghỉ đau anh cũng nhận việc thay để làm, chỉ mong sớm mua được căn nhà cho vợ con trú ngụ. Anh tối mặt tối mũi không vì vợ con thì là vì ai?
- Anh đi làm là để kiếm tiền lo cho vợ con để vợ con đủ đầy, vui vẻ. Chứ anh đi suốt ngày suốt tháng để vợ con lủi thủi bơ vơ thì làm mà làm gì?
Chuyện bắt đầu như thế, và vợ chồng tôi lại cãi nhau. Kết thúc cuộc cãi vã là cô ấy lại xách con về nhà ngoại. Nhiều khi tôi tự hỏi: "Là vợ tôi tính trẻ con hay là do tôi làm chồng không tốt?". Lúc ở với bố mẹ thì bóng gió chuyện chồng ở rể, đến khi ra ở riêng thì lại thắc mắc sao không ở chung. Lúc chồng thất nghiệp ở nhà thì cau có thở than, đến khi chồng có việc làm thì lại giận hờn trách móc. Cô ấy vừa muốn có tiền lại vừa muốn chồng phải có mặt cạnh bên trong những buổi sinh nhật, đám cưới, đám giỗ, và tháp tùng hai mẹ con đi chơi vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Tính từ ngày cô ấy về nhà mẹ đẻ đến nay đã 4 ngày. Những lần trước chỉ vài ngày là tôi sang đón về, nhưng lần này đến điện thoại tôi cũng không thèm gọi. Lúc chiều mẹ vợ gọi cho tôi, hỏi vì sao mà vợ chồng giận dỗi, rồi bà nói "vợ con tính nết trẻ con, hiểu tính nó rồi còn chấp nhặt gì nữa, mau sang đón mẹ con nó về đi. Từ nay vợ chồng giận dỗi nhau mẹ cấm có cho về đây nữa".
Tôi đoán chừng là vợ tôi không thấy chồng đoái hoài chắc cũng sốt ruột rồi, nhưng tôi kệ. Cô ấy có chân đi thì có chân về, để rồi xem có đi mãi được không.
Trong những ngày một mình tôi cũng tự soi xét lại mình, để xem những gì vợ tôi nói có vô lý lắm không. Cuối cùng chũng chẳng biết là nên tìm cách thay đổi vợ hay thay đổi bản thân mình nữa. Là vợ tôi quá đáng hay là do tôi chưa đủ tốt?
Theo Dân Trí
Vợ vô sinh sau 3 ngày về quê ngoại nghỉ Tết dương lịch đã sinh liền cho chồng 2 đứa con Bình ở nhà với bố mẹ chẳng đi đâu, lúc nào cũng cầm cái điện thoại trên tay, bối rối, nóng vội. Rồi cuộc điện thoại đêm giao thừa của ai đó đã làm Bình đóng cửa phòng khóc nguyên cả đêm. Hương phần vi sinh đôi quá mệt, lại phải nhận quá nhiều ánh mắt dèm pha, hoài nghi từ mọi người...