Tôi biết điều mà ba mẹ vẫn đánh chửi, cho rằng tôi ăn hại
Tôi chưa bao giờ làm gì có lỗi với mẹ, là đứa biết suy nghĩ cho tương lai, chỉ vì vừa rồi quá bực nên cãi lại mà ba mẹ đánh tôi.
Ảnh minh họa
Tôi học lớp 11, nhà xa trường nên phải ở trọ, gia đình không thuộc dạng khá giả nên tôi rất biết điều, chăm chỉ học hành, cố gắng để được học sinh giỏi, bạn bè thầy cô ai cũng khen tôi chăm học. Chưa bao giờ tôi nghỉ học thêm để đi chơi, tiền nong cũng tiêu xài rất tiết kiệm. Lâu lâu tôi để dành được tiền lại mua đồ ăn cho mẹ và em trai. Sức tôi yếu, lại là con gái nên đi làm rẫy thường làm không nổi. Cuối tuần về nhà tôi chăm lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, cậu em phải đi rẫy, hay tị nạnh, nói tôi ăn hại, biết là em nói bâng quơ nhưng tôi cũng có chút tổn thương.
Tuần vừa rồi về nhà, không may có bài kiểm tra điểm hơi thấp, bù lại tôi cố gắng gỡ được bằng bài kiểm tra khác nhưng bài sau thì cô chưa gửi lại. Mẹ thấy thế nói này nói nọ, bảo tôi phải thi trường này trường kia cho bằng các bạn hàng xóm, tôi lại không thích những trường đó. Tôi cãi mẹ một lúc, mẹ bảo tôi mất dạy, trong khi em trai cãi mẹ không nói gì, còn cưng nựng em. Tôi tức quá nên so sánh với em, mẹ bảo tôi làm được gì mà so thế. Rõ ràng tôi cũng cố gắng được học sinh giỏi, nằm trong top của lớp, em tôi chỉ được học sinh trung bình, thầy cô hay chê và nhắc nhở. Tôi cãi một hồi thì ba lấy gậy quất tôi thật mạnh. Hồi trước em tôi cũng cãi mẹ như thế nhưng ba nào có đánh em, chỉ im lặng không nói gì.
Tôi biết cãi như thế là hỗn, nhưng so với bạn bè cùng chỗ chuyển ra huyện học thì tôi là đứa chăm học và biết tiệt kiệm nhất. Thầy cô dạy thêm bảo tôi đi học chuyên cần, siêng năng. Ở trọ một mình tôi cũng không dám bật điện tùy tiện, sợ tốn tiền điện. Tôi ở một mình không ai nấu ăn cho, phải tự nấu tự đi chợ, ăn uống thường không đúng giờ. Có nhiều đêm trúng gió tôi cũng không dám nói với mẹ. Tiền tiêu thiếu, mẹ hỏi tôi cũng không nói, không xin thêm. Tôi chưa bao giờ làm gì có lỗi với mẹ, là đứa biết suy nghĩ cho tương lai, chỉ vì vừa rồi quá bực nên cãi lại mà ba mẹ đánh tôi. Mong được mọi người chia sẻ cùng.
Theo vnexpress.net
Gọi yêu thương quay về
Dần dà chị thấy mệt mỏi, tranh luận để tìm tiếng nói chung chứ anh vẫn làm theo ý mình thì nói làm gì cho mệt. Chung nhà chung giường chung con chung mâm bát nhưng anh chị đã xa nhau từ bao giờ.
Video đang HOT
Cuối tuần chị về nhà mẹ, mẹ nói chị bàn với chồng mua mảnh đất đối diện, chủ đi định cư nước ngoài, để lại cho mình là người quen nên giá rẻ. Chị thở dài:
- Mẹ nói trực tiếp với ổng đi, con nói câu trước câu sau lại gây lộn.
Mẹ nạt: - Vợ chồng mà không nói chuyện được với nhau hóa người dưng à?
Chị không trả lời, cũng không biết trả lời sao. Trước khi lấy nhau anh chị đã là một đôi khắc khẩu, dễ cáu dễ hờn nhưng nhanh làm hòa. Về chung một nhà rồi mà còn kiểu cãi cọ đó thật mệt mỏi nên anh chị tự dưng chuyển sang hệ thờ ơ, kiểu như cá đã bắt khỏi ao người ta sẽ quăng vào bể hay lu khạp gì đó, vui thì cho ăn buồn ra đứng ngó rồi ngoe nguẩy đi vào chứ nào còn quý lạ gì.
Ảnh minh họa
Từ chuyện mua sắm đồ đạc trong nhà đến chuyện con cái, anh chị cũng khác ý. Đi mua tủ lạnh, chị muốn mua cái nho nhỏ vừa tiền, anh thì muốn mua hẳn cái to vì đằng nào chẳng mua, mua cái nhỏ mai mốt con cái lớn sẽ chật, lại phải mua cái khác. Chị nói đồ công nghệ, điện tử điện lạnh xài năm năm là thay được rồi, giờ đâu như ngày xưa mà xài mười mấy hai chục năm. Cái chính là chị sợ mang nợ, mua cái đắt tiền to rộng dùng cũng sướng thật nhưng chị ngán trả góp, sáng mở mắt ra thấy cục nợ treo lủng lẳng, chưa kể nhà đi chợ ngày một, thi thoảng mới cần dùng tủ, mua cái to về rồi è cổ đóng tiền điện. Thêm nữa đang ở trọ, cũng nên tiết kiệm dành tiền làm việc khác.
Có thế mà anh nói đàn bà tóc dài, chị nổi khùng ngay cửa hàng điện máy, nói anh thích mua gì cứ mua, nhưng để đâu thì để, mang vào nhà là chị quăng ra sân.
Và cả tháng sau nhà mới có tủ lạnh mới.
Chuyện dạy con mới là chuyện dài tập và không có dấu hiệu ngừng. Trong khi con người ta học này học kia thì anh quan niệm con nhỏ cho chơi tẹt ga, học hành làm gì lắm rồi không lớn được, mai kia ra đời chưa gì đã thấy thua người ta về sức vóc. Rằng con có cả đời để học nhưng để chơi chỉ có mấy năm thiếu nhi, chị đừng mong bắt con phải là học sinh giỏi toàn diện với vở sạch chữ đẹp cho bố mẹ đi khoe. Chị thở dài nói tôi chẳng dám mong gì, tôi y người đẻ thuê.
Chị nói cho con học mấy môn năng khiếu thôi, anh cũng không cho, thay vào đó cho con nhỏ đi học võ, trượt patin, bơi và... bóng đá. Anh nói thời này cần phải biết tự vệ và phòng thân, khi gặp chuyện thấy không ổn thì lo chạy, gặp nước phải biết bơi... Nhiều lúc nhìn con gái chị cứ tưởng nhìn nhầm thằng con nhà ai. Con gái người ta váy ngắn váy dài, quần túm ống loe thì con gái chị cứ đồ thể thao mũ lưỡi trai, tóc vừa thò ra đã bị cắt béng, da đen nhẻm. Anh nói mai kia con lớn, muốn là thiếu nữ thì dưỡng tóc sau, còn đầy thời gian.
Không biết từ khi nào chị... kệ, chán không buồn nói, vì có nói chỉ là để khơi mào một cuộc chiến thôi. Hiếm có ngày nào yên ổn, dần dà chị thấy mệt mỏi, tranh luận để tìm tiếng nói chung chứ tranh luận để rồi anh vẫn làm theo ý mình vì là chủ gia đình thì chị nói làm gì cho mệt. Thành ra chung nhà chung giường chung con chung mâm bát nhưng anh chị đã xa nhau từ bao giờ.
Ảnh minh họa
Ý nghĩ anh có người khác chợt chạy xẹt qua đầu chị, có khi nào vậy không, nên anh mới quên mất ngày xưa anh chị từng yêu nhau thế nào, bao lần cãi vã giận hờn ai đi đường nấy nhưng rồi lại len lén ngược trở lại coi người kia ra sao. Cứ giận rồi huề, sao giờ đến giận cũng thành ngại ngần, phải chăng tình yêu đã chết nên hai người mới nhạt nhẽo thế.
- Xem lại đi, vợ chồng phải ngồi lại nói chuyện, không thể mặt trăng mặt trời thế được. Mẹ chị nhắc.
Trên đường về, chị đắn đo không biết nên nói chuyện với anh thế nào, nếu anh không còn thương vợ, đã có người khác, chị sẽ rút lui ngay lập tức, sẽ lùi lại sau để anh đi tìm hạnh phúc mới. Là chị không còn thương anh hay cao thượng, chị không biết, nhưng có cảm giác sợ sợ. Cả ngày không nói gì với nhau, liệu có là vợ chồng, là người một nhà?
Chồng chị chưa về, hẳn anh đưa con đi bơi, vừa rồi con gái về báo được thầy chọn vào đội tuyển bơi, anh nói luôn, con thích thì con vào, đằng nào mình cũng cần học bơi.
Chị nhắn tin cho chồng, ngập ngừng thật lâu mới soạn được mấy chữ: "Tối nay anh muốn ăn gì?", tin nhắn đến sau năm phút: "Anh mới biết có quán bún đậu ngon lắm, lát bố con về đón em!". Chị ngẩn người nhìn tin nhắn vừa đến, tiện đọc lại những tin nhắn từ xa xưa. Anh cũng đâu đến nỗi thờ ơ, vẫn quan tâm chị đấy thôi. Có khác là ngày trước anh ồn ào náo nhiệt nay lại im im như đã chán. Ví như thấy chị quên áo khoác, chìa khóa, anh lặng lẽ đưa mà không thêm một lời. Như mấy lần chị ốm, anh ra ngoài mua thuốc nhưng chỉ khi chị nói cần anh mới mang vào, sợ chị nói anh cầm đèn chạy trước ô tô....
Chắc chắn không riêng mình anh hay chị, mà cả hai đều sai sai ở chỗ nào đó mới dẫn đến việc ngại mở miệng nói chuyện với nhau, anh chị sẽ phải điều chỉnh và sửa chữa, để tổ ấm không thành ngôi nhà hoang lạnh.
Ảnh minh họa
Hẳn chị sẽ tìm lại một phần tính nết sôi nổi hiếu thắng thời con gái, để cùng anh cãi cọ, có khi giận hờn để hâm nóng bầu không khí. Chị sẽ kéo cả con gái vào nữa để cùng nhau gọi yêu thương quay về.
Phương Thảo
Theo phunuonline.com.vn
Tôi luôn sợ người khác nhìn thấy bất cứ hành động nào của mình Không biết từ bao giờ nỗi sợ ấy lại len lỏi trong người tôi, tôi đã sống chung với nó thời gian dài. Hình ảnh minh họa Tôi 17 tuổi, là một học sinh giỏi, thậm chí luôn ở trong tốp đầu của khối. Lẽ ra điều đó có thể giúp tôi tự tin nhưng bản thân lại không ổn tí nào. Tôi...