‘Tôi bị cả họ mắng chửi vì yêu chồng cũ của chị họ’
Càng gặp gỡ, tôi càng nhận ra anh là người đáng yêu đáng quý. Chuyện chị họ tố cáo anh lăng nhăng hóa ra chỉ vì chị ấy ghen tuông mù quáng.
Tôi đang đứng trước ngã ba cuộc đời, hoặc rời bỏ tình yêu, hoặc rời bỏ gia đình. Mọi người trong nhà xem tôi là một kẻ tội đồ nhưng thực ra về cả tình và lý, tôi đều bị oan. Mong các bạn sẽ lắng nghe để giúp tôi lên tiếng.
Người mà tôi đang yêu chính là chồng cũ của chị họ tôi. Nhìn vào thì có vẻ như tôi đã cướp chồng từ tay chị mình khiến hai người phải ly hôn. Nhưng thực ra tôi và anh đến với nhau khi vợ chồng chị đã ly hôn được 2 năm. Đó cũng chính là mấu chốt khiến tôi cảm thấy rất oan ức.
Mối quan hệ giữa tôi và anh khi anh còn là anh rể rất bình thường. Chúng tôi thi thoảng gặp nhau trong những lần nhà bác tôi hay nhà tôi có việc. Khi ấy chúng tôi nói chuyện dễ hợp nhưng rất ít nói. Rồi khi anh chị chuyển về gần nhà tôi ở, mỗi lần vợ chồng anh chị sang nhà tôi chơi, mẹ tôi hay giữ anh chị ở lại ăn cơm. Bà lại sai tôi lăng xăng nấu nướng chiêu đãi. Rồi những lúc anh chị đi du lịch hay công tác, mẹ cũng phái tôi sang nhà họ giúp dọn dẹp và chăm sóc cháu. Chưa bao giờ xảy ra hoàn cảnh tôi và anh ấy ở nhà một mình.
Khi ly hôn, chị tôi về nhà bác tôi rồi sang nhà tôi khóc hết nước mắt tố anh ấy lăng nhăng, vợ chồng có nhiều mâu thuẫn không giải quyết được. Bác tôi và bố mẹ tôi chửi rủa anh ấy rất nhiều, riêng tôi thì không ra mặt đứng về bên nào. Thực hư giữa anh chị tôi không được biết, tôi chỉ biết về phía chị họ mình cũng có chút quá đáng vì tính cách chị quá cá tính, mạnh mẽ lại hung hăng.
Bố mẹ tôi rất thất vọng vì tôi. Còn chị họ tôi thì sang nhà chửi bới (Ảnh minh họa)
Sau ly hôn, cả họ nhà tôi vận động nhau “thù” anh ấy ra mặt. Họ còn nói xấu anh với cả chính con trai anh, ngăn cấm cháu gặp bố và về nhà nội. Tôi nhiều lần chứng kiến cháu khóc vì nhớ bố, cũng chứng kiến anh nấp trước cổng nhà xin vào gặp con nhưng bị chị họ tôi hắt nước xuống. Tôi thấy chị làm vậy là không phải nhưng vì là em họ nên thực sự tôi ngại góp ý.
Rồi tôi bất ngờ nhận được liên lạc của anh. Chắc anh biết tôi là người duy nhất trong họ không xua đuổi anh. Anh nhờ tôi giả vờ đưa cháu đi chơi để anh gặp ở ngoài một lát. Việc đó quá dễ, chúng tôi đã làm như vậy suốt một năm trời trong sự im lặng của ba người, kể cả cháu tôi. Cháu tôi là đứa rất thông minh hiểu chuyện, mặc dù là con nít nhưng không bao giờ có chuyện lỡ lời khoe đã gặp bố.
Trong một năm đó tôi không hẹn hò với người đàn ông nào khác, những cuộc gặp chỉ xảy ra giữa ba người là tôi, anh và cháu tôi. Chúng tôi như một gia đình thực thụ, đi ăn đi chơi và cả đi picnic. Bố mẹ tôi tuy nghiêm khắc nhưng không phải là người quản lý con chặt chẽ. Còn chị họ tôi thì đang bận rộn với những mối quan hệ mới nên khi tôi nhận trông cháu, họ càng nhiệt tình ủng hộ.
Càng gặp gỡ, tôi càng nhận ra anh là người đáng yêu đáng quý. Chuyện chị họ tố cáo anh lăng nhăng hóa ra chỉ vì chị ấy ghen tuông mù quáng. Còn vấn đề xung khắc thì có thật. Trong khi anh thích tĩnh lặng và hay nhường nhịn thì chị họ quá bốc đồng lại ham vui. Từ những lần gặp đó, chúng tôi yêu nhau lúc nào không hay.
Trong một lần đưa cháu lên tầng thượng khách sạn cao tầng ngắm thành phố và ăn kem, chúng tôi đã quan hệ với nhau, đó cũng là lần đầu tiên của tôi. Sau lần đó, anh tỏ tình và cầu hôn tôi mặc dù biết điều này vừa không hợp tình lại không hợp lý.
Phản ứng đầu tiên của nhà tôi khi tôi thông báo chuyện này là một trận đòn dữ dội. May là tôi lường trước được nên không cho anh đến, chỉ mình tôi thưa chuyện với bố mẹ. Bố mẹ tôi rất thất vọng vì tôi. Còn chị họ tôi thì sang nhà chửi bới. Tại chị nghĩ vì tôi mà anh chị mới ly hôn. Bác tôi thì bảo con “cáo chín đuôi” làm gia đình chị tan nát chính là tôi.
Video đang HOT
Chị ấy và nhà bác tôi vốn rất giỏi tưởng tượng nên dựng ra rất nhiều chi tiết để buộc tội tôi là người đứng sau cuộc hôn nhân của chị ấy, rằng tôi và anh ấy đã dan díu từ khi họ còn là vợ chồng. Khi chuyện lan ra họ hàng, ai cũng nghĩ như thế. Nếu tôi không phải là người trong cuộc, có lẽ tôi cũng nghĩ thế.
Trong một lần đưa cháu lên tầng thượng khách sạn cao tầng ngắm thành phố và ăn kem, chúng tôi đã quan hệ với nhau (Ảnh minh họa)
Bởi vậy mà khi tôi nhập viện vì suy nhược thần kinh, bố mẹ tôi, nhà cô dì chú bác tôi không một ai trong nhà đến chăm sóc tôi ngoài anh ấy.Tôi đau khổ vì bị gia đình vứt bỏ, nhưng chuyện đã lỡ, tôi không thể quay lại.
Tôi dọn đến sống với anh vì chẳng thể nào ở nhà được nữa. Điều đó càng hoàn thiện hơn vai “hồ ly tinh” mà tôi đang đóng. Bố mẹ tôi và cả họ hàng nghĩ bây giờ tôi đã lộ mặt nên không công khai quan hệ. Họ ra sức an ủi dỗ ngọt chị họ vì nghĩ chị ấy là nạn nhân duy nhất.
Anh luôn động viên tôi phải can đảm để đấu tranh cho tình yêu này. Đôi lúc tôi làm thế, đôi lúc không. Những khi yếu đuối, tôi không tự tin là mình sẽ sống nốt cuộc đời còn lại mà thiếu vắng đi hơi ấm gia đình. Điều tôi cần lúc này là được giải oan và được chúc phúc chứ không chỉ chọn một trong hai.
Tôi tha thiết cầu xin các bạn hãy cho tôi một giải pháp lúc này. Tôi đã thực sự rất oan, rất rối và bất lực.
Theo Ngoisao
Pháp sư lập đàn giải oan cho Tràng An
Trong một lần qua Tràng An, pháp sư Hiếu giật mình nhận ra đây là âm huyệt quan trọng nên đã cùng hàng trăm phật tử tới lập đàn giải oan.
Sau một năm trời âm thầm nghiên cứu, bằng cả tâm linh ngoại cảm, lẫn khoa học, ông Nguyễn Văn Son khẳng định, ông có đủ cơ sở tin rằng dưới đáy sông Sào Khê, ngay đoạn cửa hang Luồn (Tràng An, Ninh Bình) chính là trận đồ trấn yểm kinh hoàng từ 1.000 năm trước. Một số nhà ngoại cảm, nhà phong thủy được ông mời về đây, sau khi khảo sát địa điểm cũng tin rằng, vì khu vực này là nơi tế sống nhiều người, nên oan hồn vất vưởng ở đây rất nhiều.
Ông Son nhớ lại: "Chuyện xảy ra vào năm 2010. Khi công nhân vét lớp bùn bề mặt, xuống độ sâu chỉ chừng một mét, thì trận đồ trấn yểm đã hiện ra rõ mồn một. Tôi cũng như tất cả những người tham gia đào bới đều sợ toát mồ hôi.
Trận đồ trấn yểm sông Tô Lịch chỉ có vài mẩu xương, mà khiến bao nhiêu người sợ hãi, cả nước tranh cãi liên miên, chấn động một thời, đằng này, chỉ vét lớp bùn loãng bên trên, đã hiện ra vô số xương cốt. Điều kỳ lạ là các bộ xương đều con rất nguyên vẹn, đầy đủ. Hầu hết các bộ xương đều nằm theo tư thế có quắp, thể hiện cái chết sợ hãi, đau đớn, đầy oan khuất. Nhìn tư thế của những bộ xương, rõ ràng họ không phải là người chết bị chôn, mà bị chôn sống!".
Hình ảnh xương cốt đào được ở cửa hang Luồn.
Mấy chục chiếc tiểu sành được đưa vào vách núi. Lễ lạt linh đình, hương khói nghi ngút, đội quy tập hài cốt do ông Son chỉ đạo làm việc miệt mài. Ông Son chỉ cho phép đào sâu thêm một mét nữa xuống lòng đất, và đào rộng ra chừng vài chục mét vuông. Chỉ khai quật từng đó, đã thu lượm được 40 bộ hài cốt nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận. Số lượng xương cốt nằm lẫn lộn với nhau, thu được một đống lớn. 6 chiếc tiểu sành loại to xếp chật xương cốt, đem chôn thành mộ tập thể.
Ông Son chèo thuyền qua cửa hang Luồn, đi sâu vào phía trong núi một đoạn đến nghĩa địa của thôn Tràng An. Ông đã xây dựng một khu mộ lớn, cạnh nghĩa địa làng, sát vách núi và táng cả trăm bộ xương đào được từ cửa hang Luồn vào đấy.
Hầu hết những bộ xương đào được ở cửa hang Luồn, là xương người trẻ, mà phần lớn là phụ nữ. Các bộ xương đều dài, to, chắc, chứng tỏ người Việt thời Đinh, Lê rất cao lớn, thậm chí cao to hơn người bây giờ, chứ không nhỏ bé như ta vẫn nghĩ. Điều kỳ lạ là ông Son tìm được một số hộp sọ trẻ con. Những bộ xương trẻ con có lẽ đã bị tiêu hủy, bởi thời gian quá lâu, nhưng hộp sọ thì vẫn còn. Ngoài việc thu thập được hàng trăm bộ hài cốt, ông Son đã thu thập được rất nhiều xương voi, ngựa, hổ, nhiều loại binh khí. Riêng tiền cổ ông Son thu được cả tạ.
Theo ông Son, sau này, nghiên cứu, ông mới biết, người xưa lập trận đồ trấn yểm bằng cách đánh thuốc mê người được chọn, trói vào cột gỗ, dán lá bùa, rồi đẩy xuống hố sâu đào sẵn. Riêng voi, ngựa, hổ thì bắn tên tẩm thuốc mê, rồi cũng đẩy xuống hố chôn sống.
Trong trận đồ trấn yểm thường có các yếu tố như: mộc (gỗ), nhân (người), mã (ngựa), tượng (voi), xà (rắn), ngũ sắc (5 thứ kim loại quý) và ngũ cốc (lúa, ngô, kê, sắn, đậu). Hầu hết những thứ này ông Son đều tìm thấy trong trận đồ dưới đáy sông Sào Khê, chỗ cửa hang Luồn.
Khu mộ quy tập cả trăm bộ xương đào được ở sông Sào Khê.
Sau khi khai quật một phần địa điểm mà ông cho là trận đồ trấn yểm ở cửa hang Luồn (Tràng An Cổ, Ninh Bình), thấy nhiều di vật, xương cốt quá, ông Nguyễn Văn Son dừng lại, không nạo vét nữa. Tin rằng, nhiều người bị tế sống, chết oan ở vùng đất này vào thời Đinh-Lê, nên ông lập đền, lập mộ, thờ cúng cho các oan hồn. Hai năm sau, một pháp sư kỳ lạ xuất hiện, khiến ông Nguyễn Văn Son càng tin vào công việc trông giữ long mạch quan trọng ở Tràng An.
Đó là vào một buổi sáng tháng 2 âm lịch, năm 2012, ông Son đang ở khu Tràng An Cổ, thì thấy một người có vẻ không giống khách du lịch, cứ ra lại vào ngắm nghía địa thế kỹ lưỡng. Thấy vị khách có biểu hiện lạ, ông Son mời lên lầu uống nước.
Người này đề nghị ông Son dẫn đi xem xét núi non, địa thế. Ông này trèo lên tận đỉnh núi, phóng ánh mắt nhìn tứ phía, rồi bảo với ông Son rằng: "Đây là Cái Hạ". Người khách bí ẩn giải thích rằng, "Cái" tức là chính, "Hạ" là mặt đất. Ông khách bí ẩn chỉ cho ông Son từng đỉnh núi và phân tích. Cuối cùng, ông kết luận, 100 quả núi thiêng chầu vào đoạn sông Sào Khê chảy qua hang Luồn.
Những điều vị khách lạ nói, khiến ông Son vã mồ hôi hột. Ông Son chưa kể bất cứ điều gì, song pháp sư nọ cứ nói vanh vách. Vị khách này lại yêu cầu sông Son lấy thuyền chở dọc sông Sào Khê. Ông này dùng con lắc ở cửa hang Luồn, con lắc quay tít. Lên bờ, ông khách này giới thiệu tên là Hiếu, tu phái Mật Tông, đã mất nhiều năm đi tìm âm huyệt nhưng không thấy. Vị pháp sư này đặt nghi vấn âm huyệt chính là vùng đất Tràng An. Nói xong, pháp sư này chào ông Son, về Hà Nội. Hai tháng sau, pháp sư Hiếu cùng 50 đệ tử lại về gặp ông Son, bảo tìm vị trí lập đàn cầu siêu.
Theo pháp sư Hiếu, địa bàn Tràng An là âm huyệt quan trọng, nơi xảy ra quá nhiều oan khuất, kéo dài từ thời Hồng Bàng, Âu Lạc, mà nặng nề nhất vào thời Đinh, Tiền Lê, nên cần phải làm lễ cầu siêu, giải oan cho các linh hồn bị chết oan uổng. Pháp sư Hiếu không yêu cầu ông Son trợ giúp gì cả.
Hai ngày sau, tờ mờ sáng, một đoàn xe ôtô xuất hiện ở cổng Tràng An cổ. Pháp sư Hiếu xuất hiện cùng mấy trăm phật tử. Hai xe tải chở đồ lễ gồm 500 mâm xôi, 500 mâm gạo, 500 đĩa xôi, 500 bánh trưng, 500 bánh dày mỗi cái to bằng cái mâm. 1.500 lít nước đóng thành từng can 20 lít lấy từ Thăng Long về. Pháp sư này bảo, vùng đất Hoa Lư nước rất độc, nên cứ đời vua nọ giết vua kia, do đó phải mang nước từ Thăng Long về.
Đàn được lập trên bờ, dưới thuyền, các Phật tử ngồi lễ từ 7h30 sáng đến 11h30 trưa. Sau buổi trưa, tiếp tục làm lễ cầu siêu. Khi hoàng hôn buông xuống, đỉnh núi trên hang Luồn xuất hiện hào quang sáng rực. Các Phật tử tiếp tục tụng kinh Phật đến 11h đêm thì dừng. Nửa đêm, ánh trăng tràn ngập núi cao, thung sâu. Trong hang Luồn, có tới 1000 vòng hoa gắn nến được thắp sáng lung linh, kỳ ảo.
Đến đầu tháng 3/2013, pháp sư Hiếu cùng các đệ tử lại về Tràng An cổ, làm lễ giải oan trong hang Luồn. Lần này lễ đơn giản hơn, ít đệ tử hơn. Một phần lễ được hóa tại hang Luồn, còn lại rải ở cầu Đán, cầu Khuất, và vài địa điểm trên sông Đáy thuộc địa phận Hà Nam.
Ông Son giới thiệu các cổ vật dưới lòng sông.
Nhà của pháp sư Hiếu ở ngõ Gốc Đề (Minh Khai, Hà Nội). Ngôi nhà lúp xúp, cũ kỹ lọt giữa mảnh đất rộng, cây cối xum xuê. Pháp sư Hiếu tu theo phái Mật Tông và tu tại gia. Theo ông, trong lần về Tràng An, Bái Đính, lúc rẽ vào khu Tràng An cổ, ông đã giật mình khi nhìn vào hang Luồn, nơi dòng Sào Khê chảy qua quả núi đá.
Đứng cửa hang Luồn, ông thấy rõ như miệng con rồng, còn hang luồn như họng rồng. Nhìn ra xung quanh, thấy 5 ngọn núi bao quanh, như 5 hòn ngọc. Khi được ông Son dẫn lên đỉnh núi, ông càng bàng hoàng hơn. Đứng trên đỉnh núi, ông đếm đủ 100 ngọn núi, chồng chồng lớp lớp kéo dài từ Hà Nam đến tận Tam Điệp, Bỉm Sơn đều châu đầu về phía hang Luồn. Theo ông, không cần đến pháp sư, một người hiểu biết về phong thủy rất cơ bản cũng nhận thấy địa thế Tràng An cổ, mà cụ thể là cửa hang Luồn chính là đại huyệt.
Sau này, nghiên cứu lại các tài liệu cổ, ông Hiếu càng khẳng định rằng, thời vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, mỗi khi xuất quân, hay chiến thắng trở về, đều phải làm lễ ở đó. Tuy nhiên, đây chỉ là âm huyệt, nên chỉ có lợi khi đặt mồ mả. Các đời vua đóng đô ở đây đều phát rất mạnh, nhưng vận số ngắn. Người phát hiện ra điều này đầu tiên chính là vua Lý Thái Tổ. Vì thế, ông đã dời đô về Thăng Long. Thành Thăng Long mới là dương huyệt của nước Việt.
Theo pháp sư Hiếu, đại huyệt hang Luồn và dòng Sào Khê là một trận pháp trấn yểm khổng lồ. Nơi đây, oan hồn đời nọ nối tiếp đời kia, cứ chồng chồng, chất chất, đầy ai oán. Kiến giải theo tâm linh, thì oan oan tương báo, đời nọ hãm hại đời kia, anh em huynh đệ tương tàn, nên vùng đất này khó mà thịnh được. Chính vì thế, việc lập đàn giải oan, rồi cầu siêu cho các oan hồn là rất cần thiết, giúp vùng đất này cất cánh.
Pháp sư Hiếu bảo: "Tràng An là nơi hội tụ vận khí thiêng của nước Việt, nó thiêng liêng từ vô thủy kiếp. Vua Đinh cũng dựa vào đây để khai sinh nước Việt. Dòng Sào Khê là linh huyệt thiêng liêng. Oan khuất chồng chất ở đây, nên lập đàn tràng giải oan vài lần chưa phải đã xong. Việc chúng tôi làm mới chỉ là giai đoạn đầu, những năm sau vẫn phải làm tiếp".
Trao đổi về chuyện phát hiện trận đồ trấn yểm ở Tràng An, với hàng chục bộ hài cốt bí ẩn, ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA, khẳng định không có chuyện gọi là trận đồ, trận pháp trấn yểm nào cả.
Ông Khanh cho biết: "Tất cả chỉ là sự suy diễn. Từ những sự việc, hiện tượng không rõ ràng, một số ông thầy phong thủy, tâm linh thêm mắm thêm muối, quy kết, dọa nạt... thành thứ gọi là trận đồ trấn yểm. Người xuyên tạc chủ yếu là giới hành nghề mê tín dị đoan. Cái gọi là trận đồ trấn yểm Tràng An, theo tôi, không có thực. Chuyện có di vật, xương cốt dưới lòng sông là do nhiều nguyên nhân, mà chưa thể xác định rõ được đâu là nguyên nhân chính, cần phải có những khảo sát trên nhiều góc độ khoa học, ví dụ như quy luật dòng chảy, lịch sử, điều kiện tự nhiên từ xưa đến nay...".
Theo Datviet
Chùa Đồng lạnh 0 độ C, Yên Tử xuất hiện băng tuyết Trong 2 ngày liên tiếp 13 - 14/2, nhiệt độ ghi nhận tại đỉnh Chùa Đồng thuộc khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) là 0 C, kèm mưa phùn gió bấc, khiến đỉnh chùa Đồng xuất hiện băng tuyết phủ khá dày. Mức nhiệt độ lạnh xuống đến kỷ lục là 0o C kèm với thời tiết xấu có mưa...