Tôi bế tắc khi lâm nợ 100 triệu để chữa bệnh cho cha
Sắp Tết rồi, tiền lãi, tiền nợ, tiền ăn tết làm tôi căng thẳng, nhiều lúc muốn chết đi.
Hình ảnh minh họa
Tôi là nữ, 25 tuổi, lớn lên ở một tỉnh miền Tây trong một gia đình bình thường, đủ ăn đủ mặc. Hơn hai năm trước gia đình tôi đã gặp một chuyện không may mắn, ba đột ngột bị tai biến, phải nghỉ làm trị bệnh. Gia đình tôi lúc đó phải vay 40 triệu để trị bệnh cho ba. Sau đó, ba không thể đi được nữa, chỉ nằm một chỗ. Từ ấy, ba sinh ra tính nóng nảy, hay chửi mẹ và đập đồ trong nhà, dường như ba chưa chấp nhận sự thật. Chưa dừng lại ở đó, ba còn nghe theo lời người khác về cách chữa bệnh, ai kêu gì ba cũng làm theo, chỉ cần có hy vọng là ba làm, tất cả chỉ hy vọng có thể đi được. Gia đình tôi nợ thêm nợ.
Giờ tôi thật sự bế tắc, mẹ tuổi đã già nhưng phải lo cho ba từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân. Tôi thương mẹ, không biết phải làm gì vì bản thân đi làm xa. Tôi không có ngoại hình, bằng cấp lại không cao, chỉ làm được việc tay chân, bị đa nang buồng trứng gây béo phì (tôi nặng hơn 80kg). Vì chuyện gia đình tôi đã giảm hơn 10 kg trong năm qua, điều đó cũng không mang lại cho tôi nhiều cơ hội việc làm. Tôi mệt mỏi khi số nợ đã lên hơn 100 triệu, với nhiều người nó là số ít nhưng với tôi là con số lớn, khiến tôi bế tắc.
Video đang HOT
Tôi có người chú họ ở thành phố, có cơ sở bánh, tuần trước đã đánh liều đến đề nghị chú trả nợ giúp gia đình rồi tôi sẽ làm không công cho chú đến khi hết nợ. Gia đình chú nói sẽ đồng ý nếu tôi chịu ký hợp đồng làm không công 5 năm, làm cả ngày. Tôi giải thích chỉ có thể làm ban ngày, đêm còn đi làm thêm để nuôi gia đình. Chú không đồng ý. Con chú còn nói một câu rất xúc phạm tôi: “Nếu khó quá thì đi làm gái đi, nhưng dáng mày thế chắc cũng làm không được đâu”. Tôi nóng giận, xảy ra xô xát với em họ. Niềm hy vọng cuối cùng là nhờ chú giúp coi như tan thành mây khói. Sắp Tết rồi, tiền lãi, tiền nợ, tiền ăn tết làm tôi căng thẳng, nhiều lúc muốn chết đi nhưng nghĩ nếu chết rồi ai sẽ lo cho ba mẹ, rồi còn em gái tôi đang đi học cấp hai nữa, tôi không muốn nó thất học ở lứa tuổi này. Tôi mong được mọi người tư vấn.
Đào
Theo vnexpress.net
Giỗ mẹ chồng
Lan còn con mọn, giỗ là tưởng nhớ người đã mất, đâu nhất thiết phải bày vẽ rình rang.
Mẹ mất khi Lan đang ở cữ đứa con thứ hai. Sau hơn một tháng đằng đẵng nằm viện, mẹ không còn quay về được nữa. Ngày đưa mẹ từ bệnh viện về quê, xe cứu thương có ghé ngang con hẻm, để mẹ tạm biệt căn nhà sâu ở cuối hẻm, nơi mẹ đã sống nhiều năm. Lan ở trong nhà ẵm con, tai vẫn nhét bông gòn, áo vẫn còn giặm thêm miếng hút sữa, nên không thể chạy ra chào mẹ được. Lan thắp nén nhang thơm, mong mẹ có chuyến về quê cuối cùng trong yên ả.
Mẹ chồng mất khi cô đang ở cữ... (Ảnh minh hoạ)
Giỗ đầu của mẹ, Lan theo chồng về quê, ra thăm mộ mẹ. Mẹ giờ nằm giữa mênh mang gió, chẳng còn có thể nhắc Lan nhớ đi đứng khoan thai lúc mang bầu, hay phải chịu khó ăn thêm thịt bò cho bổ máu... Lan cùng chồng lặng lẽ nhìn quanh, cuộc đời vô thường phù du, ai có ngờ trận viêm phổi đã cướp đi bà nội của con dễ dàng đến vậy.
Những năm sau đấy, Lan bàn với chồng làm giỗ mẹ ở nhà mình cho tiện, đỡ phải về quê vất vả. Lan còn con mọn, giỗ là tưởng nhớ người đã mất, đâu nhất thiết phải bày vẽ rình rang. Cứ sống sao chết vậy. Lan nấu mấy món ăn mẹ thích, dọn mâm cơm tinh tươm, rồi vợ chồng mời mẹ về ăn cùng với con cháu. Chồng Lan không vui, nhưng vẫn thực hiện theo lời vợ. Chắc anh cũng hiểu, cuộc sống vốn không dễ dàng, lễ nghĩa cũng cần giản tiện cho phù hợp.
Có đợt bận rộn, Lan chẳng nhớ đã gần tới giỗ mẹ để kịp chuẩn bị. Tới khi chồng nhắc, Lan khó chịu bảo, lẽ ra anh phải báo sớm để em thu xếp công việc chứ. Chồng im lặng, vẻ cam chịu. Năm nào giỗ xong, chồng Lan cũng nói cảm ơn vợ đã chu toàn đám giỗ bà nội. "Em vất vả quá...". Nhằm hôm khó ở, Lan đã đáp lại một câu nhấm nhẳng: "Không dám!".
Lan nấu mấy món ăn mẹ thích, dọn mâm cơm tinh tươm, rồi vợ chồng mời mẹ về ăn cùng với con cháu. (Ảnh minh hoạ)
Vài năm trước, cha của Lan bị tai biến rồi mất. Nhà neo người, hai đứa em gái chưa chồng. Lan loay hoay trong gia đình giờ chỉ còn toàn phụ nữ, nếu không kể chồng Lan - con rể. Mà rể thì có thể tính là người nhà được không nhỉ? Lan chưa kịp nghĩ cho thông thì đã nhận ra rằng, may mà có chồng chủ động gánh vác chuyện tang ma, đám xá, trả ơn người ta đã chia sẻ lúc ngặt nghèo. Ngay cả lúc cưới hỏi của hai đứa em, chồng Lan cũng rất nhiệt tình, không một câu than thở. Anh lăn vào lo toan, không chấp nhặt, cũng không ngại ai chê trách.
Bây giờ, giỗ cha Lan đến sau giỗ mẹ chồng hơn tháng. Đó cũng là dịp cuối năm, ai nấy đều bận rộn. Chồng Lan vẫn đôi khi đến cận ngày mới nhớ và dặn vợ chuẩn bị. Nhưng Lan không còn cái tính hay bực bội như xưa. Cô đã đủ trưởng thành để hiểu, người ta sống với nhau không phải để bắt bẻ thiệt hơn, mà cứ thật lòng, yêu thương và chung tay lo toan các thứ.
Sắp tới là mười năm ngày mất mẹ chồng. Lan bàn với chồng về quê một chuyến, thăm mộ mẹ. Chồng Lan cười thật hiền, rồi dịu dàng nói với vợ câu cảm ơn quen thuộc...
Gia Khánh
Theo phunuonline.com.vn
Từng giữ gìn tới tận đêm tân hôn, 7 năm vợ chồng mỗi đêm tôi chỉ muốn khóc thét Chúng tôi giờ chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa. Tôi buồn và cảm thấy thực sự bế tắc với cuộc hôn nhân của mình Tôi năm nay 31 tuổi, chồng tôi đã bước vào tuổi 35. Chúng tôi cưới nhau đến nay đã 7 năm và giờ đã là cha mẹ của 2 con, 1 trai, 1 gái. Chồng tôi làm kỹ...