Tối ba về với con
Hạnh phúc luôn là khát khao to lớn trong đời mỗi người. Nhưng hạnh phúc phải chăng là kết quả của sự tích góp những điều nhỏ nhặt, giản dị và cả những yêu thương.
Chuyến xe buýt giờ tan tầm chiều cuối tuần, khá đông sinh viên và cả những người bán hàng rong với giá đồ lủng lẳng khiến nhiều khách đang đứng phải né người. Xe không có nhân viên bán vé. Khách tự tới chỗ tài xế để đưa tiền và lấy vé. Điều này, 20 giây sau khi lên xe tôi mới biết, khi bị kêu trong lúc đang tìm chỗ ngồi: “Lên xé vé giùm đi chị ơi”.
Không phải giọng tài xế. Là một giọng nữ. Lấy vé xong, tôi nhìn về phía vang lên lời nhắc nhở để cảm ơn thì thấy đó là một phụ nữ trẻ, đang bế đứa con nhỏ. Em bé mặc bộ đồ thun ngắn màu hồng, thò ra bắp tay bắp chân mũm mĩm, đầu tóc cột thành một túm bé tí, thắt dây nơ loăn xoăn, nhìn thật đáng yêu. Hai mẹ con ngồi ghế gần cửa trước. Em bé hiếu động, cứ nhoài khỏi tay mẹ, hướng về phía người tài xế, luôn miệng bập bẹ phun mưa khiến cô bé sinh viên ngồi gần đó phải lấy tờ báo che người mình lại.
Tôi nghĩ chắc tài xế khó chịu lắm, vì chiếc xe cũ kỹ, máy điều hòa cọc cạch không làm mát nổi không khí oi nồng, khách thì đông, đủ thứ mùi… Tôi đoán thế nào anh lái xe cũng sẽ gom tất cả nỗi bực bội mà gắt bà mẹ trẻ hãy giữ em bé ngồi yên. Nhưng không, anh tài xế chỉ lộ vẻ căng thẳng, chăm chú nhìn đoạn đường đông đúc trước mặt. Đến đèn đỏ, xe ngừng lại, anh quay qua em bé và nhoẻn cười: “Ui, con của ba giỏi quá”. Ra đó là vợ con của anh.
Qua 30 giây đèn đỏ được tranh thủ ngắm nhìn và cười với con, anh lại chăm chú nhìn về phía trước. Em bé không được ba chú ý nữa nên hờn dỗi, mếu máo. Bà mẹ trẻ ôm con dụi vào ngực mình, vỗ về: “Ba mắc lái xe mà con, tí nữa ba lại chơi với con”.
Lại đèn đỏ. Người tài xế lại tranh thủ quay đầu, nhoẻn cười và làm mặt nhăn nhó để trêu con. Em bé bật cười khanh khách dù nước mắt còn ướt mi. Bà mẹ trẻ nhìn hai cha con chơi ú òa với nhau, khuôn mặt rạng rỡ hạnh phúc. Đèn xanh, người mẹ bế con đứng lên: “Thôi, đi chơi với ba một tí được rồi. Bây giờ để cho ba làm việc. Tạm biệt ba đi con”. Cô cầm bàn tay tí xíu vẫy vẫy. Em bé lại mếu miệng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tôi mỉm cười, vì thấy cảnh gia đình họ dễ thương quá. Nhưng có lẽ người mẹ trẻ hiểu nụ cười của tôi theo cách khác. Cô lộ vẻ áy náy, như thể nãy giờ hai mẹ con họ đã làm phiền hành khách. Tay này bế con, tay kia cầm cái túi đựng áo quần em bé và đôi giày nhỏ bằng vải, đi ngang chỗ tôi, cô nói như phân bua: “Bé đòi theo cha lắm chị ơi. Ra đầu hẻm đứng chơi mà thấy xe buýt ngang qua là cứ nhoi người, rồi thấy xe chạy xa là khóc. Nên em mới cho đi chơi với ba một khúc. Một khúc thôi”.
Mọi người nhường đường cho cô bế em bé đi ra cửa sau. Có vẻ như cô muốn cầm tay con vẫy vẫy với ba thêm lần nữa, nhưng những người khách đứng che khuất tầm mắt, nên cô thôi. Tới trạm, hai mẹ con xuống xe. Người tài xế nói với theo: “Bé giỏi, chiều nay ăn hết chén cháo đầy nghen. Tối ba về với con”. Xe chạy, tôi ngoái nhìn lại. Người mẹ trẻ vẫn còn đứng ở trạm, đứa bé trên tay “nhoi nhoi” đúng như cô nói. Lần này là một trận khóc vang vì ba đi xa thật.
Tôi hình dung cảnh người mẹ trẻ, trên đường bế con trở về nhà. “Cho đi chơi với ba một khúc”. Một khúc bằng hai lần đèn đỏ là bao xa? Bế một em bé hiếu động đi đoạn đường xa như vậy hẳn mỏi tay ghê lắm, lại còn phải xách cái túi. Nhớ tới cái túi đựng áo quần và đôi giày vải màu đỏ, tôi chợt nghĩ khác. Có lẽ, cô đã định đó là chuyến đi chơi dài cuối tuần, cho con ngồi xe với ba tới bến và hai mẹ con sẽ trở về nhà ở chiều xe quay lại. Nhưng vì em bé quá hiếu động nên cô ngại làm anh phân tâm, ngại phiền hành khách.
Hai mẹ con đã xuống xe mà không khí yêu thương như vẫn còn đọng lại. Tôi nhìn thấy, qua kính chiếu hậu, khuôn mặt người tài xế thư thái như sự có mặt ngắn ngủi của hai mẹ con đã tiếp cho anh thêm năng lượng, khiến anh cẩn trọng với công việc của mình hơn, khiến anh thông cảm với cái xe cũ kỹ, thông cảm hơn với tiếng máy điều hòa kêu rè rè và những người khách bán hàng rong cùng đủ thứ mùi toát ra từ những túi hàng mà họ đem lên xe.
Tình cờ chứng kiến vài phút “sum họp gia đình” ngắn ngủi trên xe, không ngờ tôi lại xúc động đến thế. Có lẽ, vì hạnh phúc gia đình luôn là mong ước dài lâu mà sự dài lâu ấy được gom góp từ từng chút – từ từng câu nói giản dị mà hết sức thân thương như: “Bé giỏi, chiều nay ăn hết chén cháo đầy nghen. Tối ba về với con”.
Theo Báo Phụ Nữ
Một phút mềm lòng cho em chồng mượn máy ảnh, cuối cùng tôi phải ân hận và tiếc nuối cả đời
Tôi tưc giân ngun ngut, nhưng vân không dam biêu hiên ra ngoai. Tôi sơ em chông noi minh nho nhăt.
Tôi la môt chu môt cưa hang sach. Sau tôt nghiêp, tôi tư bo công viêc lương cao, nhan ha ơ thanh phô đê thưc hiên ươc mơ mơ hiêu sach tư nho cua minh. Ai cung noi tôi la ke ương bương vi ca nha can ngăn thê nao cung không xong.
Ban sach không giup tôi co nhiêu lơi nhuân. Tuy nhiên, tôi đươc lam công viêc minh muôn, co thêm nhiêu ban be cung sơ thich.
Tôi quen chồng cung bơi thê. Anh là khach hang quen thuôc cua tôi. Cư co sach hay, sach mơi, tôi lai goi anh đên. Chung tôi thân nhau hơn ban be, rôi dân dân yêu nhau. Tôi nhanh nhen, noi nhiêu, con anh thi it noi va trâm tinh.
Anh đa tư mua môt căn nha gân đơn vi va sông cung em trai. Trai ngươc hoan toan vơi anh, câu ây tưng rât ngang bương, ăn chơi vô đô. Sau khi cươi, tôi va anh vân sông cung nha vơi câu ây.
Câu ây tưng rât ăn chơi, ngang bương. (Anh minh hoa)
Tuy em chồng ăn chơi ơ bên ngoai nhưng vê nha lai rât lê phep vơi chi dâu. Tôi nhơ gi câu ây cung lam. Vi thê, chông tôi rât ngac nhiên khi thây sư thay đôi tư em trai. Tôi cho răng trươc đây chông qua khăt khe vơi em trai minh.
Tôi co môt chiêc may anh bô me mua tăng tư thơi sinh viên. Biêt con gai thich đi đây đi đo nên bô tôi đa day công nhơ ngươi ban nươc ngoai xach tay vê. Tôi coi no như bau vât. Trong the nhơ may co rât nhiêu ki niêm.
Sau khi lây chông, tôi bân biu vơi cưa hang va nhà cửa, không co thơi gian đi chơi. Em chông tôi đi du lich vơi ban be nên ngo lơi mươn. Trươc đây, tôi chưa cho ai mươn may anh bao giơ. Nhưng em chông la ngoai lê. Tôi đông y cho câu ây mươn ma không chut đăn đo.
Em chông tôi trơ vê nha sau chuyên đi chơi ma không mang theo may anh cua tôi. Tôi sôt ruôt hoi thăm thi câu ta ngâp ngưng. Em chông đa ban chiêc may cua tôi doc đương đi vi câu ta bi nga xe. Xe bi hư hong năng, hôi ban cua câu ta đêu rông tui sau khi tiêu hêt vao du lich.
Tôi sơ em chông noi minh nho nhăt. (Anh minh hoa)
Chi co chiêc may anh la cưu canh nên câu ta đanh liêu ban đê co thê trơ vê nha. Em chông xin lôi vi không kip goi cho tôi đê hoi y kiên. Đung ba ngay sau, em chông mang may anh cua tôi vê tra. Tuy nhiên, chu cưa hang đo đa xoa toan bô dư liêu trong the nhơ cua tôi.
Tôi tưc giân ngun ngut, nhưng vân không dam biêu hiên ra ngoai. Tôi sơ em chông noi minh nho nhăt, nên chi dam tâm sư vơi chông. Vây ma chông lai thơ dai: "No cung đa mang may anh vê cho em rôi. Ki niêm co mai ra tiên đươc đâu ma em cư kho khăn thê? Chăng phai em noi không nên khăt khe vơi no sao?".
Ro câu ây đa lam sai nhưng anh không may may chu y đên điêu đo. Tiên đâu phai la tât ca. Nhưng khoanh khăc tôi cân thân lưu giư, co bao nhiêu tiên cung không thê mua nôi. Tôi cang âm ưc sau nhưng lơi noi cua chông. Mấy hôm nay tôi tiếc nên cứ buồn thiu, vậy mà chồng tôi không thông cảm, còn liên tục trách móc tôi nhỏ mọn, tức giận với em chồng vì việc cỏn con. Trong khi em chồng thì vẫn tỏ vẻ chẳng hề hay biết gì. Tôi chán chẳng muốn nói nữa. Buồn quá mọi người ạ, cảm giác mình và chồng không có tiếng nói chung vậy.
Theo Afamily
Đàn bà ạ, điều nhỏ nhặt này lại khiến đàn ông bị tổn thương ghê gớm, khó có thể vỗ về! Với cánh đàn ông, nhẹ nhàng được thì cứ nhẹ nhàng, nhẫn nhịn được hãy cứ nhẫn nhịn nếu không có thể khiến họ bị tổn thương ghê gớm, không cách nào vỗ về nếu bạn phạm phải sai lầm sau. 1. Im lặng khi cư xử với chồng Nhiều phụ nữ thường chọn im lặng như là cách giải quyết tranh cãi...