Tôi “ăn bám” nhưng cao tay bắt chồng tự nguyện “nộp thuế” hàng tháng
Từ ngày tôi công khai được mọi khoản chi tiêu với chồng, từ đó chồng tôi mới biết xót vợ, thương vợ thật lòng. Anh không còn nói này nói nọ khi “nộp thuế” cuối tháng cho kẻ ăn bám này nữa.
Chào cả nhà,
Là một phụ nữ ở nhà chồng nuôi 100%, thú thực ban đầu tôi áp lực lắm. Song 2 năm trở lại đây, vì hoàn cảnh gia đình nên tôi buộc phải ở nhà hoàn toàn. Trước kia tôi có đi làm dù lương không cao nhưng nói chung vẫn có cái tiếng đi làm và lo được bỉm sữa cho con, chi tiêu lặt vặt cho mình. Nhưng từ khi tôi sinh con thứ 2, con tôi lại hay ốm đau nên vợ chồng bàn với nhau tôi ở nhà làm hậu phương để anh đi kiếm tiền lo cho cả gia đình.
Thời kỳ đầu, phải ở nhà ngửa tay xin tiền chồng chi tiêu mỗi tháng, tôi cứ thấy cực kỳ khó chịu và mất tự tin. Chồng tôi khi ấy, cũng chưa quen mọi chi tiêu không ai san sẻ nên lúc nào anh vui vẻ thì đưa. Còn lúc nào anh không vui vẻ thì lờ đi không đưa. Dù đã 2 con nhưng có vẻ anh không ý thức được mọi thứ tiêu tốn như nào trong gia đình này. Khi ấy tôi thấy mình chẳng khác nào người giúp việc thật sự trong nhà không hơn không kém.
Thời kỳ đầu, phải ở nhà ngửa tay xin tiền chồng chi tiêu mỗi tháng, tôi cứ thấy cực kỳ khó chịu và mất tự tin (Ảnh minh họa)
Thấy cuộc sống quá là bi đát, tôi nhiều lần muốn phá bĩnh mặc kệ tất cả để đi làm trở lại. Dù đi làm lương có thấp, công việc không như ý thì tôi cũng sẽ cố gắng. Nói chung tôi muốn thoát khỏi cảnh sống ăn bám chồng này. Nhưng nhiều lần ngó nghiêng, đã nộp hồ sơ xin việc và phỏng vấn rồi, tôi lại quyết ở nhà để chăm con. Nhưng khi quyết làm một người vợ ăn bám đúng nghĩa, tôi muốn chồng phải tự nguyện đưa tiền cho tôi mà không chút kêu ca nào.
Video đang HOT
Để chồng phải thay đổi thái độ khi đưa tiền cho vợ mỗi tháng dù cho vợ ở nhà “ăn bám” thật, tôi đã cùng chồng trải qua rất nhiều buổi nói chuyện gay gắt có, chia sẻ thân tình có. Những lúc ấy, tôi thường nói với anh rằng, cuộc sống gia đình là cuộc sống chung, đôi bên cùng phải đóng góp chứ không phải tôi ở nhà là như ô sin hay nợ nần anh. Tất nhiên, ban đầu chồng tôi chưa thông và vẫn kiểu đưa tiền theo tâm trạng như trước. Tôi lại đề ra chiến dịch, nếu anh không vui vẻ khi vợ xin tiền thì tôi cũng không thèm xin nữa. Hôm ấy, có rau ăn rau, có muối ăn muối. Bên cạnh đó, tôi yêu cầu chồng đóng góp, phân chia rõ ra các khoản tôi phải chi cho gia đình này hàng tháng chứ không phải tôi bảo anh đưa tiền để chi cho cá nhân tôi.
Đầu tiên, tôi ngồi kê khai cụ thể các khoản chi cho gia đình đưa chồng xem. Khỏi phải nói, chồng tôi choáng váng lắm khi thấy danh sách những khoản chi tiêu lớn nhỏ hàng tháng này. Đúng là đàn ông nên chồng tôi cứ trên mây lắm. Hàng tháng anh nghĩ chỉ cần quẳng cục tiền rồi để mặc cho tôi lo hết chẳng cần biết trăm thứ phải chi tiêu.
Sau khi ngắm nghía danh sách các khoản cần thiết phải chi tiêu và số tiền cụ thể không thể hạ thấp hơn, chồng tôi đã tự nguyện nộp tiền mà không còn nghe thấy những thắc mắc sao vợ tiêu gì nhiều thế. Bởi vì anh biết, tôi không bớt xén bất cứ một khoản nào được. Và cũng vì chả bớt được nên chồng tôi cũng cứ thế mà nộp tiền thôi.
Đặc biệt, có lần thấy chồng tôi ngắm nghía danh sách chi tiêu ấy xong, anh còn quay sang hỏi tôi với vẻ mặt rất tội: “Thế trong danh sách này, em không mua sắm gì cho em à? Anh hỏi thế bởi chả thấy danh mục nào cho vợ anh cả”. Tôi vì tức giận và tủi thân nên vẫn không thèm đáp lại chồng. Nhưng chắc chồng tôi cũng để ý. Anh không nói thêm gì nữa song cứ cuối tháng, tôi thấy anh tặng phong bì cho vợ riêng. Anh bảo rằng số tiền 1 triệu trong phong bì này là anh dành riêng cho tôi tùy thích mua sắm cái áo hay mỹ phẩm nào đó.
Tóm lại, từ ngày tôi công khai được mọi khoản chi tiêu với chồng, từ đó chồng tôi mới biết xót vợ, thương vợ thật lòng. Anh không còn nói này nói nọ khi cuối tháng nộp thuế cho vợ nữa. Anh đã biết yêu chiều và biết vị thế của vợ trong gia đình tôi hơn.
Từ ngày tôi công khai được mọi khoản chi tiêu với chồng, từ đó chồng tôi mới biết xót vợ, thương vợ thật lòng. Anh không còn nói này nói nọ khi cuối tháng nộp thuế cho vợ nữa (Ảnh minh họa)
Đến giờ tôi đã ở nhà ăn bám chồng được 2 năm rồi. Vì con nhỏ lại hay ốm đau và không có ai phụ giúp nên tôi cũng không có thời gian làm thêm hoặc có thể đi làm. Mỗi tháng chồng nộp thuế chừng ấy, tay hòm chìa khóa, tôi cũng cố gắng chi tiêu sao cho hợp lý nhưng mọi thứ cứ leo thang khiến tôi chán ngán việc ở nhà.
Giờ tôi đang tính đi làm trở lại vì không thích phụ thuộc vào chồng. 2 năm ở nhà chỉ biết xin tiền chồng tiêu, tôi đã nhận ra một bài học cho bản thân rằng, dù được chồng thông cảm đến mấy, là phụ nữ, tôi vẫn nên chủ động về kinh tế. Bởi chỉ trong trường hợp ốm đau, sinh đẻ bất khả kháng không lao động được thì mới phải phụ thuộc vào chồng. Còn tôi là 1 người phụ nữ khỏa mạnh nên không muốn ở nhà ngửa tay xin tiền chồng mãi. Vì sớm muộn cái đà này, chẳng mấy chốc mà chồng chán và có khi đá tôi ra khỏi nhà sớm dù hiện giờ anh chưa có biểu hiện như vậy.
Những chị em nào ủng hộ tôi đi làm trở lại thì comment động viên để tôi có thêm động lực trước khi ra quyết định và thông báo với chồng?
Theo Ngoisao
Vợ chồng nuôi heo đất để về quê ăn Tết
Chuẩn bị cho ngày về, vợ chồng cùng đi chợ, ra siêu thị mua sắm đủ thứ. Chỉ riêng việc này đã thấy rắc rối. Với chồng, chọn "thủ tục" lì xì là hợp lý, nhanh gọn, nhưng vợ không chịu, nhất định phải có quà cho những người mà vợ đã lên danh sách.
Nuôi heo đất được xem là cách tiết kiệm hữu hiệu nhất cho kế hoạch về quê ăn Tết của gia đình mình.
Mới ra Giêng, vợ rinh về con heo to, kêu gọi cả nhà cùng chung sức vỗ béo. Chồng đùa: đã bỏ thuốc, giảm nhậu, chẳng lẽ giảm ăn nữa thì lấy sức đâu mà làm việc! Vợ quyết liệt: "Không phải lúc nào heo cũng đòi ăn. Heo chỉ biết đói lúc thấy mọi người phung phí".
Thế là cả nhà cùng vào cuộc. Việc chi tiêu hàng ngày vẫn diễn ra bình thường, chỉ khác trước một chút là có điểm dừng. Những hôm "vô mánh", vợ chồng mạnh ai nấy "vỗ", nên cảm giác heo lớn lên mỗi ngày. Điều đó vừa thú vị, vừa tạo thói quen có lợi: chồng biết cách từ chối những cuộc nhậu, vợ giảm mua sắm, con cái bớt mè nheo đòi quà.
Mức lương của hai vợ chồng thuộc tầm trung, nên mỗi đợt về Tết phải lên lịch trước hết sức cụ thể để không bị động. Nào tiền tàu xe, di chuyển; nào chuyện quà cáp, biếu xén, lì xì cho cả hai bên nội, ngoại. Danh sách dài cả... cây số. Vợ chồng động viên nhau "cố lên", lẽ nào cứ đón xuân tha hương mãi! Thỉnh thoảng thấy vợ ôm heo lắc lắc, xem nặng nhẹ thế nào, chồng tự nhủ phải gắng tiết kiệm.
Ảnh mang tính minh họa
Tối trước hôm đi mua vé, vợ chồng quyết định mổ heo. Trước mắt chồng toàn những tờ tiền mệnh giá 100, 200, 500 ngàn sáng chói. Chồng thắc mắc, vợ bảo những tờ tiền mệnh giá thấp của chồng, vợ phải đổi thành tiền trăm cho tiện. Heo phải được ăn sang, ăn sướng như thế mới mau lớn! Chồng phục vợ sát đất.
Sau khi trích tiền mua vé khứ hồi, số "thịt" còn lại cũng khá bộn, có thể trang trải đủ cho hành trình về quê. Dù vậy, khoản phát sinh bao giờ cũng là con số biết nói. Có lẽ phải đợi lãnh lương, lãnh thưởng, để ngày về thêm phần tự tin. Phải công nhận kế hoạch nuôi heo đất tuy có vẻ tủn mủn nhưng hiệu quả không ngờ. Nhớ lần về Tết trước, do bị động "toàn tập", nên phải ứng lương, mượn bạn bè, ra Giêng "cày" trả nợ hụt hơi.
Chuẩn bị cho ngày về, vợ chồng cùng đi chợ, ra siêu thị mua sắm đủ thứ. Chỉ riêng việc này đã thấy rắc rối. Với chồng, chọn "thủ tục" lì xì là hợp lý, nhanh gọn, nhưng vợ không chịu, nhất định phải có quà cho những người mà vợ đã lên danh sách. Vợ chọn những món quà vừa túi tiền, nhưng ý nghĩa. Chồng chỉ biết kéo xe đẩy lòng vòng trong siêu thị giúp vợ, và yên tâm khi có vợ chịu trách nhiệm về khoản biếu xén ấy.
Hành lý đã sẵn sàng. Tinh thần thật sự thoải mái. Chỉ đợi đến giờ "G" là cả nhà xuất phát. Được như thế này là công của cả nhà, vì ai cũng ra sức vỗ béo heo. Chồng nghĩ, không riêng gì chuyện tết nhứt, khi muốn thực hiện điều gì liên quan đến tiền bạc (nhất là đối với những gia đình có mức thu nhập khiêm tốn như gia đình mình), chỉ cần sớm lên kế hoạch với "heo đất", cùng quyết tâm thực hiện, mọi việc sẽ dễ dàng thành hiện thực.
Theo VNE
Ấm ức ở cùng mẹ chồng Nó về làm dâu cũng đã ba năm có lẻ, những ấm ức, cay cú dường như sắp lĩnh hội đủ, các quy tắc bất thành văn bắt đầu được nó thiết lập để tạo nên kinh nghiệm cho mình, trong đó có những quan điểm sai mười mươi mà vẫn đành phải bấm bụng tuân theo. Nó dần rút ra khái niệm...