Tội ác kinh hoàng của nữ y tá xinh đẹp (Kỳ 1)
Chelsea, một cô bé đáng yêu đã chết một cách bất thường tại phòng khám nhi…
Trong cái chết của Chelsea, nữ y tá Genene Jone bị đặt nhiều nghi vấn. (Ảnh minh họa)
Petti McClellan đưa con gái Chelsea, cô bé có mái tóc vàng, mắt xanh vào phòng khám nhi mới thành lập. Đó là ngày thứ sáu, 17/9/1982. Phòng khám tư này mới mở cửa từ ngày hôm trước ở Kerrville, Texas, nơi này không xa nhà kéo xe moóc nơi cô và chồng cô (Reid) sinh sống. Chelsea mới được 8 tháng tuổi nhưng bé đã bị cảm, là người mẹ nên cô mong muốn con gái được an toàn. Chelsea vốn sinh non, phổi kém phát triển vì vậy cô bé rất dễ bị nhiễm bệnh. Từ khi chào đời, bé đã phải sử dụng tới máy hô hấp của bệnh viện.
Trong cuốn sách “Nữ sát nhân”, Carol Anne Davis đã viết rằng cô y tá xinh đẹp Genene Jone bế đứa trẻ tới một khu vực khác của bệnh viện để chơi bóng trong khi Tiến sĩ người Kathleen Holland đang nói chuyện với người mẹ. Ngay sau đó, Jone nói với họ là Chelsea đã ngừng thở. Cô đặt bình thở ô xy lên cho cháu bé và vội vàng đưa cháu bé tới phòng cấp cứu của Bệnh viện Sid Peterson gần đó. Nhờ được cứu trợ kịp thời nên đứa trẻ đã dần dần hồi phục. Cha mẹ của Chelsea đã biết ơn Jone như là một y tá và điều này đã truyền tin lành tới các phụ huynh khác.
Chín tháng sau, họ đưa Chelsea tới đây một lần nữa. Lần này kết quả hoàn toàn khác biệt. Peter Elkind, một nhà báo chỉ gặp Genene trong một thời gian ngắn ngủi đã đưa ra thông tin đầy đủ hơn trong cuốn sách “Âm mưu sát hại”.
Video đang HOT
Theo đó, Chelsea là khách hẹn đầu tiên trong ngày, đó là lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ. Petti McClellan đưa con vào buổi sáng, tiến sĩ Holland đưa ra hai mũi tiêm tiêu chuẩn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi y tá Genene tiêm mũi đầu tiên thì Chelsea bắt đầu khó thở. Nó xuất hiện giống như thuốc có tác động tới thần kinh, McClellan yêu cầu cô dừng lại. Jones phớt lờ và tiếp tục tiêm mũi thứ hai. Sau mũi tiêm này thì Chelsea ngừng thở hoàn toàn. Cô bé giật mạnh như thể cố gắng để thở và sau đó thì lịm đi.
Cô bé xấu số Chelsea
0Xe cứu thương đã được gọi để đưa Chelsea đến bệnh viện Sid Peterson. 9 phút sau xe cứu thương tới, cô bé được đưa ra với ống thở ở cổ. Jones bế cô bé trên tay chạy như ra xe cấp cứu nhưng sau đó Bác sĩ Holland đã làm việc này.
Trong khi ở trên xe Chelsea đã ngừng thở một lần nữa. Jones tiếp tục tiêm thuốc gì đó cho cô bé trong khi bác sĩ Holland thực hiện hô hấp nhân tạo nhưng mọi chuyện không mang lại tác dụng. Khi cô bé được đưa vào bệnh viện Sid Peterson thì cũng là lúc tim cô bé ngừng đập. Chelsea đã mãi mãi ra đi.
-Bác sĩ Holland muốn khám nghiệm tử thi của Chelsea bởi mọi thứ diễn ra quá bất thường. Trước đó Chelsea không hề có những biểu hiện nghi vấn nào, cô bé rất khỏe mạnh và được khám định kỳ thường xuyên. Một tuần sau, việc khám nghiệm tử thi đã có kết quả, Chelsea chết vì bị nhiễm SIDS, một chất gây rối loạn chức năng hô hấp thường gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Tại tang lễ của con gái mình, MaClellan đã khóc đến ngất lịm và phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc an thần. Một tuần sau, cô đến đặt hoa tại mộ con gái mình và bắt gặp Genene Jones. Nữ y tá đang quỳ dưới mộ của Chelsea và khóc lóc cực kỳ thảm thương. Phải chăng nữ y tá này cảm thấy tội lỗi khi không thể cứu sống Chelsea. “Cô đang làm gì ở đây?” – MaClellan hỏi. Jones ngẩng lên nhưng không trả lời và lẳng lặng bỏ đi. Trong lòng MaClellan cảm thấy có điều gì đó khó hiểu…
Theo xahoi
Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 4)
Nạn nhân Anna E. Slesers
3 tháng yên tĩnh sau đó đủ để các nhân viên cảnh sát Boston có điều kiện điều tra tất cả những kẻ tình nghi. Nhưng họ chỉ thu được một danh sách dài những kẻ tình nghi, mà phần lớn không có khả năng là "tên bóp cổ".
Và hắn trở lại hoạt động vào ngày 5/12/1962. Nạn nhân lần này là Sophie Clark, sinh viên Mỹ gốc Phi, 21 tuổi, nổi tiếng khả ái ở Viện Nghiên cứu Carnegie về công nghệ y học. Xác của cô được hai người bạn cùng phòng phát hiện tại căn hộ của họ, số 315 đại lộ Huntington, trong khu Back Bay, cách nhà của nạn nhân đầu tiên Anna S. Slesers không xa. Thi thể Sophie nằm trong phòng khách, cổ bị thít chặt bởi 3 chiếc tất nylon được buộc thành hình nơ bướm. Cô cũng bị hãm hiếp trước khi bị sát hại.
3 tháng yên tĩnh sau đó đủ để các nhân viên cảnh sát Boston có điều kiện điều tra tất cả những kẻ tình nghi. Nhưng họ chỉ thu được một danh sách dài những kẻ tình nghi, mà phần lớn không có khả năng là "tên bóp cổ".Và hắn trở lại hoạt động vào ngày 5/12/1962. Nạn nhân lần này là Sophie Clark, sinh viên Mỹ gốc Phi, 21 tuổi, nổi tiếng khả ái ở Viện Nghiên cứu Carnegie về công nghệ y học. Xác của cô được hai người bạn cùng phòng phát hiện tại căn hộ của họ, số 315 đại lộ Huntington, trong khu Back Bay, cách nhà của nạn nhân đầu tiên Anna S. Slesers không xa. Thi thể Sophie nằm trong phòng khách, cổ bị thít chặt bởi 3 chiếc tất nylon được buộc thành hình nơ bướm. Cô cũng bị hãm hiếp trước khi bị sát hại.
Không có dấu hiệu cho thấy tên tội phạm đã đột nhập. Sophie vốn là người rất cẩn thận, lắp tới hai ổ khóa cho cánh cửa ra vào. Thậm chí, theo lời bạn cô, Sophie còn thận trọng tới mức nhận diện người gõ cửa trước khi để họ vào phòng. Khả năng duy nhất là cô đã bị tên giết người thuyết phục cho vào nhà. Lúc đó, cô đang viết thư cho bạn trai. Trước khi chết, Sophie có vật lộn với tên giết người. Và hắn đã lục lọi bộ sưu tập những đĩa nhạc cổ điển của cô. Thực tế, cô không hẹn hò ai ở Boston và rất hạn chế trong việc quan hệ với nam giới.
So với những án mạng trước, vụ này tương đối lạ. Bởi Sophie là một phụ nữ da đen trẻ tuổi và cô không sống một mình. Đây cũng là lần đầu tiên cảnh sát tìm thấy mẫu tinh dịch của tên tội phạm.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát thu được một thông tin quan trọng. Cô Marcella Lulka, sống với chồng trong căn hộ cùng khu nhà với Sophie, cho biết, vào khoảng 14h20 cùng ngày xảy ra vụ án, một người đàn ông lạ mặt đã đến gõ cửa nhà cô, nói là người trông coi khu nhà yêu cầu anh ta đến sơn cửa cho cô. Vừa trò chuyện, hắn vừa ca ngợi thân hình Lulka: "Đã bao giờ cô nghĩ đến việc trở thành người mẫu chưa?". Thấy cô tỏ ra nghi ngờ, hắn lập tức giận dữ và thay đổi hoàn toàn thái độ.
Lulka dọa hắn: "Chồng tôi đang ngủ ở phòng bên". Thêm lần nữa, thái độ người đàn ông thay đổi. Hắn nói mình đã vào nhầm hộ và nhanh chóng rời khỏi khu nhà. Lulka miêu tả, kẻ lạ mặt tuổi khoảng 25-35, cao trung bình, tóc nâu vàng, mặc áo jacket màu tối và quần xanh thẫm.
Nhiều khả năng đó chính là "tên bóp cổ", bởi sau đó, bộ phận trông coi khu nhà xác minh là không hề cử người tới. Hơn nữa, 14h30 là khoảng thời gian dự tính xảy ra cái chết của Sophie Clark.
Theo 24h
Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ 3) Albert DeSalvo Điều tra chi tiết thêm, cảnh sát được biết Anna là người rất yêu chồng và các con. Sở thích của bà là công việc đang làm và nhạc cổ điển. Bà ít nói và có ít bạn bè. Trước khi chết, hầu như bà không gặp gỡ với bất kỳ người đàn ông nào khác, ngoài con trai mình. Chỉ...