Tội ác của gã chồng vũ phu (Kỳ cuối)
Sau nhiều năm chạy trốn tại Pháp, Einhorn đã bị đưa về Mỹ xét xử. Hắn phải trả giá cho tội ác tày trời của mình.
Tháng 12/1997, Einhorn bước ra khỏi phiên tòa Pháp với tư cách một người đàn ông tự do. Gia đình Holly Maddux khịch liệt phản đối phán quyết đó. Họ muốn Einhorn phải được dẫn độ về Mỹ.
Công tố viên Joel Rosen của tòa án Philadelphia cảm thấy “bị xúc phạm” trước phán quyết đó. Ông không tán thành việc Tòa án Pháp định tội công dân Mỹ giết một công dân Mỹ trên nước Mỹ.
Một phiên tòa mới dự kiến được mở tại Mỹ để xét xử Einhorn khi hắn bị dẫn độ về, án tử hình có thể sẽ được tuyên trong trường hợp này.
Trong thời gian đợi dẫn độ về Mỹ, Einhorn sẽ được tự do ở Pháp. Luật sư của Einhorn cho biết, phải mất đến 2 năm để hoàn tất thủ tục dẫn độ.
Ngày 27/5/1999, một buổi điều trần trước phiên tòa đã được mở tại Tòa án Pháp. Rất đông giới báo chí có mặt. Họ tin rằng Einhorn sẽ lại thắng luật pháp một lần nữa nếu hắn còn ở trong lãnh thổ nước Pháp.
Cho đến tận phút cuối, luật sư của Einhorn vẫn yên tâm về thân chủ của mình. Einhorn không lo lắng khi xuất hiện tại tòa và nghe phán quyết của Thẩm phám Arrighi. Tuy nhiên, ngay sau đó Einhorn đã phải tái mặt khi nghe tin đoàn bồi thẩm ủng hộ việc dẫn độ.
Video đang HOT
Ira Einhorn và Anika Flodin tại Pháp, ảnh năm 1997
“Cái gì?”, Einhorn hỏi lại ngay lập tức khi nghe Thẩm phán Arrighi tuyên bố như vậy, hắn muốn xác nhận lại mình có nghe nhầm hay không. Luật sư của Einhorn im lặng. Cả phòng xử án trở nên âm ĩ. Máy ảnh bấm liên tục. Có tiếng vỗ tay tán thành của rất nhiều người. Einhorn không còn hi vọng.
Thủ tướng Pháp Lionel Jospin cũng ủng hộ phán quyết này.
Trong khi tất cả mọi người quan tâm đến việc dẫn độ thì những giấy tờ liên quan được ký ngày 27/5 “thất lạc”, những giấy tờ đó có chữ kỹ của Thủ tướng Pháp. Nếu không có những giấy tờ đó, Einhorn sẽ không thể được đưa về Mỹ để xét xử. Einhorn vẫn tự do ở Pháp.
Trong khi đó, gia đình Holly vẫn quên được cái chết của con gái mình. Những bức ảnh chụp xác Holly hôm phát hiện tại nhà Einhorn được công bố. Họ muốn tất cả mọi người biết điều kinh khủng mà con gái họ đã phải chịu đựng.
Cha mẹ Holly đều đã qua đời. Cha cô tự tử năm 1988 sau gần chục năm đau khổ trước cái chết của con, mẹ Holly cũng qua đời không lâu sau đó. Những chị em của Holly, Meg, John, Elisabeth và Mary vẫn từng ngày đợi kẻ giết hại em mình bị dẫn độ về Mỹ xét xử.
Ira Einhorn bị đưa ra tòa án Mỹ
Ngày 25/5/2000, 21 năm sau ngày phát hiện cái xác của Holly, thủ tướng Pháp Lionel Jospin đã ký lại những giấy tờ cần thiết để bắt đầu thủ tực dẫn độ Einhorn về Mỹ.
Luật sư Lynne Abraham của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết: “Tôi rất vui khi việc dẫn độ đang có những động thái tích cực.”
Ngày 7/9, cảnh sát Pháp đã bố trí lực lượng theo giám sát 24/24h bên ngoài ngôi nhà của Einhorn ở miền Nam nước Pháp để tránh trường hợp Einhorn bỏ trốn.
Luật sư đại diện cho những người thân của Holly, Abraham tuyên bố ông sẽ có mặt ở sân bay để “đón” Einhorn khi hắn được đưa về Mỹ.
Sau 21 năm chạy trốn. Einhorn đã bị đưa về Mỹ.
4h chiều ngày 21/7/2001, sau 8h bay cùng với ba chuyên viên điều tra Mỹ, một chuyên viên FBI, một bác sĩ, Einhorn được mặc áo chống đạn, tay chân trói bằng xích đến sân bay quốc tế Philadelphia. Einhorn được chuyển đến nhà tù bang Philadelphia.
Phiên tòa xét xử Einhorn được mở công khai. Đoàn bồi thẩm được lựa chọn một cách kĩ lưỡng. Công tố viên Joel Rosen mở đầu bản cáo trạng với lịch sử những hành vi bạo lực đối với phụ nữ của Einhorn, Holly là một trong số những nạn nhân đó.
Một số bạn cũ của Holly đã xuất hiện tại tòa làm chứng. Họ nhớ lại những vết thâm trên khuôn mặt Holly trước ngày cô biến mất vào nào 1977.
Các bằng chứng chống lại Einhorn quá đầy đủ và có tính thuyết phục. Tháng 12/2002, tòatuyên Einhorn phạm tội giết người. Án chung thân không khả năng ân xá được tuyên.
Gia đình Holly cảm thấy không hài lòng trước bản án đó. Họ ngạc nhiên, sau hơn 20 năm khó khăn để có thể dẫn độ kẻ giết người ghê rợn này về Mỹ, bản án tử hình lại không được tuyên mặc dù hắn đáng phải nhận bản án đó.
Theo Khampha