Tối 29-4: Việt Nam thêm 45 ca COVID-19, có 6 ca cộng đồng tại Hà Nam và TP.HCM
Bộ Y tế tối 29-4 cho biết cả nước ghi nhận thêm 45 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 5 ca lây nhiễm từ 1 ca đã hoàn thành cách ly sau nhập cảnh (4 ở Hà Nam, 1 ở TP.HCM) và 39 ca được cách ly ngay khi nhập cảnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất trưa 29-4 – Ảnh: XUÂN MAI
Theo đó, 45 ca mắc mới (bệnh nhân 2866 – 2910), trong đó có 39 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Cần Thơ (17), Long An (2), BRVT (12), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Vĩnh Phúc (2), Đà Nẵng (4) và 5 ca lây nhiễm từ 1 ca đã hoàn thành cách ly sau nhập cảnh (5 ở Hà Nam, 1 ở TPHCM). Cụ thể như sau:
Video đang HOT
Với 45ca mắc mới này đã nâng tổng số ca mắc COVID-19 tính từ đầu mùa dịch đến nay tại nước ta lên 2.910người, trong đó số ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước là 917 người. Số người đã được điều trị khỏi là 2.516 ca.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào 200 máy thở, 2 triệu khẩu trang y tế, 10 tấn chlorominB, các trang thiết bị phòng dịch khác, thiết lập kết nối telehealth ngay tại các cơ sở điều trị COVID-19 ở Lào… để giúp nước bạn vượt qua khó khăn trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Bộ Y tế chỉ đạo quản lý chặt người nhập cảnh
Các địa phương cần quản lý chặt chẽ chuyên gia, lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc, đối tượng nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở.
Đây là một trong những nội dung của công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký chỉ đạo về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh.
Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt là các điều kiện trước khi nhập cảnh, bao gồm giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, giấy khai báo y tế...
Việc đưa đón, bàn giao từ cửa khẩu, các khu vực cách ly y tế đối với người nhập cảnh (bao gồm khu cách ly trong, ngoài quân đội có thu phí) phải thực hiện nghiêm ngặt, tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây ra cộng đồng.
Công tác xét nghiệm cho người dân tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Ảnh: Duy Hiệu.
Về việc tiêm vaccine phòng Covid-19, các tỉnh, thành phố khẩn trương tiêm theo số lượng đã được phân bổ và có kế hoạch sử dụng vaccine tại địa phương đảm bảo đúng tiến độ, xong trước ngày 15/5.
Việc tiêm phòng vaccine cần thực hiện cho đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả; huy động tối đa nguồn lực cho hoạt động tiêm chủng bao gồm cơ sở y tế, cơ sở đào tạo về y tế trên địa bàn. Các cơ sở tiêm chủng phải theo dõi, thành lập đội xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng, bố trí đủ số thuốc chống sốc phản vệ để xử trí kịp thời trường hợp bất lợi nặng (nếu có) sau tiêm chủng.
Bộ Y tế cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương tập trung chỉ đạo, chủ động quyết định biện pháp, chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Khi có nguy cơ dịch xảy ra, các địa phương phải ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, chủ động ứng phó với mọi cấp độ của dịch. Đặc biệt, không áp dụng giãn cách trên phạm vi rộng; các biện pháp phòng, chống dịch cần được tính toán kỹ lưỡng, hạn chế tác động tiêu cực hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân.
Các cơ sở y tế trên địa bàn phải nâng cao năng lực xét nghiệm; chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm; đào tạo, tập huấn cho cán bộ về công tác giám sát, cách ly, xét nghiệm, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở.
Các cơ sở y tế tư nhân tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Công dân đầu tiên có 'hộ chiếu vắc xin' về nước Người Việt Nam đầu tiên tiêm đủ 2 liều vắc xin tại Mỹ đã về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Đó là bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh. Tuy nhiên, bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định của Việt Nam. Bác sĩ Calvin Q Trịnh nhập cảnh về nước từ Mỹ tại sân bay Tân Sơn...