Tối 23/7: Thêm 3.409 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.307 ca
Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 23/7 cho biết có thêm 3.409 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.307.
TP Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều nhất với 4.913 ca. Trong ngày có 2.115 bệnh nhân khỏi.
Thông tin các ca mắc mới:
- Tính từ 6h đến 19h ngày 23/7 có 3.409 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 3397 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.611), Bình Dương (571), Long An (379), Đồng Nai (184), Tây Ninh (176), Đồng Tháp (98), Tiền Giang (58), Bà Rịa – Vũng Tàu (58);
Hà Nội (56), Khánh Hòa (51), Quảng Ngãi (26), Bình Thuận (24), Cần Thơ (24), Ninh Thuận (18), Phú Yên (15), Đắk Nông (8 ), Trà Vinh (6), Bình Định (6), Bình Phước (4), Hậu Giang (4), Bắc Ninh (4), Vĩnh Phúc (3), Lâm Đồng (2), Cà Mau (2), Hà Tĩnh (2), An Giang (2), Bắc Giang (2), Hòa Bình (1), Quảng Nam (1), Kon Tum (1) trong đó có 1.083 ca trong cộng đồng.
- Trong ngày 23/7 có 7.307 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 7.295 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4913), Bình Dương (608), Long An (602), Đồng Nai (217), Tây Ninh (212), Đồng Tháp (129), Tiền Giang (95), Hà Nội (70), Bà Rịa – Vũng Tàu (58), Khánh Hòa (51), Đà Nẵng (47), Bình Thuận (47), Ninh Thuận (37), Cần Thơ (34), Phú Yên (30), Quảng Ngãi (26), Bến Tre (20), Trà Vinh (15);
Kiên Giang (13), Vĩnh Long (12), Nghệ An (11), Đắk Nông (8 ), Bình Định (6), Đắk Lắk (4), Bình Phước (4), Hậu Giang (4), Bắc Ninh (4), Vĩnh Phúc (3), Quảng Nam (2), Lâm Đồng (2), Cà Mau (2), Hà Tĩnh (2), An Giang (2), Bắc Giang (2), Lai Châu (1), Hòa Bình (1), Kon Tum (1) trong đó có 1.274 ca trong cộng đồng.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Video đang HOT
- Tính đến chiều ngày 23/7, Việt Nam có tổng 81.678 ca mắc, trong đó có 2.141 ca nhập cảnh và 79.537 ca mắc trong nước.
- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 77.967 ca, trong đó có 12.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Tình hình điều trị
- 2.115 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23/7.
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 15.536 ca.
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 166 ca.
- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 19 ca.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 103.146 xét nghiệm cho 407.714 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.008.871 mẫu cho 13.980.234 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.411.659 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.077.099 liều, tiêm mũi 2 là 334.560 liều.
Những hoạt động của ngành Y tế trong ngày
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã trình Chính phủ tờ trình số 1097/TTr-BYT ngày 23/7/2021 về việc đề nghị đưa nội dung một số biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Khóa XV.
- Tiếp tục tập trung lực lượng để hỗ trợ dập dịch nhanh nhất, sớm nhất tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và một số địa phương đang có dịch trên cả nước.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh do PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt tiếp tục điều phối, phối hợp, hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Thường xuyên bám sát các diễn biến thực tế, liên tục chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như thực hiện giãn cách, cách ly phù hợp theo mức độ nguy cơ trên nguyên tắc khoanh vùng rộng để lấy mẫu xét nghiệm và phong tỏa hẹp;
Thực hiện truy vết thần tốc, phát huy vai trò của các tổ chống dịch dựa vào cộng đồng; áp dụng các phương pháp xét nghiệm phù hợp với tình hình thực tế cho từng nhóm đối tượng và tổ chức tốt công tác điều phối lấy mẫu, xét nghiệm; thực hiện các hình thức cách ly phù hợp.
TP Hồ Chí Minh đề nghị các tỉnh lân cận phối hợp thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh tăng cường phối hợp về giao thông vận tải trong thời gian TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, thành phố yêu cầu không thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với trường hợp đi lại do nhu cầu thật sự cần thiết trong phạm vi thành phố.
Ngày 9/7/2021, trên Quốc lộ 22, hướng Tây Ninh về Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có nhiều phương tiện vận tải lưu thông. Ảnh: Tiến Lực/TTXVN
Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị các tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương có trụ sở công ty, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn thường xuyên đưa đón công nhân, chuyên gia qua lại TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện giáp ranh làm việc với các doanh nghiệp tổ chức lại phương thức sản xuất nhằm hạn chế nhu cầu đi lại (tổ chức ăn nghỉ tại nơi sản xuất); tổ chức đưa đón tập trung để hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân lưu thông giữa các địa phương. Tùy theo điều kiện, xem xét điều chỉnh quy mô, quy trình sản xuất tại các phân xưởng nhằm đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.
Ngoài ra, UBND các tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng ứng trực tại các chốt, trạm phòng chống, dịch COVID-19 do các tỉnh kiểm soát có giải pháp linh hoạt trong quá trình hoạt động để hạn chế ùn tắc giao thông; tổ chức phân luồng tạo làn riêng (luồng xanh) và ưu tiên kiểm tra nhanh đối với các phương tiện đã được Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cấp giấy nhận diện.
Đối với tình hình giao thông vận tải trên địa bàn, UBND TP Hồ Chí Minh cũng có văn bản đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền và kiểm tra việc triển khai các biện pháp khẩn cấp về giao thông vận tải trong phòng, chống dịch. Thành phố yêu cầu không thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với trường hợp đi lại trong phạm vi thành phố do nhu cầu thật sự cần thiết.
UBND Thành phố yêu cầu các địa phương, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao tổ chức tuần tra thường xuyên trên địa bàn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an ninh trật tự, vi phạm trong thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.
Các quận huyện, thành phố Thủ Đức và Công an thành phố tổ chức linh hoạt các chốt phòng chống dịch trên địa bàn; có phương thức kiểm tra, xử lý phù hợp, tránh để xảy ra ùn tắc, tập trung đông người. Ưu tiên các phương tiện đã được Sở Giao thông Vận tải cấp giấy nhận diện khi lưu thông qua khu vực kiểm soát phòng, chống dịch.
Từ ngày 8/7 đến chiều 11/7, Sở Giao thông vận tải thành phố đã cấp giấy nhận diện phương tiện (tạo luồng xanh) cho 12.207 xe của 22 đơn vị, nhằm tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe ra vào cảng trên địa thành phố; trong đó, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh có 5.669 xe; Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn với 2.710 xe; Sở Giao thông Vận tải An Giang đã được cấp 152 xe, Tây Ninh đã được cấp 3 xe.
Hình thành 'vành đai chống dịch' quanh TPHCM Chiều 9/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp với các địa phương lân cận TPHCM (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) để triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng về cơ bản đã hình thành "vành đai chống dịch" xung...