Tối 23/4, thêm 6 ca Covid-19 tại 5 địa phương
Bộ Y tế thông tin đây đều là các ca nhập cảnh, trong đó có một trường hợp về từ Nhật Bản gần hết ngày cách ly thì có kết quả dương tính.
Tính từ 6h đến 18h ngày 23/4, nước ta có thêm 6 ca mắc Covid-19 (BN2825-2830) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Đà Nẵng (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Khánh Hòa (2), An Giang (1), TP HCM (1).
Cụ thể:
- CA BỆNH 2825 (BN2825) ghi nhận tại Thành phố Đà Nẵng: Bệnh nhân nam, 37 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Ngày 8/4, bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trên chuyến bay VJ8679 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm ngày 22/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
- CA BỆNH 2826 (BN2826) ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, quốc tịch Philippines, là thuyền viên trên tàu di chuyển từ Trung Quốc đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 18/4.
Đây là trường hợp được cách ly ngay trên tàu tại khu vực neo đậu Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu. Kết quả xét nghiệm ngày 22/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền.
- CA BỆNH 2827 (BN2827) ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa: Bệnh nhân nam, 37 tuổi, quốc tịch Ấn Độ, là chuyên gia.
Bệnh nhân từ Ấn Độ quá cảnh Dubai, Hàn Quốc, sau đó nhập cảnh Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay OZ773 ngày 20/4và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm ngày 22/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.
- CA BỆNH 2828 (BN2828) ghi nhận tại tỉnh An Giang: Bệnh nhân nam, 23 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện An Phú, tỉnh An giang.
Video đang HOT
Ngày 20/4 bệnh nhân trên từ nước ngoài nhập cảnh tại Cửa khẩu Long Bình và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh An Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 22/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế huyện An Phú, tỉnh An Giang.
- CA BỆNH 2829 (BN2829) ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bệnh nhân từ Nga nhập cảnh Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VN62 ngày 18/4 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm ngày 22/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.
- CA BỆNH 2830 (BN2830) ghi nhận tại TP HCM: Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Ngày 21/4, bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay JL759 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TPHCM. Kết quả xét nghiệm ngày 22/4 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 39.191, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 518
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 23.688
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.985.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
Lần 1: 12
Lần 2: 11
Lần 3: 17
- Số ca tử vong: 35 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 2.490 ca.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế.
Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ người nhập cảnh trái phép; người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm túc quy định cách ly, giám sát y tế; nguồn bệnh lưu hành trong cộng đồng; một số mặt hàng nhập khẩu được sản xuất hoặc vận chuyển qua các nước có dịch bệnh.
Trong đó, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định nguy cơ lây nhiễm lớn nhất từ người nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế.
Theo nhận định của Bộ Y tế, cơ bản các ổ dịch đã được kiểm soát, tuy nhiên tại đô thị lớn vẫn còn nguy cơ lây nhiễm bởi sự chủ quan của người dân trong thực hiện biện pháp phòng chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người.
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trong thời gian tới Việt Nam có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh, đặc biệt khi mở lại đường bay thương mại quốc tế.
Ban Chỉ đạo nhận định công tác phòng, chống dịch sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi mùa đông sắp đến, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, lây lan.
Các thành viên Ban chỉ đạo, chuyên gia cho rằng, cần rút ra bài học từ Đà Nẵng, khi để dịch bệnh lây lan những khoa điều trị bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Các bệnh viện cũng không thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, nên sau hai tuần mới phát hiện. "Chúng ta không được để bài học ở Đà Nẵng trở thành vô nghĩa", Ban chỉ đạo khẳng định.
Du khách nước ngoài làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hồi giữa tháng 3/2020, trước khi Việt Nam dừng cấp thị thực cho người nước ngoài từ 0h ngày 18/3. Ảnh: Bá Đô
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho rằng các hướng dẫn, quy trình đã có nhưng nhưng việc phân công thực hiện các biện pháp phòng dịch với người nhập cảnh khi mở lại đường bay quốc tế còn lỏng lẻo.
"Việc đón người từ sân bay về đến khách sạn, nơi cách ly thì ai làm gì, ai điều hành vẫn chưa rõ. Tôi cho rằng lực lượng trực tiếp triển khai hoạt động cách ly không ai khác là nhân lực của chính cơ sở cách ly, cùng với lực lượng y tế, công an dưới sự điều hành trực tiếp của chính quyền địa phương. Chúng ta phải phân công trách nhiệm rất rõ ràng, đầy đủ", Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn nói.
Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ cho rằng vấn đề quản lý, giám sát, cách ly người nhập cảnh hợp pháp đang nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị quy trách nhiệm cụ thể với từng đơn vị trong phòng, chống dịch. Nếu để xảy ra dịch bệnh trong bệnh viện, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý, cách ly, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch không chỉ chuyên gia, lao động nước ngoài... mà cả những đoàn khách nước ngoài của các bộ, ngành Trung ương.
Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với các nhà mạng tích hợp thêm tính năng cho ứng dụng khai báo y tế bắt buộc để người nhập cảnh phải cập nhật tình hình sức khoẻ hàng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.
Bộ Y tế rà soát ngay các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch bệnh, chuyển thành danh sách các công việc chi tiết nhất có thể, dễ hiểu, dễ làm đến tận từng cơ sở.
Trước mắt, tất cả giám đốc bệnh viện phải kiểm tra định kỳ việc thực hiện các công việc phòng, chống dịch, báo cáo trực tuyến, cập nhật lên bản đồ chống dịch. Bộ Y tế sẽ khuyến nghị người dân chỉ nên đến khám, chữa bệnh tại những bệnh viện, phòng khám an toàn, thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch bệnh.
Tương tự, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động tất cả các trường học thực hiện định kỳ các công việc phòng, chống dịch. Hiệu trưởng báo cáo hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo trường, lớp học an toàn, từ đó lan toả ra cộng đồng, trong các công sở, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh...
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện đẩy mạnh hoạt động đăng ký khám bệnh qua mạng cho người dân để các cơ sở y tế có sự chuẩn bị trước, trừ những trường hợp cấp cứu.
Tối 18/4, thêm 3 ca mắc mới Covid-19 Bộ Y tế cho biết, tối 18/4 cả nước ghi nhận thêm 3 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca bệnh tại Việt Nam lên 2.784 trường hợp. 3 ca mắc mới (BN2782-2784) được cách ly ngay sau khi nhạp cảnh tại Hòa Bình, Bắc Ninh, Khánh Hòa. Cụ thể: - CA BẸNH 2782 (BN2782) ghi nhạn tại Hòa Bình: Bẹnh nhân...