Tối 22-8 cả nước thêm 11.208 ca mắc COVID-19, 737 bệnh nhân tử vong
TP.HCM và Bình Dương vẫn là 2 địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất, nhì cả nước.
Tối 22-8, Bộ Y tế cho biết trong vòng 24 giờ qua trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.214 ca nhiễm mới gồm 6 ca nhập cảnh và 11.208 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 6.387 ca trong cộng đồng.
Ảnh minh họa
Nhiều thứ nhất và nhì là TP.HCM (4.193) và Bình Dương (3.795).
Tỉnh Đồng Nai (849), Tiền Giang (709), Long An (365), Đà Nẵng (183), Khánh Hòa (160), Đồng Tháp (142), Bà Rịa – Vũng Tàu (107).
Video đang HOT
Cần Thơ (97), Tây Ninh (83), An Giang (69), Nghệ An (68), Vĩnh Long (49), Bình Thuận (47), Đắk Nông (39), Trà Vinh (39), Phú Yên (38), Bình Định (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Nam (16), Kiên Giang (15), Sơn La (15), Đắk Lắk (12), Bắc Ninh (11), Hà Nội (11), Gia Lai (10), Cà Mau (10).
Hậu Giang (7), Lào Cai (6), Bắc Giang (6), Ninh Thuận (5), Lạng Sơn (5), Quảng Ngãi (3), Quảng Trị (3), Thái Bình (1).
Ngày 22-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sóc Trăng đăng ký bổ sung 138 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19.
Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 91 ca. Tại TP.HCM tăng 109 ca, Bình Dương giảm 710 ca, Đồng Nai tăng 298 ca, Tiền Giang tăng 120 ca, Long An giảm 28 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 348.059 ca nhiễm, đứng thứ 68/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.540 ca nhiễm).
Trong 2 ngày 21 và 22-8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 737 ca tử vong tại TP.HCM (599), Bình Dương (62), Đồng Nai (25), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (11), Cần Thơ (4), Long An (4), Hà Nội (2), Bến Tre (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Hà Tĩnh (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1), Thừa Thiên Huế (1), Vĩnh Long (1).
Đến nay cả nước đã tiêm hết 17.065.896 liều vaccine COVID-19.
Sáng ngày 22-8, Bộ Y tế tiếp nhận 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca do Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) bàn giao tại TP.HCM. Đây là lô vaccine thứ 9 thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca.
Từ 0 giờ ngày 23-8 đến ngày 6-9-2021, tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của TP.HCM, của Trung ương đóng trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện phương án 3 tại chỗ hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” (tối đa 1/4 tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị) và phải có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0 giờ ngày 23-8-2021.
Tại Hà Nội, địa phương này thực hiện cách ly y tế phường Văn Chương và Văn Miếu, Hà Nội trong 14 ngày từ 18 giờ ngày 21-8 đến 18 giờ ngày 4-9-2021, sau khi ghi nhận 24 ca dương tính với SARS-CoV-2.
1 bệnh nhân COVID-19 ở Bình Dương tử vong có bệnh lý nền
Trong tổng số 637 bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương, hiện có 4 ca đã hồi phục, 1 ca tử vong, còn lại vẫn đang được điều trị tại cơ sở y tế với 6 ca bị bệnh nặng, phải thở máy.
Đoàn công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương - Ảnh: B.S.
Tối 4-7, Sở Y tế tỉnh Bình Dương xác nhận có 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong. Bệnh nhân là nữ, 64 tuổi, ngụ TP Thủ Dầu Một. Bệnh nhân mắc COVID-19 và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương điều trị từ ngày 23-6 với nhiều bệnh lý khác như suy tim, rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm...
Do bệnh nặng, bệnh nhân được chuyển từ Bình Dương tới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị, nhưng bệnh nhân này đã tử vong vào trưa 4-7.
Trong tổng số 637 bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương (trong đó có 635 ca lây nhiễm trong cộng đồng) thì hiện có 4 ca đã hồi phục, 1 ca tử vong, còn lại 632 vẫn đang được điều trị tại cơ sở y tế. Có 6 bệnh nhân bị bệnh nặng đang phải thở máy, thở oxy.
Hiện Bình Dương đã nâng báo động dịch lên mức cao nhất để tập trung mọi biện pháp và nguồn lực phòng chống dịch.
Ngành y tế tỉnh Bình Dương nhận định địa bàn tỉnh có nhiều nhà trọ đan xen, bên cạnh nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp, vì vậy rất khó kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm cao. COVID-19 đã xuất hiện ở 40 công ty, nhà máy và hàng chục nhà trọ công nhân tại Bình Dương.
Dĩ An là địa phương thứ ba của Bình Dương đã áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16. Trước đó, toàn bộ thị xã Tân Uyên và TP Thuận An đã áp dụng chỉ thị này. Riêng TP Thủ Dầu Một chỉ áp dụng chỉ thị 16 cho một số phường.
Đặc biệt, do là địa bàn giao thoa dân số cơ học nhiều, nên UBND TP Dĩ An cũng quyết định kể từ 6h ngày 6-7, người dân từ TP.HCM và Đồng Nai vào Dĩ An phải có giấy xét nghiệm âm tính, có hiệu lực trong vòng 3 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm.
Bình Dương dừng hoạt động 2 phòng khám để làm rõ vụ 'tử vong do bị từ chối cấp cứu' Hai cơ sở gồm Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng (thành phố Dĩ An) và Phòng khám đa khoa Phúc An Khang (thành phố Thuận An) được yêu cầu tạm dừng hoạt động để phục vụ công tác xác minh sự việc của cơ quan pháp luật và Thanh tra Sở Y tế. Ngày 20-8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết...