Tộc người biến đổi gene, coi thường giá rét âm 30 độ C
Dù ăn rất nhiều thịt cá voi và hải cẩu nhưng tộc người này không lo bị béo phì hoặc mắc bệnh tim mạch.
Xe chó kéo là phương tiện di chuyển chủ yếu ở Greenland.
Với nhiều người, mùa đông với thời tiết đóng băng, gió rít triền miên là cực hình. Vậy nhưng với người Inuit tại đảo Greenland, việc chung sống với mùa đông suốt 6 tháng liên tục đã là điều quá bình thường.
Trong hàng thập kỉ, các nhà nhân chủng học và sinh học đã nghiên cứu về tộc người Inuit kì lạ khi họ có thể kháng cự được mùa đông lạnh giá. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Molecular Biology đã tìm ra nguyên nhân của sức chịu đựng phi thường này: những biến đổi gene khác thường của người Inuit.
Những gene tồn tại trong người Inuit có nguồn gốc từ người Denisovan, một nhóm người cổ xưa sinh sống cách đây nửa triệu năm. Hầu hết người trên thế giới không còn loại gene này. Do trời phú cho loại gene “siêu nhân”, dễ hiểu vì sao người Inuit có thể chịu được giá rét tới âm 30 độ C trong nhiều tháng liên tục.
Video đang HOT
Loại gene thần kỳ giúp người Inuit tồn tại cơ chế phân giải chất béo để làm ấm cơ thể. Họ có thể nạp lượng chất béo nhiều hơn bình thường mà không lo bị béo phì hoặc bệnh tim mạch. Thức ăn yêu thích của họ là thịt cá voi, hải cẩu. Đây là những thực phẩm giàu chất béo và cung cấp lượng lớn protein cho người Inuit.
Người Inuit mang trong mình gene “siêu nhân” chống chịu giá lạnh.
Rasmus Nielesel, nhà khoa học tại đại học California, Mỹ nói: “Loại gene đặc biệt của người Inuit giúp họ chống chịu được thời tiết lạnh giá ở vùng cực”. Giáo sư Rasmus cho biết ông đã nghiên cứu nhiều về gene người, đồng thời nhận thấy tại các khu vực như Nam Mỹ và Đông Á cũng xuất hiện các biến đổi gene để phù hợp với môi trường sống. Tuy nhiên, không chủng người nào có sự biến đổi gene mạnh mẽ như người Inuit.
Giáo sư Rasmus hy vọng rằng việc hiểu hơn về gene chống chịu giá lạnh sẽ giúp con người giải được bài toán ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai khi các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ngày càng nhiều hơn.
Theo Danviet
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Hòa bình thế giới 2018 "vẫn khó nắm bắt"
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhận định, trong năm mới, thế giới cần hành động giải quyết nhiều vấn đề trọng tâm như: Biến đổi khí hậu, bán đảo Triều Tiên, xung đột Trung Đông...
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. Ảnh: Getty
"Khi nhậm chức năm ngoái, tôi kêu gọi lấy năm 2017 là năm hòa bình. Một năm sau, chúng ta thực sự phải nhìn nhận, hòa bình vẫn còn khó nắm bắt", website của Liên Hợp Quốc dẫn lời Tổng Thư ký António Guterres trong cuộc họp không chính thức với 193 thành viên hôm 16.1.
Ông cũng "lên tiếng báo động về các cuộc xung đột kéo dài và sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố" trong đó nhấn mạnh, xung đột đã trở nên sâu sắc hơn, các nguy cơ mới nổi lên, bất an trên toàn cầu về vũ khí hạt nhân ở mức cao nhất kể từ thời chiến tranh Lạnh và biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng hơn các biện pháp đối phó. "Chúng ta đối mặt với một nút thắt Gordian ở Trung Đông và thảm hoạ hạt nhân tiềm tàng trên bán đảo Triều Tiên", ông nói.
Về vấn đề Triều Tiên, Tổng Thư ký António Guterres hoan nghênh các động thái của Hội đồng Bảo an, việc nối lại kênh liên lạc liên Triều cũng như việc Triều Tiên dự Olympic mùa đông tại Hàn Quốc. "Chúng ta cần xây đắp những tín hiệu hy vọng nhỏ bé này và mở rộng các nỗ lực ngoại giao để phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên", ông nói.
Về khu vực Trung Đông, trong đó có Yemen, Syria và Iraq, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu ý cần tháo gỡ "nút thắt Gordian ở Trung Đông". Ông cảnh báo: "Với nhiều điểm nóng liên quan đến nhau, nguy cơ vòng xoáy leo thang thực sự hiện hữu".
Ông nhấn mạnh trong cuộc xung đột người Do Thái và người Palestine, không có lựa chọn nào thay thế cho giải pháp hai nhà nước.
Bên cạnh đó, ông cho rằng, cần đẩy lùi làn sóng chủ nghĩa quốc gia nguy hiểm ở Châu Âu, nhu cầu khôi phục các sáng kiến hòa giải cho đông Ukraina, Nagorno-Karabakh, Gruzia và Transnistria, ổn định lâu dài Tây Balkans.
Tổng Thư ký nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Theo ông, năm 2016 lượng khí thải CO2 lần đầu tiên tăng trong vòng ba năm, 5 năm qua là giai đoạn nóng nhất trong lịch sử. Ông sẽ triệu tập hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trong năm tới.
Đánh giá di cư là hiện tượng toàn cầu tích cực, Tổng thư ký cho biết, nhiệm vụ lớn trong năm nay là thông qua Hiệp ước Toàn cầu về Di cư An toàn, Trật tự và Đúng quy tắc. Ông cũng đề cập tới việc sử dụng hiệu quả thành quả Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề trao quyền cho phụ nữ...
Theo ông António Guterres, thế giới cần "sự lãnh đạo rõ nét hơn, ít hận thù, thêm nhiều đối thoại hơn cũng như hợp tác quốc tế sâu sắc hơn" cũng như "cần đoàn kết và can đảm để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất hiện nay, để xoa dịu nỗi sợ hãi của người dân chúng ta phụng sự và hướng thế giới trên con đường tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn".
HÀ LIÊN
Theo Laodong
Rét kỷ lục ở Mỹ và Trung Quốc, có phải tiểu kỷ băng hà đang quay lại? Những đợt rét khủng khiếp đang xảy ra tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc... khiến nhiều người lo lắng tiểu kỷ băng hà đang quay trở lại. Cậu bé Trung Quốc tóc bị đông đá khi đến trường (ảnh Chinanews) Mới đây, báo chí đưa tin, nước Mỹ đang chìm sâu trong một đợt rét kỷ lục. Không khí lạnh...