Tộc ‘ngủ ngồi’ xứ Nghệ đã có… giường nằm
Tưởng như việc có giường trong nhà là điều hiển nhiên, thế nhưng bao đời nay có một tộc người ở xứ Nghệ chỉ ngủ ngồi. Sự thay đổi này là một trong những bước ngoặt giúp cuộc sống người dân ấm no hơn.
Tập tục kỳ lạ
Nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát với núi rừng bao phủ, tộc người Đan Lai thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An dường như biệt lập với thế giới bên ngoài. Chỉ cách đây mấy chục năm về trước, người dân nơi đây không hề biết đến ánh sáng của điện, của kỹ thuật hiện đại.
Tộc người Đan Lai nằm sâu trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát.
Ông La Văn Hồng (56 tuổi) là một trong những người già nơi đây kể, khởi nguồn tổ tiên của họ xuất phát từ huyện Thanh Chương (Nghệ An). Khoảng hơn 300 năm trước, do bị một bạo chúa trong vùng bắt nộp 100 cây nứa bằng vàng, nếu không sẽ giết chết. Vì thế, mọi người buộc phải kéo nhau bỏ trốn lên đây.
‘Đi mãi, đi mãi, đến thượng nguồn con sông thì mọi người mới dám dừng lại. Ở nơi rừng sâu nhiều thú dữ, và cũng để tránh kẻ địch nên chúng tôi đã phải ngủ ngồi để kịp đối phó, có người còn phải trèo lên cây ngủ để tránh thú dữ’, ông Hồng cho biết thêm về tục ngủ ngồi của người Đan Lai.
Họ có một tập tục là ngủ ngồi từ bao đời nay.
Dần dần, thói quen ngủ ngồi ăn sâu vào mỗi người dân bản, trở thành tập tục, nên đến khi đã dựng nhà gỗ to để ở thì mọi người vẫn ngủ ngồi. Không những vậy, nghèo đói, thất học, sống biệt lập trong rừng sâu, người Đan Lai còn bị đe dọa bởi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống kéo dài, làm suy vong giống nòi.
Theo ông Hồng, nguyên do người Đan Lai sống biệt lập, không giao lưu với người ngoài nên trai gái trong làng lấy nhau. Hôn nhân cận huyết ngày càng làm cho nòi giống tộc người Đan Lai mai một. Tuổi thọ trung bình của người Đan Lai chỉ khoảng 40-50, dáng người ai cũng thấp bé.
Tộc người này có những tập tục rất ‘kinh dị’ như: Trẻ sau khi sinh, dù là nắng hay mưa, dù cho rét đến buốt da thịt vẫn được người nhà đem xuống suối tắm, nếu đứa trẻ vẫn còn sống sót thì mới đưa về nhà…
‘Trước đây, chị em khi sinh con đều sinh trên sàn nhà chứ không đi ra trạm y tế, nên đã có một số thai phụ tử vong do băng huyết’, ông Hồng thở dài.
Nhờ các cấp chính quyền, cuộc sống người dân đã thay đổi, hiện nay các gia đình bắt đầu thích nghi việc ngủ giường.
‘Hồi sinh’ tộc ngủ ngồi
Vào đầu năm 1980, Bộ đội Biên phòng phát hiện nhóm người Đan Lai sinh sống như người rừng ở đầu nguồn khe Khặng. Phải rất khó khăn, bộ đội mới có thể tiếp cận được nhóm người này. Để hồi sinh tộc người Đan Lai, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào.
Trước nguy cơ này, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai đang sinh sống tại vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát. Đề án đặt mục tiêu 146 gia đình tộc người Đan Lai ở bản Búng và bản Cò Phạt sẽ được di dời ra khỏi rừng sâu.
Video đang HOT
Trước nỗ lực của các cấp chính quyền, cuộc sống của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt. ‘Giờ thì nhà nào cũng có giường, chiếu, chăn màn như đồng bào các dân tộc khác. Riêng nhà tôi có đến hai cái giường bằng gỗ’, ông Hồng hào hứng khoe.
Gia đình ông Linh là một trong những người có tivi đầu tiên trong bản.
Trao đổi thêm về cuộc sống người dân, ông La Văn Linh, Bí thư bản Cò Phạt, xã Môn Sơn cho biết, giờ tục ngủ ngồi không còn nữa do nơi đây đã không còn hoang vu như trước, thú dữ cũng đã bỏ đi.
‘Nhờ cán bộ dân số, y tế và bộ đội biên phòng đến tuyên truyền thường xuyên nên mọi người cũng dần hiểu và bỏ được tập tục ngủ ngồi, đẻ ngồi’, ông Linh nói.
Chỉ tay về phía thượng nguồn sông Giăng, ông Hồng cho hay, đó là địa bàn của bản Cò Phạt. Đây là bản có nhiều đổi mới, đã có trường lớp cho con em dân bản đi học, nhiều nhà đã sắm được ti vi, tủ lạnh, xe máy.
Mở chiếc ti vi để xem thời sự, cập nhật tin tức sau giờ cơm trưa, ông La Văn Linh cho biết, ông là người tiên phong cho con đi xuất khẩu lao động thoát nghèo nên đã từng phải chịu rất nhiều áp lực và lời đồn thổi.
‘Người dân bản còn nghèo quá, khổ quá, nhưng không dám ra ngoài làm ăn. Năm 2015, khi có chủ trương của Nhà nước, tôi đã tiên phong cho con gái đi xuất khẩu lao động tại Arab Saudi’, ông Linh kể.
Học theo ông Linh, bản Cò Phạt ngày càng có nhiều người thoát nghèo bằng cách đi xuất khẩu lao động. Nhiều nam, nữ thanh niên đi vào miền Nam làm công nhân ở các công ty, xí nghiệp.
‘Chúng làm trong đó, giờ có gia đình cả rồi đấy. Chính lớp trẻ này đã phá bỏ hủ tục hôn nhân cận huyết, do trước đây quanh năm sống co cụm trong rừng nên anh em lớn lên chỉ biết lấy nhau vì không biết lấy ai. Chúng lấy chồng lấy vợ xa, tôi đồng ý hết, miễn là chúng hiểu nhau, yêu thương nhau’, ông Linh vui vẻ nói.
Các giáo viên cắm bản giúp trẻ em Đan Lai thay đổi từ nhận thức đến nếp sống hằng ngày.
Ông Vi Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết, chính quyền địa phương đang bảo tồn ngôn ngữ, lưu giữ mái nhà tranh của người Đan Lai (chủ yếu ở bản Búng) để xây dựng bản của người Đan Lai thành điểm du lịch độc đáo.
‘Cách đây mấy năm, huyện thực hiện dự án tái định cư đồng bào Đan Lai của Trung ương, mở tuyến đường xuyên núi song song sông Giăng, dài hơn 20 km. Nhưng hiện đi xe máy từ trung tâm xã Môn Sơn vào bản Cò Phạt cũng còn mất hơn 1 giờ nên huyện đang kêu gọi đầu tư rải nhựa tuyến đường để giảm thời gian đi lại xuống còn chừng 20 phút’, ông Sơn nói.
Theo Văn Nguyễn/Tổ Quốc
Những điểm du lịch nức tiếng xứ Nghệ
Khi nhắc đến du lịch Nghệ An, người ta thường nghĩ ngay đến Quê Bác và Cửa lò.
Nhưng những năm gần đây du lịch Nghệ An nổi lên bởi những điểm du lịch sinh thái và nhiều cảnh đẹp mê hồn cũng nhj]ngx món ăn đậm chất Nghệ mà nhiều du khách chưa biết tới.
Điểm đầu tiên khi đến với Nghệ An là thành phố Vinh
Thành phố vinh ngoài cảnh đẹp là núi Dũng Quyết và cầu bến thủy lịch sử thì còn hào thành cổ Vinh.
Cổng thành thứ 3
Hào thành cổ nằm trên địa bàn của ba phường Cửa Nam, Đội Cung và Quang Trung, thành cổ Vinh là một chứng tích lịch sử, nơi ghi lại dấu ấn nhiều biến động của xứ Nghệ. Thành được xây dựng bằng đất vào năm 1804 dưới triều đại vua Gia Long và đến năm Minh Mạng thứ 12 thì mới được xây lại bằng đá. Không khí trong lành khiến bạn không khỏi ngạc nhiên. Ngoài ra hiện nay thành phố Vinh đang xây dựng đường hoa và phố đi bộ, phố ăn đêm và khu mua sắm đặc sản Nghệ An.
Đảo Lan Châu có cảnh đẹp mê hồn
Điểm đến thứ hai là biển Cửa Lò
Đây là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất của du lịch Nghệ An với lượng khách du lịch đổ về đông vô cùng vào mùa hè. Đây cũng là một địa điểm chụp ảnh lý tưởng khi bạn sẽ được thoải mái tạo dáng bên bãi biển, cồn cát hay có thể bắt ngay những khoảnh khắc đẹp nhất khi bạn đạp xe đạp đôi dạo quanh đây, công viên ở đây hay những khu vực mọc rất nhiều cây thông. Bạn có thể tự mình thuê phòng khách sạn gần bãi biển Cửa Lò để thuận tiện cho việc tham quan, du lịch.
Từ Cửa Lò bạn có thể đi du thuyền trên sông Lam để đến với Làng Sen quê Bác
Du thuyền trên sông Lam
Làng Sen hay làng Kim Liên là nơi đã sinh thành và nuôi dưỡng nên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Sau luỹ tre xanh cùng những hàng cau là ngôi nhà lá 5 gian đơn sơ, mộc mạc của gia đình cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc
Hiện nay, dẫu thời gian đã trôi qua rất lâu nhưng các kỷ vật trong gian nhà của cụ Sắc vẫn còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn từ chiếc rương, chiếc tủ, mâm gỗ cho đến cả chiếc án thư, bộ phản, nghiên mực...
Từ Làng Sen quê Bác bạn tiếp tục đi đường bộ lên đảo chè Thanh Chương
Nằm ở miền Tây xứ Nghệ, nơi nổi tiếng với khí hậu khô nóng, khắc nghiệt vô cùng nhưng bạn sẽ cảm giác hạ nhiệt hẳn khi bước vào "ốc đảo" chè ở huyện Thanh Chương. Những quả đồi được phủ bởi màu xanh ngắt ngút ngàn của những cây chè, đan xen giữa những khu đồi là những hồ nước được phản chiếu màu chè. Khi những tia nắng bắt đầu ngày mới tỏa sáng, cả đồi chè trở nên đẹp rực rỡ cùng làn không khí trong lành mát mẻ.
Đảo chè một nơi checkin lí tưởng cho du khách
Từ đảo chè Thanh Chương chúng ta sẽ đến cánh đồng hoa Hướng Dương bằng đường mòn Hồ Chí Minh.
Cánh đồng hoa hướng dương rộng 100 ha nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây được ghi nhận là cánh đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam. Đây là địa điểm rất nổi tiếng ở Nghệ An thời gian gần đây và cứ đến mỗi mùa hoa nở, nơi đây lại đón lượng lớn du khách đến đây tham quan và chụp ảnh.
Lễ hội Hoa hướng dương sẽ được khởi động lại vào tết dương lịch năm nay với cánh đồng hoa gần 100 ha
Đến đây bạn tha hồ uống sữa TH Truemilk và nước hoa quả sạch Núi tiên, thưởng thức hoa quả sạch và các món ăn xứ Nghệ, trong nhà hàng có khả năng phục vụ 500 thức khách một lúc của tập đoàn TH Truemilk.
Nhà hàng của tập đoàn TH truemilk có thể phục vụ một lúc 500 thực khách
Vườn quốc gia Pù Mát
Đây là một trong những khu rừng quốc gia sở hữu nhiều động thực vật quý hiếm nhất cả nước với diện tích tự nhiên 194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000 ha. Đến với Pù Mát, bạn sẽ có cơ hội quan sát những loài thực vật với những hình dạng kì lạ lần đầu bạn được nhìn thấy hay những cây cổ thụ to lớn,...
Đến đây cũng không thể bỏ qua thác nước Kèm hùng vĩ, nước chảy rì rầm quanh năm. Đặt chân đến Pù Mát, bạn khó có thể bỏ qua thú vui tản bộ trong rừng ngắm khung cảnh thiên nhiên hoang dã, tận hưởng làn không khí trong lành của khu rừng. Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Nghệ An.
Thác khe Kèm
Ngoài ra bạn có thể du thuyền ngược sông Găng, đắm mình trong thiên nhiên ở vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, hay chơi các trò chơi đu dây xuống nước ở đập nước Phà Lài xã Môn Sơn, huyện Con Cuông và thưởng thức các món ngon ẩm thực Thái. Bạn có thể trải nghiệm chế biến các món ăn, lao động cùng đồng bào dân tộc thiểu số và ngủ trong các nhà cộng đồng homestay.
Tại đây du khách được thưởng thức ẩm thực đậm chất truyền thống của đồng bào Thái miền Tây xứ Nghệ
HOÀNG TÙNG
Theo baodansinh.vn
Tạm giam 3 đối tượng trong vụ phá rừng quy mô lớn tại Vườn quốc gia Pù Mát Theo số liệu thống kê, đã có 99 cây tại nhiều tiểu khu trong VQG Pù Mát bị đốn hạ, hiện cơ quan chức năng đã tạm giam 3 đối tượng đều trú tại bản Cò Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Ngày 31/8, UBND huyện Con Cuông thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã tạm giam...