Tốc độ tuyệt chủng của côn trùng đã đến mức báo động
Xác định nguyên nhân chính gây giảm số lượng và sự đa dạng của côn trùng là hoạt động của con người, các nhà khoa học kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu thế giới côn trùng và thực hiện các biện pháp thích hợp ngay bây giờ nhằm ngăn chặn tình trạng phá hủy môi trường sống bởi thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu.
Môi trường sống của côn trùng bị phá hủy, bị tấn công bởi thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu – Ảnh: Phys.org
Theo Phys.org, nguyên nhân khiến côn trùng tuyệt chủng là hoạt động của con người. Môi trường sống của côn trùng bị phá hủy, bị tấn công bời thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu. Việc giảm số lượng côn trùng dẫn đến một phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật sống khác và nền kinh tế.
Tốc độ tuyệt chủng hiện tại của các loài sinh học cao đến mức các nhà khoa học đang ngày càng phải lên tiếng về sự khởi đầu của một sự tuyệt chủng mới, lần thứ 6 tiếp theo trong lịch sử trái đất. Theo ước tính sơ bộ, khoảng một triệu loài động vật, thực vật và nấm có nguy cơ. Và khoảng một nửa trong số đó là côn trùng.
Theo các nhà khoa học, những sinh vật này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự phá hủy môi trường sống tự nhiên và ô nhiễm môi trường, chủ yếu là thuốc trừ sâu.
Các yếu tố khác bao gồm sự lây lan của các loài ngoại lai, con người khai thác quá mức của các quần thể sinh vật và biến đổi khí hậu. Sự tuyệt chủng của bất kỳ loài sinh vật nào cũng dẫn đến hậu quả tiêu cực, nhưng trong trường hợp côn trùng, tổn thất đặc biệt cao. Bướm, bọ cánh cứng, ong, kiến, chuồn chuồn và nhiều loài khác cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu, bao gồm thụ phấn, thu gom chất thải và chuyển chất dinh dưỡng. Chỉ riêng tại Mỹ, chi phí cho các dịch vụ sinh thái này ước tính khoảng 57 tỉ đô la hằng năm.
Ngoài ra, côn trùng được coi là cơ sở của chuỗi thức ăn. Nhiều động vật dựa vào chúng như một nguồn thực phẩm dồi dào và đáng tin cậy. Khi nguồn thức ăn này giảm đi, nhiều loài động vật cũng chết. Ví dụ, việc giảm số đầu chim Bắc Mỹ và châu Âu có thể chính là do số lượng côn trùng giảm.
Việc bảo vệ côn trùng rất phức tạp bởi thực tế là chúng vẫn còn được nghiên cứu rất ít. Các nhà côn trùng học tin rằng có khoảng 5,5 triệu loài côn trùng trên thế giới. Hơn nữa, chỉ có 1/5 sự đa dạng này được khoa học biết đến – khoảng 1 triệu loài, và chỉ có 8.400 trong số chúng được Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa vào Danh sách đỏ các loài bị đe dọa.
Số lượng chính xác của côn trùng đã biến mất do lỗi của con người vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể đạt tới 5-10% tổng số. Do côn trùng quan trọng hệ sinh thái và nền kinh tế, việc giảm số lượng của chúng sẽ dẫn đến hậu quả tai hại.
Để tránh thiệt hại, các nhà khoa học kêu gọi loài người thực hiện các biện pháp thích hợp ngay bây giờ. Sự tuyệt chủng của côn trùng chỉ là một trong nhiều vấn đề môi trường do hoạt động của con người gây ra.
Hơn 200 nhà khoa học thuộc tổ chức Future Earth tin chắc rằng đã đến lúc nói về sự sụp đổ có hệ thống trên hành tinh. Và có ít thời gian hơn để ngăn chặn nguy cơ đó. Các mô hình toán học mới nhất về biến đổi khí hậu trái đất đã điều chỉnh đáng kể dự báo về sự gia tăng của nhiệt độ trung bình hàng năm vào cuối thế kỷ này. Theo đó, trái đất sẽ nóng lên tới hơn 5, đẩy hầu hết các loài vào bờ vực tuyệt chủng.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
1001 thắc mắc: Loài chuột đáng thương nào bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu đang càn quét nhiều loài sinh vật, đẩy chúng đến bến bờ diệt vong. Ngoài chuột, một số loài động vật tuyệt chủng hoặc gần như tuyệt chủng trong năm 2019, trong đó có ốc sên Hawaii Achatinella apexfulva.
Chuột Bramble Cay Melomys. Ảnh: Ms.
Mới đây, các nhà khoa học đã xác định được trường hợp thú tuyệt chủng đầu tiên, và đáng chú ý hơn đó lại là một loài chuột - một trong những sinh vật có khả năng thích nghi khủng khiếp nhất hành tinh.
Tuy nhiên, trước đó, các sinh vật tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu hiện nay mới chỉ có chim chóc, côn trùng và các loài thuỷ sinh vật, chứ chưa có loài thú nào.
Đã từng rất đông và... hung hãn
Cụ thể, đó là loài chuột Bramble Cay Melomys - một loài thú thuộc họ gặm nhấm, có kích cỡ tương đồng với những con chuột đồng cỡ nhỏ. Chúng là loài thú bản địa duy nhất quanh khu vực rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier, tại một hòn đảo giữa Queensland (Úc) và Papua New Guinea.
Loài chuột này từng rất đông và... hung hãn vào những năm 70 của thế kỷ trước. Nhưng chỉ vài thập kỷ sau đó, chúng đã bị liệt vào danh sách những loài thú đang gặp nguy hiểm.
Đến năm 2014, các chuyên gia đã thực hiện khảo sát trên toàn hòn đảo, bằng cách sử dụng bẫy, máy quay nhằm xác định số lượng chuột Bramble Cay trên đảo. Để rồi cuối cùng sau 2 năm, họ buộc phải đưa ra kết luận rằng loài chuột này đã chính thức tuyệt chủng.
Theo Luke Leung - chuyên gia thuộc ĐH Queensland (Úc), đồng tác giả nghiên cứu khẳng định, Úc đã mất thêm một loài thú nữa với một sự tự tin đáng kể. Nguyên nhân chính gây ra sự diệt vong của chuột Bramble Cay là do sự thay đổi về thuỷ triều và mực nước biển đang dần nhấn chìm hòn đảo.
Sự thay đổi mực nước biển là một trong những nguyên nhân chính góp phần hủy diệt đời sống của những sinh vật nhỏ. Tính đến tháng 3/2014, khu vực có thể sinh sống trên đảo đã thu hẹp đến mức kỷ lục. Các khu vực để loài chuột có thể trú ẩn, như hang đá, kẽ đá... dần biến mất.
Đất liền bị thu hẹp cũng khiến lượng thức ăn trở nên khan hiếm. Loài chuột này vốn chỉ ăn thực vật, nay còn phải cạnh tranh cùng rùa và chim biển. Và hệ quả thì ai cũng thấy rồi đó, Trái đất lại mất đi một loài thú nữa.
Video về loài chuột đã bị tuyệt chủng năm 2019:
Những loài động vật nào gần như biến mất trên Trái đất năm 2019?
Chim Bahama nuthatch hay Sitta pusilla insularis - loài chim nhỏ như chim sẻ thuộc họ Trèo cây (Sittidae), là loài có khả năng đã tuyệt chủng trong năm 2019. Trước siêu bão Dorian quét qua Bahamas hồi tháng 9, các nhà sinh vật học ước tính còn lại 2 cá thể chim Bahama nuthatch. Tuy nhiên, siêu bão cấp 5 đã tàn phá nơi ở của loài sinh vật bản địa này.
Ốc sên Hawaii Achatinella apexfulva, cá thể cuối cùng của loài này, một con ốc sên được đặt tên là "George" đã chết trong một bồn ở phòng thí nghiệm tại Hawaii, Mỹ trong ngày đầu năm 2019. Loài sinh vật này có khả năng đã tuyệt chủng - David Sischo - điều phối viên chương trình phòng chống tuyệt chủng ốc sên tại Sở Tài nguyên và Đất đai Hawaii cho biết.
Giống như nhiều loài ốc sên Hawaii bản địa, Achatinella apexfulva trên đà tuyệt chủng bởi nhiều thập kỷ trước, cơ quan nông nghiệp Hawaii đưa Rosy Wolfsnail - một loài ốc sên ngoại lai - nhằm tiêu diệt những loài sinh vật xâm lấn khác. Hệ quả không ngờ tới là loài ốc sên này đã tiêu diệt cả Achatinella apexfulva.
Cá thể tê giác Sumatra - Dicerorhinus sumatlingsis cuối cùng của Malaysia đã chết vì ung thư tháng 11 năm nay, đánh dấu sự biến mất của loài này tại một khu vực. "Đó là một nỗi hổ thẹn lớn" - Barney Long, Giám đốc bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu nói.
Đối mặt với việc mất môi trường sống, bị săn trộm, hiện còn chưa tới 80 cá thể tê giác Sumatra còn tồn tại hoang dã, chủ yếu là sống rải rác ở Indonesia.
Theo Tiền Phong
Vẻ đẹp huyền hoặc của loài chim quý có tên Phượng Hoàng Đất ở Tràng An Hiện tại, ở Tràng An (Ninh Bình), thi thoảng người ta vẫn bắt gặp hồng hoàng bay lượn trên núi. Hồng hoàng, còn gọi là phượng hoàng đất có tên khoa học Buceros bicornis, là một trong những loài chim mỏ sừng lớn. Chúng có trọng lượng từ 2,5 - 4kg, chiều dài toàn cơ thể từ 95 - 122cm, sải cánh rộng...