Tốc độ tăng ca Covid-19 nhanh gấp 17 lần so khởi phát
Chỉ trong 4 ngày thế giới ghi nhận thêm 100.000 ca bệnh, trong khi ban đầu cần 67 ngày để số ca tăng từ một đến 100.000, theo WHO.
Trong cuộc họp ở Geneva hôm 23/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra con số này và cảnh báo “Covid-19 đang ‘leo thang’”.
Xu hướng đại dịch lây lan ngày càng nhanh hơn, đặc biệt khi số người bệnh vượt quá 300.000.
“Đại dịch sẽ leo thang. Ban đầu, mất tới 67 ngày để số ca bệnh tăng từ một đến 100.000. 100.000 trường hợp tiếp theo xảy ra trong 11 ngày, còn hiện nay chỉ cần 4 ngày để tiếp tục ghi nhận thêm 100.000 bệnh nhân”, ông Tedros tuyên bố.
Song ông cũng nhấn mạnh “tình thế vẫn có thể được đảo ngược”.
WHO kêu gọi các quốc gia áp dụng “chiến lược xét nghiệm và theo dõi nghiêm ngặt”.
“Điều quan trọng nhất hiện tại là những gì chúng ta làm. Bạn không thể thắng một trận bóng chỉ bằng việc phòng thủ. Cần phải tấn công nữa”, Tổng giám đốc WHO phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Chủ tịch FIFA Gianni Infantino.
Video đang HOT
WHO yêu cầu người dân ở nhà và thực hiện các biện pháp “cách ly vật lý”. Đây được coi là cách thức quan trọng để làm chậm sự lây lan của virus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo tại thành phố Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: WHO
WHO khẳng định: “Để giành chiến thắng, chúng ta cần tấn công virus bằng nhiều chiến lược và mục tiêu cụ thể. Kiểm tra mọi trường hợp nghi nhiễm, cách ly và chăm sóc cho các ca bệnh đã xác nhận, tìm kiếm lộ trình di chuyển và cách ly cả những người tiếp xúc gần”.
Ông Tedros cảnh báo về tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân.
“Nhân viên y tế chỉ có thể chữa bệnh hiệu quả khi đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Ngay cả khi chúng tôi làm mọi điều đúng đắn, nếu không ưu tiên bảo vệ các y bác sĩ, nhiều bệnh nhân sẽ tử vong vì người điều trị của họ bị bệnh”, ông nói.
WHO đang làm việc với các đối tác để hợp lý hóa và ưu tiên sử dụng các thiết bị bảo hộ, giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung toàn cầu. Song các biện pháp đưa ra để làm chậm sự lây lan của virus có thể khiến tình trạng khan hiếm trở nên nghiêm trọng hơn.
Tính đến ngày 25/3, toàn thế giới có hơn 400.000 trường hợp dương tính với nCoV, khoảng 18.000 ca tử vong. Số người đã hồi phục 108.779. Trung Quốc vẫn là nước ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất. Song tâm dịch đã dần chuyển sang châu Âu và châu Mỹ, chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức…
Thục Linh
Số ca nhiễm ở Đức vượt quá 22.000 người, siết chặt quy định ứng phó
Đức hiện là nước có số ca nhiễm nhiều thứ ba ở châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha với 22.040 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và 83 trường hợp tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch từ người dân để xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại Gross-Gerau, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo số liệu cập nhật dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến 18h00 ngày 21/3 theo giờ địa phương, trên cả nước Đức đã ghi nhận 22.040 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới ( SARS-CoV-2) và 83 trường hợp tử vong.
Như vậy, Đức hiện là nước có số ca nhiễm nhiều thứ ba ở châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha.
Ba bang có số ca nhiễm virus nhiều nhất ở Đức là Nordrhein-Westfalen (6.740 ca, 24 ca tử vong), Baden-Wrttemberg (3.818 ca, 23 ca tử vong) và Bayern (3.695 ca, 21 ca tử vong) và. Hiện thủ đô Berlin có 868 ca nhiễm và một ca tử vong.
Số liệu ghi nhận của Đại học Johns Hopkins thường được cập nhật rất nhanh nhờ giao diện Bản đồ tương tác trực tuyến về sự lây lan của dịch COVID-19, trong khi số liệu từ Viện y tế Robert Koch (RKI) của Đức thường chậm hơn do quy trình tiếp nhận số liệu cần phải đi từ cơ sở (bác sỹ hoặc phòng xét nghiệm) lên các sở y tế, dữ liệu sau đó được tiếp tục chuyển lên giới chức y tế bang và từ đây được chuyển tới Viện RKI. Do vậy, truyền thông Đức thường lấy số liệu từ Đại học Johns Hopkins cho các bản tin cập nhật hàng ngày.
Về việc ứng phó dịch COVID-19 ở Đức, bang Bayern đã áp đặt tình trạng giới nghiêm bắt đầu từ ngày 21/3 và việc ra khỏi nhà phải có lý do hợp lệ, ngoại trừ đi làm (có giấy xác nhận của cơ quan, công ty), mua bán nhu yếu phẩm, gặp bác sỹ, chơi thể thao hoặc đi dạo (chỉ một mình hoặc với người sống cùng).
Trong khi đó, nhiều bang khác của Đức cũng đã áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt như đóng cửa nhà hàng, cấm tụ tập nhiều người ở nơi công cộng. Thủ đô Berlin từ chiều 21/3 đóng cửa các nhà hàng, cấm tụ tập trên 10 người; cấm bán hàng cho người ngoài tại các nhà ăn của các nhà máy, xí nghiệp,... (trừ mua mang đi).
Bang Baden-Wrttemberg cấm tụ tập tại nơi công cộng trên ba người, trừ trường hợp là gia đình. Bang Rheinland-Pfalz đóng cửa các nhà ăn và cấm tụ hội trên 5 người. Bang Niedersachsen đóng cửa các nhà hàng và quán càphê từ tối 21/3.
Bang Hessen (Hét-xen) cấm tụ hội trên năm người, trong khi bang Hamburg đóng cửa mọi nhà hàng, cấm tụ tập trên sáu người, trừ là người trong nhà hay nhóm làm việc.
Đặc biệt, một số thành phố ở bang Nordrhein-Westfalen (bị ảnh hưởng dịch nặng nhất) như Kln, Leverkusen, Dortmund và phố Bochum chỉ cho phép gặp mặt dưới hai người ở nơi công cộng, trừ là người trong gia đình hoặc sống cùng nhau. Các trường hợp vi phạm quy định sẽ bị phạt rất nặng./.
Xác định người nhiễm nCoV đầu tiên ở Trung Quốc Dữ liệu chính phủ Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên là một người đàn ông 55 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc, khởi phát bệnh ngày 17/11/2019. Từ người đầu tiên này, trong một tháng rưỡi cuối năm 2019, giới chức y tế xác định được ít nhất 266 bệnh nhân. Tất cả họ đều được theo dõi y tế. Từ...