Tóc đi biển chú ý!
Ai cũng biết nắng, gió, muối biển có thể gây tổn hại đến mái tóc nhưng ít eva nào lại có thể cưỡng lại sức hút của biển. Vậy là, sau khi đã thỏa thích vẫy vùng dưới làn nước mát các nàng mới thấy xót xa cho mái tóc của mình.
Tự tin đắm mình trong làn nước biển xanh, tận hưởng trọn vẹn những ngày hè thú vị mà vẫn giữ được mái tóc luôn khỏe đẹp, điều đó hoàn toàn có thể nếu bạn nắm được những mẹo nhỏ sau đây.
1. Làm ướt tóc trước khi xuống nước:
Đừng để tóc khô để xuống biển. Trước khi tắm, bạn hãy làm ướt tóc bằng nước máy, điều này sẽ phần nào giúp tóc chống chọi lại và nước biển không bị thấm quá nhiều vào tóc.
2. Bôi dầu xả hoặc kem ủ cho tóc trước khi tắm biển:
Bạn hãy bôi một chút dầu xả hoặc kem ủ vào tóc trước khi xuống biển. Các chất này sẽ tạo ra một lớp màn bảo vệ cực kỳ hiệu quả giúp tóc không tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
3. Gội đầu ngay sau khi tắm biển xong:
Hãy gội đầu ngay sau khi vừa tắm biển xong. Bởi vì nếu muối vẫn còn cho đến khi tóc khô thì chăc chắn tóc sẽ bị bết cứng và xơ xác. Tốt nhất nên gội 2 lần và xả kỹ để lấy sạch muối biển và các chất dơ khác từ nước biển bám vào tóc.
4. Đội mũ bơi:
Cách hiệu quả và đơn giản nhất là sử dụng mũ bơi để tắm biển. Chọn loại mũ chất liệu cao su, vừa vặn với đầu, như vậy có thể giúp tóc tránh tiếp xúc với nước biển.
Video đang HOT
5. Lựa chọn những bãi biển sạch:
Chọn những bãi biển có nước sạch sẽ, trong xanh giúp phần nào giúp hạn chế sự hư tổn cho tóc. Một bãi biển ô nhiễm chắc chắn sẽ biến mái tóc mượt mà của bạn trở nên xơ xác thảm hại.
6. Giờ tắm:
Ngoài nước biển, nắng và gió cũng là hai “kẻ thù” của mái tóc khi đi biển. Nếu muốn hạn chế sự tác động đến mái tóc thì bạn nên tắm vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát vì những lúc đó trời dịu mát, tóc của bạn sẽ đỡ phải tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mùa hè.
7. Phục hồi tóc sau khi đi biển:
Sau nhưng ngày rong chơi ở biển, dù tìm mọi cách để che chắn, bảo vệ nhưng mái tóc của bạn vẫn không thể nào tránh khỏi bị khô ráp, xơ xác. Bạn chớ lười biếng mà bỏ qua vì “bệnh” sẽ càng nặng thêm, dành một chút thời gian chăm sóc sẽ giúp lấy lại sức sống cho mái tóc.
Nếu không có thời gian để ủ tóc hoặc hấp dầu, đơn giản nhất là hãy luôn sử dụng dầu xả sau mỗi lần gội. Loại dầu xả có chứa dưỡng chất Ceramide giúp tăng cường “ sức khỏe” cho lớp vảy trên bề mặt sợi tóc nhằm chống lại các tác động bên ngoài và hạt Macadamia chứa nguồn dưỡng chất dồi dào sẽ giúp tóc ngày càng mềm mượt và óng ả hơn.
Theo PNO
Những thực phẩm nào có chứa iốt?
Tác dụng sinh lý của iốt trong cơ thể được thực hiện thông qua quá trình hợp thành các hoóc môn tuyến giáp. Hoóc môn tuyến giáp là loại hoóc môn quan trọng nhất trong cơ thể.
Tác dụng của iốt
1. Duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể (thực hiện phân giải vật chất, cung cấp các năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể)và sinh ra nhiệt (duy trì nhiệt độ cơ thể): Thiếu iốt sẽ làm giảm lượng hoóc-môn tuyến giáp tiết ra, gây tổn thương cho các hoạt động cơ bản để duy trì sự sống của cơ thể, đồng thời cũng làm suy giảm các chức năng cơ thể.
2. Thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể: Các hoóc-môn tuyến giáp khống chế quá trình phát triển hệ xương, giới tính, và cơ cũng như chiều cao của trẻ trong giai đoạn phát triển. Việc thiếu hụt hoóc môn tuyến giáp sẽ khiến cơ thể phát triển không bình thường.
3. Hỗ trợ phát triển trí não: Trong giai đoạn phát triển trí não nhất định của thai kỳ hay thời kỳ phát triển của trẻ nhỏ, nhất thiết phải dựa vào các hoóc môn tuyến giáp. Việc thiếu hụt hoóc-môn tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng cho quá trình phát triển trí não, về sau sẽ gây trở ngại cho sự phát triển trí tuệ.
Nếu qua giai đoạn đó mới bổ sung iốt chỉ có tác dụng giữ cho cơ thể phát triển bình thường, giúp tăng cường chức năng tuyến giáp vốn đã bị suy nhược, hồi phục chức năng cơ thể, cải thiện các hoạt động trí lực một cách gián tiếp.
Những thực phẩm có iốt
Hàm lượng iốt trong tảo bẹ cao nhất (khoảng 2000g (microgram)/kg tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800g/kg)
Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90g/kg), sau đó là các loại thịt. Cá nước ngọt có hàm lượng iốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thực vật có hàm lượng iốt thấp nhất.
Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng iốt càng ít. Hàm lượng iốt trong muối biển khoảng 20g/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2g iốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
Top 10 thực phẩm chứa iốt (và hàm lượng iốt/100g thực phẩmđó)
1.Tảo bẹ: 1mg
2.Tảo tía (khô): 1800 g
3.Rau chân vịt: 164g
4.Rau cần: 160g
5.Cá biển: 80g
6.Muối biển: 2g
7.Sơn dược: 14g
8.Muối ăn có iốt: 7600g
9.Cải thảo: 9.8g
10.Trứng gà: 9.7g
Lưuý: Không phải nạp càng nhiều iốt càng tốt. Quá nhiều iốt sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp. Với trẻ nhỏ, lượng iốt nhiều nhất là 800g/ngày, người lớn là 1000g/ngày. Hàm lượng iốt tiêu chuẩn từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150g/ngày, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50g/ngày.
Theo Dân Trí
Thật dễ để có một bộ ngực căng tròn Những biện pháp cực đơn giản, tiện lợi giúp chị em phụ nữ cải thiện tích cực khuôn ngực. Tắm muối Tắm muối có tác dụng tuyệt vời lên ngực. Pha muối biển vào nước theo tỷ lệ 100g muối trong 1 lít nước. Tắm 15 phút một lần mỗi tuần và bạn sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực: da trở nên...