Toát mồ hôi lách dao phẫu thuật cắt ung thư cho phụ nữ vòng eo 1,2 mét
Theo bác sĩ Tiến bệnh nhân bị ung thư tử cung và phải cắt tử cung, nạo vét hạch chậu hai bên nhưng do bệnh nhân quá mập nên các bác sĩ cũng “toát mồ hôi”.
Bệnh nhân sau mổ đang hồi phục tốt. Ảnh BSCC
Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM vừa phẫu thuật cho bệnh nhân T.T.T. (38 tuổi). Bác sĩ Tiến cho biết, bệnh nhân đã có gia đình và 1 con. Trước khi nhập viện 1 tháng, bệnh nhân thấy ra máu âm đạo bất thường. Bệnh nhân đến khám ở bệnh viện huyện và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Sau khi nhập khoa ngoại 1 và làm tất cả xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư nội mạc tử cung.
Theo phác đồ, điều trị đầu tay cho loại ung thư này là phẫu thuật, bao gồm: cắt tử cung và nạo hạch chậu 2 bên bình thường như bao bệnh nhân khác. Tuy nhiên đây là trường hợp ít gặp tại khoa ngoại 1 vì lý do bệnh nhân quá mập. Với chiều cao khoảng 1,5 mét nhưng cân nặng gần 100 kg (BMI: 42kg/m2, so với chỉ số BMI bình thường của người Việt Nam là 18,5 – 23).
Vòng bụng to kỷ lục 1,2 mét, khi phẫu thuật, bệnh nhân nằm trên bàn mỡ 2 bên hông bụng chảy xệ gần đụng bàn.
Trước khi mổ cho bệnh nhân này, các bác sĩ nhìn nhau: “Bệnh nhân như thế này làm sao mổ được đây? Không có dụng cụ chuyên dùng cho người béo phì và cắt được tử cung đã là khó, bệnh nhân còn phải nạo hạch chậu càng khó hơn”.
Video đang HOT
Các phẫu thuật viên phải đi qua lớp mỡ thành bụng khổng lồ và cuối cùng cũng cố lách được qua lớp mỡ đã phẫu thuật. Nếu không phẫu thuật được thì không còn biện pháp nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Bác sĩ Tiến cho biết, theo thống kê, ung thư nội mạc tử cung là căn bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ Mỹ. Tại Việt Nam, 70% ung thư nội mạc tử cung gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, 25% tiền mãn kinh và 5% trong độ tuổi sinh đẻ.
Ung thư nội mạc tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm nhưng nếu bệnh ở giai đoạn muộn có thể theo đường bạch huyết di căn đến hạch hoặc theo đường máu di căn đến các cơ quan khác như phổi, gan, não, xương… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em phụ nữ.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo cho các chị em phụ nữ là cần lắng nghe những thay đổi của cơ thể mình, nhất là khi bước vào giai đoạn mãn kinh hay có các yếu tố nguy cơ (béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, sử dụng tamoxifen, estrogen hay buồng trứng đa nang…) thì cần biết về các triệu chứng báo động của ung thư nội mạc tử cung (nhất là ra máu âm đạo bất thường) và mạnh dạn đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm.
Điều trị ung thư nội mạc tử cung chủ yếu là phẫu thuật. Nếu giai đoạn sớm phẫu thuật nội soi cắt tử cung và nạo hạch chậu rất nhẹ nhàng, ít đau, không thấy sẹo mổ, ít ra máu và xuất viện sớm (3-4 ngày). Giai đoạn trễ thì phẫu thuật sẽ tàn phá nhiều hơn.
Theo infonet
3 loại ung thư có thể chữa khỏi nếu tầm soát sớm
Phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng sẽ tăng hiệu quả điều trị, khả năng cao chữa khỏi hoàn toàn, tiết kiệm chi phí.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết mục đích của tầm soát ung thư là phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc bệnh lý ung thư ở giai đoạn sớm để can thiệp hiệu quả, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư. Cần đánh giá điều kiện tuổi, yếu tố nguy cơ mắc loại ung thư nào, tuân thủ theo các hướng dẫn tầm soát, có kiến thức cơ bản về những ung thư có thể tầm soát được.
Ung thư vú
Bệnh là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Cả nước có hơn 11.000 ca mắc bệnh và khoảng 4.500 ca tử vong mỗi năm.
Theo bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh, Trưởng Bộ môn Ung thư, Đại học Y dược TP HCM, phụ nữ sau 40-45 tuổi nên tham gia khám tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh hai năm một lần, để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hay ung thư vú. Từ đó giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh.
Phụ nữ nên tầm soát sớm ung thư vú giúp giảm nguy cơ mắc và tử vong. Ảnh: Shutterstock
Ung thư cổ tử cung
Việt Nam có khoảng 5.100 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong hằng năm do ung thư cổ tử cung. Bệnh đứng thứ hai về mức độ phổ biến ở nữ, sau ung thư vú.
Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết ung thư cổ tử cung nếu được tầm soát ở giai đoạn tiền ung thư sẽ có 100% cơ hội chữa khỏi, tỷ lệ này giảm dần theo giai đoạn bệnh.
Tầm soát sớm ở giai đoạn tiền ung thư giúp người bệnh giảm chi phí và thời gian điều trị bởi phương pháp điều trị đơn giản nhẹ nhàng, tỷ lệ tái phát thấp, đảm bảo duy trì khả năng sinh sản và chất lượng sống cho người bệnh.
Ung thư đại trực tràng
Năm 2018, Việt Nam có hơn 14.000 người mắc mới và hơn 7.000 ca tử vong vì ung thư đại trực tràng. Bệnh xếp hàng thứ 5 trong số những ung thư thường gặp ở cả nam và nữ.
Bác sĩ Phạm Công Khánh, Phó trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết tỷ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm rất thấp, chỉ từ 5-17%. Đa số người bệnh đến khám khi ung thư đã di căn xa nên tiên lượng xấu và thời gian gian sống trên 5 năm chỉ đạt 18-85% tùy giai đoạn.
Nếu phát hiện sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng những phương pháp ít xâm lấn, bảo tồn được đại trực tràng, tỉ lệ sống cao trên 90%. Điều trị sớm giúp phục hồi nhanh, tiết kiệm được thời gian, chi phí điều trị cho người bệnh, tỷ lệ tái phát thường dưới 1%.
Cẩm Anh
Theo VNE
Nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung nếu thuộc một trong những đối tượng sau Không chỉ ung thư nội mạc tử cung, nữ giới cũng có nguy cơ gặp phải những bệnh ung thư khác nên cần chủ động nhận biết bệnh từ sớm. Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư hình thành từ trong tế bào nội mạc tử cung (nơi bào thai phát triển). Vậy nhưng, rất ít người phát hiện ra...