Toát mồ hôi hột trả lễ đồng nghiệp vì…cưới
Tôi sắp lấy vợ, không giống như mấy thằng bạn của tôi, tôi không phải lo lắng việc lễ lạt nhà gái, mà điều tôi lo nhất là việc đối phó với dàn đồng nghiệp vừa đông vừa sành ăn ở cơ quan.
Hôm trước, mấy thằng độc thân sắp bị “trói cổ” chúng tôi có bữa bia gọi là “xả hơi lần cuối” ngồi tâm sự với nhau. Có thằng than trời rằng nhà gái bắt lễ này lễ khác, thủ tục này, thủ tục kia, có đứa thì kêu la cô dâu “đòi hỏi” nhiều quá… nhưng riêng tôi thì không, điều tôi lo lắng nhất lại là việc đối phó với cơ quan.
Cơ quan nơi tôi làm việc có lệ cái gì cũng ăn, một người đến kỳ được nâng lương thường xuyên cũng phải mời cả cơ quan ăn, được lĩnh tiền hỗ trợ cho công chức có mức lương tối thiểu dưới 2,34 mà chúng tôi vẫn hay đùa nhau là tiền hỗ trợ “xóa đói, giảm nghèo” cho công chức ấy thế mà cũng ăn, nghỉ phép xong lúc trả phép cũng ăn, sinh con cũng ăn mà cưới vợ thì càng phải ăn.
Tôi sắp cưới vợ, cả cơ quan vui mừng lắm, thằng “em út” cuối cùng cũng chịu cưới vợ để các anh, các chị được ăn cỗ, mà phải ăn cỗ cho xứng với cỗ. Cỗ ra mắt thì khỏi phải nói, ngoài cỗ ngọt tiêu tốn đến mấy triệu tiền quả, bánh rượu thì gồm cả cỗ mặn. Hoa quả thì đâu phải loại cây nhà lá vườn cho được, phải toàn loại ngoại nhập, nếu không ngoại nhập được thì ít cũng phải là bưởi da xanh loại 1. Kẹo bánh thì phải tiền trăm một gói chứ loại làng nhàng thế nào cũng bị chê.
Tôi cũng không muốn bày biện nhiều đến thế, nhưng tôi nhớ mấy năm trước khi tôi mới vào làm, anh Khánh cùng cơ quan lấy vợ, vì “qua loa” nên bị mọi người trong cơ quan nói đi, nói lại nhiều quá. Đến tận bây giờ, khi anh đã có con lớn tướng rồi, chuẩn bị có đứa thứ hai rồi mà mỗi khi mùa cưới đến là cơ quan tôi lại được dịp tụm năm, tụm bảy vào lôi chuyện cưới xin của anh Khánh ra như thể là câu chuyện đáng bị lên án nhất thế kỷ vậy, mà cơ quan là nơi mình xác định sẽ làm việc với nhau lâu dài, sẽ gắn bó cả đời, nếu cứ điều tiếng khó sống lắm. Tôi sợ bia miệng của đồng nghiệp cơ quan nên đành phải bậm môi, bậm lợi mà cố gắng “đáp ứng” yêu cầu của các anh, các chị.
Video đang HOT
Sau lễ ra mắt ăn ngọt tại cơ quan, còn phải mời cả cơ quan hơn hai chục người đi ăn hàng, mà ăn hàng có phải ăn đơn giản đâu, phải là nhà hàng to, sang, món ăn phải được đồng nghiệp duyệt trước bởi “mày ít kinh nghiệm, không biết chọn món để các anh các chị giúp”. Vậy là thực đơn độn lên thêm đến cả triệu một mâm, khiến tôi méo mặt, chưa kể lúc ăn còn cao hứng gọi thêm món này, kêu thêm đồ kia, nhà hàng được dịp cứ thế mà ghi, mà tiếp.
Ăn cưới thì khỏi phải nói, đồng nghiệp không thể ăn dưới ba bữa, bữa tối hôm trước, bữa chính hôm sau và bữa tối tổng kết. Tôi cũng phát hoảng với dàn đồng nghiệp sành ăn của cơ quan, thôi thì bữa tối hôm trước và bữa tối hôm sau không nói, nhà tự làm, tự nấu thì các vị không ý kiến, chứ cỗ chính các anh chị ai cũng đòi “nhảy vào”. Tôi phát sợ khi dự kiến đặt cỗ có triệu hai một mâm mà nhờ các anh chị tham gia, góp ý, cỗ cưới của chúng tôi độn lên đến hai triệu một mâm.
Ôi thôi, vì cỗ cưới độn lên mà nhà gái suýt chút nữa hủy hôn, nguyên nhân cũng chỉ vì cỗ cưới độn lên cao quá mà hai nhà tổ chức chung hơn tám chục mâm cỗ nhà gái sao chịu được. Bên nhà gái toàn người dễ tính, chỉ mong tốt cho đôi trẻ nên càng đơn giản, càng tốt, chẳng bù cho cơ quan tôi, toàn người đã sành ăn, đòi ăn ngon lại còn sẵn sàng chê bai bất cứ thứ gì họ cho là không xứng với tầm của họ. Cuối cùng, bên nhà trai phải xuống nước, hứa trả phần độn lên nên nhà gái mới đồng ý tiếp tục bàn chuyện cưới hỏi. Xong lễ cưới, tiền mừng cưới còn không đủ tiền trả lễ, chỉ được mỗi cái tiếng khen cỗ ngon.
Nào đã xong, cưới xin đâu đấy đến ngày đi làm tôi lại phải mua hoa quả, kẹo bánh xịn mang đến cơ quan mời tất cả mọi người vì “cảm ơn đã giúp đỡ trong thời gian nghỉ cưới vợ”. Mà tôi nói thật, giúp đỡ gì chứ, cưới vợ, nghỉ được đúng 3 ngày theo quy định, đi làm, việc của mình chồng đống lên bàn không ai giúp, lại phải lao vào làm đêm để giải quyết hết đống tồn đọng ấy. Biết là thế, nhưng nó đã là lệ, mà lệ thì khó thay đổi lắm. Nhưng được cái, lễ cưới của tôi không ai chê bai lấy nửa lời, còn thấy khen nức nở, thôi thì may còn được cái tiếng nên lễ cưới trọn vẹn, chứ nếu không điều ra tiếng vào tôi cũng đau đầu mà xin chuyển công tác mất.
Theo Emdep
Bi hài chuyện vợ thích "thả rông" sau sinh
Giờ đây, tôi ước ai dạy cho vợ tôi biết được việc người ta sinh ra chiếc áo ngực dành cho phụ nữ làm gì, chắc tôi sẽ cảm ơn lắm!
Hồi mới cưới tôi, nàng cũng kín đáo lắm, ở nhà áo hai dây, quần soóc đã là sexy hết cỡ rồi. Ấy vậy mà từ ngày mang bầu, rồi sinh con, thì cái thân nàng cứ như biến thành thân ai ấy, nàng chẳng còn tí tư duy kín đáo, che đậy gì nữa cả. Vợ tôi có thêm một sở thích mới là thả rông vòng một. Chính cái sự thoáng của nàng cũng làm tôi đầy phen đỏ mặt với bạn bè cũng như gia đình.
Sau sinh, vợ tôi tuyệt đối nói không với áo ngực, vì đơn giản do đang nuôi con nhỏ, vòng một trở nên "quá khổ" không thể ních vừa được loại nội y nào. Chuyện để vòng một tự do như là một lẽ tất nhiên, nàng bảo ai nuôi con cũng thế, con đòi, vạch áo lên là cho ti được ngay, đỡ vướng. Tôi cũng đã tìm mua cho nàng từ áo ngực dành cho bà bầu, cho con bú; khăn choàng cho con bú nơi công cộng... đủ cả nhưng nàng đều vứt một xó, nhất quyết: không, rách việc, lằng nhằng lắm!
Nhiều khi nàng cần mua đồ gì gấp cũng không thèm mặc áo trong mà cứ vô tư chạy ra ngoài. Đi cả tiếng đồng hồ rồi mới quay về và nhận ra là mình không mặc áo ngực. Tẽn tò một lúc rồi cô bảo "cái con ốc vặn xồ xề, ai thèm ngắm"
Nhà có khách mà vợ cứ thả rông như thường. Nàng vắt vẻo ngồi tiếp khách mà không để ý đến họ đang nhìn chằm chằm vào ngực mình. Khi được nhắc nàng còn chẳng ngần ngại, cho đó là cái đẹp, là thứ cần phô ra. Đứa ác mồm còn bảo: "Vợ chú thế này, thì chú em bảo anh trong tình trạng nào: cong hay thẳng?".
Đặc biệt, trong lần đầy tháng vừa rồi của cháu trai tôi, tôi được phen muốn độn thổ, không biết giấu mặt vào đâu
Vừa bước vào đến cửa, tôi đã thấy không khí gia đình u ám bất thường. Nhanh như cắt, tôi hiểu ngay vấn đề, hóa ra nàng lại mặc thiếu phụ tùng. Các cụ, bố mẹ, cô chú, ... mặt ai cũng tỏ vẻ không hài lòng, còn khách của bạn em tôi thì ngượng đến chín mặt, ai cũng tìm cớ để chuồn ra ngoài vườn. Nhưng vợ tôi hồn nhiên "tung tăng" chẳng hay biết gì. Bố ngồi được một lát rồi nói cả nhà cứ ăn, ông lên nghỉ.
Vợ cậu em nhanh nhẩu ra thì thầm vào tai vợ tôi: "Chị quên mặc áo lót".
- "Thằng Tí nó đòi bú, mặc vào vướng víu, không kịp là nó khóc loạn không dỗ được"
- "Nhưng đông người thế này, mọi người ngại lắm đó chị à".
- "Cô thật là quê mùa, kệ tôi nhé, tôi thích mặc thế nào là việc của tôi".
Bố tôi đã không ngại mà gọi tôi lên phòng rồi thuyết giảng cả một bài dài về sự nghiêm túc trong cách ăn mặc của vợ tôi, rồi đến việc giữ thể diện của nhà chồng, không quên nhắc tới việc em dâu tôi cũng cho con bú nhưng đâu "thông thoáng" như vợ tôi. Tôi có nói thế nào ông cũng không chấp nhận vì cho đó là sự thiếu tôn trọng mọi người đặc biệt là những người già cũng như anh em trai trong nhà.
Thật sự, đến nước này tôi không thể nào chịu được cái sở thích "thả rông" của vợ được nữa rồi. Thông thường, ở nhà thì tôi sẽ không ý kiến gì, nhưng mà ra ngoài đường, trước mặt bạn bè với người thân của tôi cô cũng không giữ ý. Giờ tôi ước ai dạy cho vợ tôi biết được việc người ta sinh ra chiếc áo ngực dành cho phụ nữ làm gì, chắc tôi sẽ cảm ơn lắm!
Theo Emdep
Khi người lớn cô đơn... Người ta càng lớn càng cảm thấy cô đơn. Chẳng phải bên cạnh mình rất nhiều người sao, phải chăng cuộc sống đang thiếu một mảnh ghép nào đó. Một ngày có nhiều chuyện buồn, thật buồn...Bỗng cảm thấy nhớ nhà, muốn hít thở không khí quen thuộc yên bình ở cái nơi mà mình gắn bó từ nhỏ đến lớn. Xa nhà...