Toàn văn Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc kiềm chế tại Biển Đông của Hạ viện Mỹ

Theo dõi VGT trên

Dưới đây là toàn văn Nghị quyết H.RES.714 (Quốc hội Mỹ khóa 113) vừa được Hạ viện Mỹ thông qua, đặc biệt kêu gọi Trung Quốc tự kiềm chế, tránh hành động khiêu khích, sai trái tại Biển Đông tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

“Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Mỹ đối với việc giải quyết một cách hợp tác và hòa bình các tranh chấp hàng hải và quyền tài phán trên Biển Đông và biển Hoa Đông theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được thế giới thừa nhận, tái khẳng định lợi ích thiết yếu của Mỹ đối với tự do hàng hải và việc sử dụng vùng biển và không phận ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đúng luật pháp quốc tế”.

Các nghị sỹ bảo trợ: Eni Faleomavaega, Steve Chabot, Ileana Ros – Lehtinen, Eliot Engel, Madeleine Bordallo.

NGHỊ QUYẾT

Xét rằng các vùng biển và vùng trời tại Châu Á – Thái Bình Dươngcó vai trò rất quan trọng đối với sự thịnh vượng, ổn định, an ninh của khu vực và thương mại quốc tế;

Xét rằng vùng biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bao gồm các tuyến đường biển thương mại và thông tin liên lạc quan trọng;

Xét rằng Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa; Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Xét rằng Mỹ không phải là một bên tranh chấp tại biển Hoa Đông và Biển Đông nhưng có lợi ích trong việc giải quyết ngoại giao hòa bình các tranh chấp chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, hàng không và thương mại, không cưỡng ép, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

Xét rằng năm 2002, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đồng ý với Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông và cam kết cùng xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả;

Xét rằng tuyên bố trên cam kết tất cả các bên có tranh chấp chủ quyền “tái khẳng định tôn trọng và bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế”; “giải quyết các tranh chấp chủ quyền và pháp lý bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực”.

Toàn văn Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc kiềm chế tại Biển Đông của Hạ viện Mỹ - Hình 1

Toàn văn Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc kiềm chế tại Biển Đông của Hạ viện Mỹ

Xét rằng kể từ thời điểm trên, căng thẳng tại các vùng biển và khu vực tranh chấp đã gia tăng;

Xét rằng tháng 9/2010, căng thẳng leo thang tại biển Hoa Đông gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) – nằm dưới sự quản lý hợp pháp của Nhật Bản, khi một tàu cá Trung Quốc cố tình đâm các tàu tuần tra của Cảnh sát biển Nhật Bản;

Xét rằng ngày 25/02/2011, một tàu khu trục thuộc Lực lượng Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã bắn đạn vào ba tàu cá của Philippines;

Xét rằng ngày 2/3/2011, chính quyền Philippines báo cáo rằng có hai tuần tra của Trung Quốc có chủ ý đâm một trong các tàu giám sát của Philippines.

Xét rằng ngày 26/5/2011, một tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam (Bình Minh) tại Biển Đông, trong vùng biển gần vịnh Cam Ranh thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;

Video đang HOT

Xét rằng ngày 31/5/2011, ba tàu quân sự của Trung Quốc dùng súng đe dọa đoàn thủy thủ của bốn tàu cá Việt Nam khi các tàu này đang khai thác cá tại vùng biển quần đảo Trường Sa;

Xét rằng ngày 9/6/2011, ba tàu của Trung Quốc gồm một tàu cá và hai tàu an ninh hàng hải đã vô hiệu hóa cáp của một tàu thăm dò khác của Việt Nam (Viking 2) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;

Xét rằng 22/7/2011, một tàu hải quân Ấn Độ khi đang di chuyển cách bờ biển Việt Nam khoảng 45 hải lý đã bị một tàu Trung Quốc cảnh báo việc vi phạm vùng biển của Trung Quốc;

Xét rằng tháng 4/2012, căng thẳng leo thang giữa Philippines và Trung Quốc đã dẫn đến sự đối đầu tại bãi cạn Scarborough;

Xét rằng tháng 6/2012, Việt Nam thông qua Luật Biển tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

Xét rằng tháng 6/2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua việc thiết lập thành phố Tam Sa nhằm quản lý các khu vực tại Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền;

Xét rằng tháng 7/2012, quan chức quân đội Trung Quốc tuyên bố sẽ thiết lập một đơn vị đồn trú Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại một quận mới của thành phố Tam Sa;

Xét rằng ngày 23/6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò dầu khí ở khu vực nằm trong 200 hải lý thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Xét rằng tháng 01/2013, một tàu hải quân Trung Quốc dùng radar ngắm bắn các tàu Nhật Bản tại vùng biển gần quần đảo Senkaku ở Biển Đông; và vào ngày 23/4/2013, tám tàu giám sát Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải cách quần đảo Senkaku 12 hải lý, gây leo thang căng thẳng tại khu vực;

Xét rằng ngày 9/5/2013, một vụ bắn chết người đã xảy ra khi đạn bắn từ một tàu tuần tra của Cảnh sát biển Philippines đã giết chết một ngư dân Đài Loan;

Xét rằng ngày 01/5/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ đặt giàn khoan Hai Yang Shi You 981 (HD – 981) tại vùng biển của Việt Nam và triển khai hơn 80 tàu hộ tống, bao gồm bảy tàu quân sự, hỗ trợ các hành động khiêu khích và nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực;

Xét rằng các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hai Yang Shi You 981 (HD – 981) đã đe dọa các tàu Cảnh sát biển Việt Nam, vi phạm Công ước về các quy định quốc tế chống va chạm trên biển, đâm va nhiều tàu Việt Nam và sử dụng trực thăng, vòi rồng cản trở các tàu Việt Nam;

Xét rằng ngày 5/5/2014, các tàu thuộc Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải của Trung Quốc (MSAC) thiết lập một vùng bảo vệ với phạm vi 3 hải lý xung quanh HD – 981;

Xét rằng các hoạt động của Trung Quốc nhằm hỗ trợ hoạt động giàn khoan HD – 981 của Trung Quốc là hoạt động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực;

Xét rằng các bên tranh chấp đã có các hoạt động lấn biến và xây dựng các kết cấu nổi trong khi các hoạt động này làm gia tăng căng thẳng giữa các bên tranh chấp;

Xét rằng ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương (không tham vấn trước với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia khác tại Châu Á – Thái Bình Dương) tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông;

Xét rằng Trung Quốc tuyên bố rằng tất cả các máy bay vào vùng ADIZ (kể cả khi không có ý định vào không phận lãnh thổ Trung Quốc) sẽ phải thông báo kế hoạch bay, duy trì liên lạc qua vô tuyến, và tuân theo các chỉ dẫn từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc hoặc sẽ đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”;

Xét rằng “các quy tắc can dự” được tuyên bố bởi Trung Quốc, bao gồm “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”, là vi phạm khái niệm “liên quan đến sự an toàn hàng không dân dụng” theo Công ước Chicago của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và đi ngược lại với các quy tắc quốc tế;

Xét rằng việc Trung Quốc công bố vùng ADIZ trên khu vực Đông Hải đã làm gia tăng tình trạng bất ổn và nguy hiểm trong khu vực Biển Đông Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương;

Xét rằng tự do hàng hải và việc sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được nêu rõ trong luật pháp quốc tế, không phải thứ do quốc gia này ban cho quốc gia khác;

Xét rằng Chính phủ Mỹ bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với tuyên bố đơn phương, khiêu khích, nguy hiểm, và gây bất ổn của Trung Quốc về việc thành lập ADIZ, bao gồm khả năng gây hiểu nhầm và tính toán sai đối với máy bay đang hoạt động hợp pháp trong không phận quốc tế;

Xét rằng tuyên bố của Trung Quốc về ADIZ ở biển Hoa Đông sẽ không thay đổi cách Chính phủ Mỹ tiến hành các hoạt động trong khu vực hoặc cam kết vững chắc của Mỹ đối với hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương;

Xét rằng chính phủ các nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia và Indonesia đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tuyên bố của Trung Quốc về ADIZ, coi đây là một động thái xâm phạm sự tự do của các chuyến bay trong không phận quốc tế và nhằm thay đổi nguyên trạng; có thể dẫn đến leo thang căng thẳng và gây ra những hậu quả tại biển Hoa Đông;

Xét rằng Chính phủ Mỹ không ủng hộ hành động đơn phương của bất kỳ bên nào nhằm thay đổi hiện trạng thông qua việc cưỡng ép, đe dọa, hoặc sử dụng lực lượng quân sự;

Xét rằng Chính phủ Mỹ quan ngại sâu sắc về hành động đơn phương của bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn quốc gia khác thực hiện quyền chủ quyền đối với các tài nguyên thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của họ bằng cách tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực trên mà không dựa trên cơ sở rõ ràng của luật quốc tế; tuyên bố của các đơn vị hành chính và quân sự ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông; việc áp dụng các quy định đánh bắt cá mới tại vùng tranh chấp gây căng thẳng trong khu vực;

Xét rằng luật pháp quốc tế là rất quan trọng để bảo vệ quyền và tự do của tất cả các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương;

Xét rằng Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành đàm phán nhằm giảm căng thẳng trên biển;

Xét rằng tháng 11/2014, Mỹ và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ không ràng buộc (MOU) về “các nguyên tắc hành xử trong các cuộc đối đầu trên không và trên biển”;

Xét rằng MOU hiện chỉ tập trung vào các hành xử trên biển và hai bên đã đồng ý hoàn thành thêm phần về đối đầu trên không trong năm 2015;

Xét rằng Mỹ hoan nghênh việc Nhật Bản và Trung Quốc trước cuộc gặp song phương tháng 11/2014, đã đạt được thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng về các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và “dần quay lại các cuộc đối thoại chính trị, ngoại giao và an ninh”; và

Xét rằng một nước Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và cư xử như một quốc gia có trách nhiệm quốc tế, tôn trọng các luật lệ, chuẩn mực và thể chế quốc tế sẽ tăng cường an ninh và hòa bình khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hạ viện quyết nghị:

(1) Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông, cam kết sẽ tiếp tục các nỗ lực để đảm bảo quá giải quyết một cách hòa bình, hợp tác những tranh chấp này;

(2) Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ về tự do hàng hải và hàng không; phản đối các hành động ép buộc, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực cản trở tự do hàng hải và hàng không trên khu vực biển và không phận quốc tế bằng các tàu dân sự hoặc quân sự, để thay đổi nguyên trạng hoặc làm mất ổn định khu vực Châu Á – Thái Bình Dương;

(3) Kêu gọi Trung Quốc kiềm chế không triển khai Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, đi ngược lại với tự do hàng không trong không phận quốc tế, và kiềm chế không tiến hành các hành động khiêu khích tương tự ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương;

(4) Kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các đồng minh và đối tác của Mỹ, và các bên tuyên bố chủ quyền giải quyết một cách hòa bình và công bằng những tranh chấp này thông qua việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

(5) Đề nghị hoàn thành sớm phần bổ sung về đối đầu trên không của Bản ghi nhớ không ràng buộc (MOU) giữa Mỹ và Trung Quốc về “các nguyên tắc hành xử trong các cuộc đối đầu trên không và trên biển” trong năm 2015;

(6) Ủng hộ việc Mỹ tiếp tục các hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực biển và không phận quốc tế trong khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông; và

(7) Khuyến khích Chính quyền Mỹ tiếp tục những nỗ lực củng cố quan hệ đối tác với các nước trong khu vực nhằm xây dựng nhận thức về tự do hàng hải và hàng không, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng các nguyên tắc chung của luật quốc tế.

Theo Biển Đông

Nghị sĩ Nga muốn trừng phạt một số "quốc gia tấn công"

Một số đại biểu Hạ viện Nga đã soạn thảo một kiến nghị xác định tất cả các nước trừng phạt Nga là "quốc gia tấn công" và ra lệnh trừng phạt trả đũa tự động chống lại các nước đó.

Nghị sĩ Nga muốn trừng phạt một số quốc gia tấn công - Hình 1

Dự luật được đưa ra Hạ viện với nhận xét tiêu cực từ chính phủ. Các chuyên gia của chính phủ nói rằng dự thảo này trái với một số luật đang hiện hành của Nga và Hiến pháp Nga. Định nghĩa "tấn công" sử dụng trong dự thảo này cũng khác với khái niệm được quốc tế chấp nhận trong các nghị quyết của HĐBA LHQ.

Kiến nghị về quốc gia tấn công được soạn thảo bởi 2 nghị sĩ đảng Nước Nga Thống nhất bảo thủ, vốn chiếm đa số trong quốc hội, và một nghị sĩ thuộc đảng dân túy - dân tộc LDPR.

Dự thảo này đã được đăng trên trang web chính thức của Duma Quốc gia. Dự thảo đề nghị trao cho chính phủ Nga quyền thiết lập và phê chuẩn danh sách "các quốc gia tấn công" - gồm những nước mà chính quyền đưa ra lệnh trừng phạt chống lại Nga, các công dân và công ty Nga.

Dự thảo cũng đề nghị, khi một nước bị đưa vào danh sách, tất cả các công dân, người cư trú lâu dài và công ty đăng ký ở nước đó sẽ tự động mất quyền sử dụng dịch vụ pháp lý, tư vấn kinh doanh và kiểm toán tài chính trên lãnh thổ Nga. Chính phủ Nga có thể bỏ một số lệnh trừng phạt hoặc đưa ra các biện pháp bổ sung với hoạt động kinh doanh của các công ty hoặc cá nhân đó nếu cần thiết.

Các nghị sĩ bảo trợ cho dự luật này nói rằng, luật nếu được đưa ra sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế của Nga và đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia. Nghị sĩ Evgeny Fyodorov của đảng Nước Nga thống Nhất được biết đến với những đề xuất tương tự trong năm nay. Tháng Sáu vừa qua, ông nói rằng Hạ viện Nga đang chuẩn bị một dự luật cấm các công ty nhà nước sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn Mỹ và các chi nhánh của họ. Trước đó ông gợi ý coi việc sử dụng các công ty kế toán Mỹ đểkiểm toán tài chính các tập đoàn nhà nước là việc bất hợp pháp.

Ngoài sự phản đối của chính phủ, dự thảo "quốc gia tấn công" cũng bị phản đối trong chính Duma Quốc gia. Phó Chủ tịch Ủy ban Luật pháp, nghị sĩ Vyacheslav Lysakov của đảng Nước Nga Thống nhất nói rằng các khái niệm trong dự thảo rất tương đối và đã bị chính trị hóa.

Tuy nhiên, ông Lysakov cũng đồng ý rằng, các nước có chính sách không thân thiện với Nga cần được xác định theo cách nào đó trong lĩnh vực pháp lý của Nga.

Mùa hè vừa qua, EU, Mỹ và một số đồng minh đã áp đặt trừng phạt kinh tế với một số quan chức cấp cao Nga và một số công ty lớn của Nga vì cáo buộc Nga giật dây quân ly khai ở miền đông Ukraina.

Đầu tháng Tám, Nga trả đũa bằng lệnh cấm nhập thịt, cá, pho mát, sữa, rau quả từ Australia, Canada, EU, Mỹ và Na Uy. Các nhà lãnh đạo Nga nói rằng Nga không sợ hãi lệnh trừng phạt và các nỗ lực gây sức ép với Nga sẽ không hiệu quả.

Theo M.Y/ RT

Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Các lãnh đạo công nghệ ủng hộ Trump hay Harris trong cuộc đua Tổng thống?
18:44:50 02/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Vụ 2 du khách Việt bị sát hại tại Mỹ: hung thủ bị kết tội giết người
11:24:53 01/11/2024
Tương phản Trump - Harris cuối chặng đua vào Nhà Trắng
11:43:57 01/11/2024
Siêu bão tấn công Đài Loan
12:45:35 01/11/2024

Tin đang nóng

Vị trí của Kỳ Duyên sau 3 ngày chinh chiến Miss Universe "sóng gió"
22:02:10 02/11/2024
Lấy gái lỡ thì, còn có 2 con riêng, tôi bị cả dòng họ kịch liệt phản đối, ai ngờ đêm tân hôn em cho tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác
19:27:36 02/11/2024
Han So Hee bị vạch mặt dối trá chỉ vì chi tiết về vợ chồng Hyun Bin - Son Ye Jin?
19:46:05 02/11/2024
Vừa về đến cổng, con gái tuổi hớn hở ra đón: 'Mẹ ơi, bố giấu cô nào ở trong tủ ấy, cả tiếng rồi chưa chịu ra'
19:20:31 02/11/2024
Câu hỏi Đường Lên Đỉnh Olympia hóc búa, "cậu bé Google" cũng phải "đứng hình"
19:19:54 02/11/2024
Ngày ra mắt nhà bạn trai, tôi chết điếng khi nhìn thấy gương mặt người mẹ của anh lại chính là...
19:02:40 02/11/2024
Tín hiệu đáng mừng của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024
22:50:35 02/11/2024
NSND Thu Huyền 20 năm hạnh phúc bên người chồng là giám đốc
20:21:38 02/11/2024

Tin mới nhất

Tây Ban Nha khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

19:55:07 02/11/2024
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Hello Kitty mang lại doanh thu 4 tỷ USD/năm

19:49:47 02/11/2024
Mặc dù nổi tiếng nhưng có rất ít thông tin về lai lịch của Hello Kitty. Hello Kitty, tên đầy đủ là Kitty White, sống cùng gia đình ở ngoại ô London và là một cô gái, không phải mèo như nhiều người vẫn tin và có một người chị song sinh l...

Tướng Ukraine thừa nhận tiền tuyến đang 'sụp đổ' trước những bước tiến của Nga

19:47:15 02/11/2024
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ xác nhận trong báo cáo mới nhất rằng lực lượng Nga đã đạt được những bước tiến có ý nghĩa về mặt chiến thuật dọc theo tuyến đầu trong những tuần gần đây.

Hàng trăm nghìn người Nhật Bản sơ tán do cảnh báo lũ lụt và sạt lở đất

19:45:47 02/11/2024
Các nhà dự báo cảnh báo khu vực miền Tây và Đông Nhật Bản hứng chịu mưa lớn và sạt lở đất trong hai ngày 2 - 3/11. Do ảnh hưởng của mưa, dịch vụ tàu cao tốc Shinkansen ở một số tuyến bị gián đoạn.

Liên hợp quốc kêu gọi quyên góp hơn 400 triệu USD giúp Nam Sudan tránh nạn đói

19:41:19 02/11/2024
Mạng lưới đường bộ hạn chế của đất nước này vốn không thể đi lại được khi mùa mưa lũ bắt đầu, đặc biệt là ở khu vực phía Đông và miền Trung, nơi tình trạng mất an ninh lương thực diễn ra gay gắt nhất.

Liên hợp quốc cảnh báo 'ngày tận thế' ở Bắc Gaza

19:34:21 02/11/2024
Trong khi đó, triển vọng ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas tại Gaza cũng như với lực lượng Hezbollah tại Liban tiếp tục mờ mịt khi ngày 1/11, Israel tiếp tục các cuộc không kích làm ít nhất 68 người thiệt mạng ở Gaza.

Bác đề nghị của tỷ phú Elon Musk liên quan vụ kiện tặng tiền cho cử tri

19:18:03 02/11/2024
Ông Elon Musk, 53 tuổi, cũng là chủ sở hữu của mạng xã hội X (trước đây là Twitter), đã đầu tư mạnh tay để kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa kể từ khi công khai ủng hộ cựu Tổng thống này vào tháng 7.

Serbia tuyên bố quốc tang tưởng niệm các nạn nhân vụ sập mái nhà ga

19:17:21 02/11/2024
Lực lượng cứu hộ và y tế, với sự tham gia của trên 80 người, cùng hai máy xúc cỡ lớn đã được huy động tới hiện trường để tìm kiếm các nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát.

Ông Trump hứa bổ nhiệm tỷ phú Elon Musk vào chức vụ có ảnh hưởng

19:01:08 02/11/2024
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nếu ông tái đắc cử, ông sẽ dành những vị trí có tầm ảnh hưởng trong chính phủ cho tỷ phú Elon Musk cũng như cựu đối thủ Robert F Kennedy Jr.

Ông Kim Jong-un lệnh hỗ trợ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine

18:53:19 02/11/2024
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh hỗ trợ toàn diện cho Nga trong hoạt động quân sự của Moscow.

Thành phố ở Trung Quốc chi tiền kết hôn lần đầu cho phụ nữ dưới 35 tuổi

18:52:47 02/11/2024
Ít nhất hai thành phố khác của Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp tương tự, với số tiền hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng mới cưới ở đây lên tới 1.000 nhân dân tệ,

Phi hành gia Apollo nêu lý do "chấm" ông Trump làm Tổng thống Mỹ

18:49:26 02/11/2024
Chúng ta cần một nhà lãnh đạo đã được chứng minh, một người nghiêm túc và chịu được thử thách cho vị trí Tổng thống Mỹ , Buzz Aldrin cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Hồng Vân thích thú khi gái xinh quyết 'cưa đổ' con trai chủ quán nhậu

Tv show

23:43:10 02/11/2024
Chương trình Vợ chồng son tập 538 khiến Hồng Vân cười không ngớt bởi hành trình yêu thú vị và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của cặp vợ chồng Nguyễn Thị Huyền (24 tuổi) và Trần Văn Tư (27 tuổi).

Khung hình chưa đến 0,5 giây trong Squid Game 2 có gì mà khiến MXH chấn động?

Phim châu á

23:27:42 02/11/2024
Nhân vật của nam tài tử xuất hiện trong phút 1:15 và chỉ thoáng qua chưa tới 0.5 giây đã trở thành chiếc hint to đùng gây chấn động cõi mạng.

Đại hội mỹ nhân đọ sắc nét căng: 1 mẹ bỉm hở bạo, Mai Ngô và 1 Hoa hậu "flex" dáng

Sao việt

23:20:26 02/11/2024
Tối 2/11, Chung kết The Next Gentleman (Quý Ông Hoàn Mỹ) diễn ra tại TP.HCM và thu hút sự chú ý của công chúng.

Bệnh tình của anh cả Running Man bị lợi dụng, cả showbiz phẫn nộ sục sôi

Sao châu á

22:56:27 02/11/2024
Lộ hồ sơ nói xấu toàn bộ showbiz không chừa 1 ai, ngay cả anh cả Running Man đang bị bệnh cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

Cãi HLV, Marcelo bị 'trừng phạt'

Sao thể thao

22:41:17 02/11/2024
Từ một ngôi sao sáng tỏa rạng tại sân Bernabeu, Marcelo giờ đây phải đối mặt với những khó khăn không ngờ tới tại Fluminense, đội bóng quê hương.

Ô nhiễm không khí ở mức cao: Làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Sức khỏe

22:04:50 02/11/2024
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, bụi PM2.5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Công an TP.HCM khởi tố 51 vụ án tai nạn giao thông trong 10 tháng

Pháp luật

21:41:24 02/11/2024
Trong 10 tháng đầu năm 2024, Công an TP.HCM đã khởi tố 51 vụ án với 40 bị can sau các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Mỹ Tâm bất bại trong showbiz Việt

Nhạc việt

21:22:54 02/11/2024
Ở địa hạt nữ ca sĩ, Mỹ Tâm là trường hợp hiếm hoi vượt qua vô số đối thủ trước, cùng và sau thế hệ để đạt được vị trí cao nhất, đồng thời giữ vững ngai vàng đến nay 26 năm.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

Tin nổi bật

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

Đời thực của diễn viên đóng vai tiểu tam đang bị phản ứng dữ dội trên sóng VTV

Hậu trường phim

20:07:29 02/11/2024
Hoàng Linh Chi gây chú ý với vai Thương trong phim Sao Kim bắn tim Sao Hỏa đang phát sóng trên VTV. Đây là nhân vật tiểu tam bị ném đá dữ dội vì độ trơ trẽn lên đến cực điểm.

G-Dragon không muốn lặp lại những khuôn mẫu cũ

Nhạc quốc tế

19:53:46 02/11/2024
Với việc phát hành đĩa đơn mới, G-Dragon nói anh đang trở lại với chính mình ngày thường - sau một thời gian dài nghỉ ngơi.